Đìu hiu “chợ người”

Hàng trăm “thợ đụng” ở các “chợ người” tại Hà Nội ai thuê gì làm đó, miễn là có tiền nhưng năm nay, dù giáp Tết, họ vẫn không dễ kiếm được việc...

 

 

 

 

 

 

Đìu hiu “chợ người”

Hà Nội những ngày đông, mưa phùn và rét mướt. 0 giờ, tôi khoác vội chiếc áo ấm, đội mũ len, rảo bước tới chợ đầu mối rau củ quả Long Biên. Lúc này, chợ đã tấp nập người mua bán. Theo Ban Quản lý chợ Long Biên, ở đây có khoảng 500 người làm nghề bốc vác, gánh hàng thuê.

Sống về đêm

Ngay dốc cổng chợ Long Biên, một người đàn ông nhễ nhại mồ hôi cúi gập người, oằn mình cố kéo chiếc xe hàng nặng lặc lè. Bỗng “rầm!”, hơn 10 thùng hàng đổ uỵch, trái cây lăn lóc khắp đường. “Làm ăn kiểu gì thế, hỏng hết đồ của người ta rồi, còn bán buôn được gì?” - người đàn bà chủ hàng theo sau cất giọng quát tháo ầm ĩ. Người đàn ông lí nhí phân trần rồi quay sang bà vợ và anh con trai chừng 20 tuổi đang lúi húi nhặt lại những quả cam, mắng: “Đã bảo lấy đà đẩy thật mạnh mà chẳng nghe! Người ta mà trừ tiền công thì lấy gì ăn?”.

Đìu hiu “chợ người”, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cho nguoi, cho ban suc lao dong, nghe boc vac, don nha cua, giap tet, cho dau moi,, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Một nhóm “thợ đụng” mòn mỏi chờ việc ở Hà Nội

Sau khi gia đình ấy kéo được xe hàng và bốc lên chiếc ô tô tải ở góc chợ, tôi đến hỏi thăm thì được biết người đàn ông tên Luân, quê huyện Ân Thi - Hưng Yên, lên chợ Long Biên làm “thợ đụng” được 5 năm nay. “Gia đình tôi thuê nhà ở dưới bãi sông Hồng. Mỗi đêm, bình thường thì cả nhà cũng kiếm được hơn 200.000 đồng nhưng dạo này đói kém lắm” - ông buồn bã.

Đêm Hà Nội trời rét buốt, những lao động tự do ở “chợ người” tại đây vẫn phong phanh, cần mẫn đợi hàng về. Nhiều ánh mắt mệt mỏi, đăm chiêu gắng gượng trong đêm khuya. Khi tôi giơ máy ảnh định chụp, một phụ nữ vội quay mặt đi chỗ khác, xua tay: “Có đẹp đẽ gì đâu mà chụp”.

Trò chuyện một hồi, chị cho biết tên Hải, quê Thanh Hóa. “Chụp ảnh đăng báo nhỡ con cái tôi ở quê biết, chúng lại xấu hổ với bạn bè. Từ ngày chồng mất cách đây 3 năm, một nách 4 đứa con, tôi phải gửi ông bà nội rồi lên đây kiếm sống. Đêm nào có việc, tôi cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Tằn tiện tiền trọ, tiền ăn thì cũng có dư chút đỉnh gửi về nuôi con nhưng dạo này ế ẩm lắm” - chị than thở.

4 giờ. Mưa vẫn rơi nặng hạt. Hết hàng, nhiều “thợ đụng” lục đục lê bước về chỗ trọ sau một đêm vất vả. “Phố thị ngày càng khó sống, nhiều người đành trở lại quê nhà, phó mặc cái nghèo đeo bám” - ông Luân bộc bạch.

Đìu hiu “chợ người”, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cho nguoi, cho ban suc lao dong, nghe boc vac, don nha cua, giap tet, cho dau moi,, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Một nhóm “thợ đụng” chờ việc ở Hà Nội

Ế chỏng chơ

Trọn buổi sáng đứng chờ việc ở vườn hoa Hà Đông - Hà Nội, một nhóm “thợ đụng” hàng chục người quê ở huyện Giao Thủy - Nam Định vẫn không có người thuê. “Cả tuần nay, chúng tôi cứ ra đây ngồi thế này rồi lại về mà chẳng có ai gọi làm gì” - một người đứng tuổi tên Đoàn rầu rĩ.

Trưa, tôi về dùng bữa cơm cùng họ ở khu nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp ở xóm 2, phường Hà Cầu, quận Hà Đông. Một anh tên Phán dẫn tôi vào căn phòng rộng khoảng 8m2. “Phòng thế này mà 5 người ở đấy. Cái phản bên kia là vợ chồng chị gái tôi nằm, còn phản này là chỗ ngủ của tôi và 2 đứa cháu. Mùa hè thì chật chứ lạnh thế này, nằm ấm lắm” - anh hóm hỉnh.

Bữa ăn trưa có bát canh dưa chua nấu cá trôi, cải bắp xào cà chua. Tôi thắc mắc: “Chẳng có việc làm mà ăn “sang” thế?”. “Hôm nay có khách nên anh em cải thiện tí. Chẳng mấy khi chú tới đây” - anh Phán niềm nở.

Bên mâm cơm, chuyện đời cứ chảy tràn. Nhóm “thợ đụng” Giao Thủy cho biết làm nghề này cũng có ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng nhưng nhiều khi cả tuần chẳng bói ra cắc bạc. Nhóm của ông Đoàn, anh Phán có khoảng 50 người cùng quê Giao Thủy, lên khu vườn hoa Hà Đông gần 10 năm nay, thuê chung dãy trọ ở phường Hà Cầu, cứ 5 người chung một phòng bé tẹo, 1,5 triệu đồng/tháng. “Ai ới gì làm nấy, “nhạc” nào tụi này cũng “nhảy” được. Bởi thế, người ta mới gọi tụi tôi là “thợ đụng” - một anh tên Chính giải thích.

Bữa cơm đang ăn dở bỗng điện thoại của Chính réo vang. Anh nghe xong, quay sang vợ, hồ hởi: “Có việc cho bà đây, đi lau nhà ở khu Thanh Bình. Họ cần 2 người, số điện thoại đây. Bà kêu thêm con Hảo rồi chị em đi đi. Tiền công 150.000 đồng, nhà 2 tầng. Nhanh lên, kẻo chủ nhà chờ lâu không thấy đến, họ lại gọi người khác mất”.

Đang ăn, anh Chính bỗng buông chén, bảo tôi: “Chú thông cảm, cứ ngồi chơi nhé, anh phải chạy ra “công ty” đã, xem có khách không”. Tôi không khỏi bật cười khi nghe Chính giải thích “công ty” của các anh là lề đường Trần Phú ở vườn hoa Hà Đông. “Việc ngày càng ít mà “thợ đụng” ngày càng đông nên nếu có việc thì cứ phải san sẻ cho nhau. Mình có miếng cơm thì anh em cũng phải có tí cháo” - anh Phán “triết lý”.

Những năm trước, dịp cận Tết, hàng hóa và công việc nhiều, mỗi “thợ đụng” siêng năng có thể kiếm được vài triệu đồng/tháng. “Giờ thì mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn đồng đã khó. Đến “công ty”, cả ngày chúng tôi cứ ngồi nhìn nhau” - ông Đoàn chua chát.

Ráo mồ hôi là hết tiền!

Cách vườn hoa Hà Đông không xa, trên đường Nguyễn Trãi, tôi cũng bắt gặp những ánh mắt khắc khoải, mệt mỏi của những lao động ở “chợ người” gần cổng chợ Phùng Khoang, huyện Từ Liêm.

Đìu hiu “chợ người”, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cho nguoi, cho ban suc lao dong, nghe boc vac, don nha cua, giap tet, cho dau moi,, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Ông Khánh và những lao động tự do khắc khoải chờ việc gần cổng chợ Phùng Khoang

“Mấy ngày nay, tụi tôi cứ ngồi ngáp vặt, chẳng ai thuê làm gì cả. Hơn 20 năm từ Nam Định lên Hà Nội, chúng tôi  như con chim đi kiếm mồi, kiếm được nhiều thì con no, ít thì con đói. Cái nghề này nó bạc, ráo mồ hôi là hết tiền” - một người tên Khánh cám cảnh.

 

Theo Văn Duẩn (Người Lao Động)

 

Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc

 

Nếu các chủ vườn địa lan “khóc ròng” vì lan nở sớm, thì người trồng lily, lay ơn phấn khởi bán giá cao, còn người làm cúc đang thấp thỏm chờ giá.

“Nữ hoàng” cũng khóc

Nếu chọn một loại hoa tết đặc trưng của xứ hoa Đà Lạt có thể sánh với hoa đào phía Bắc, hoa mai ở phương Nam, thì đó chính là địa lan. Đây là loài hoa quý phái, được ví như là “nữ hoàng của các loài hoa”. Không phải đến thời điểm này mà cách đây vài tuần, người trồng địa lan Đà Lạt đã biết được số phận của vụ hoa tết năm nay thê thảm thế nào. Do năm nhuận và có nhiều đợt nắng nóng nên một lượng lớn địa lan nở sớm, nhà vườn ngậm đắng nuốt cay cắt cành bán với giá chỉ bằng một phần mười giá hoa tết.

Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc, Tin tức trong ngày, hoa tet, hoa da lat, hoa da lat tet, vuon hoa tet, mua hoa tet, hoc cuc, hoa lay on, gio hoa tet, cam hoa tet, hoa lily, hoa dia lan, hoa dep, hoa quy, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Người trồng địa lan kém vui

Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc, Tin tức trong ngày, hoa tet, hoa da lat, hoa da lat tet, vuon hoa tet, mua hoa tet, hoc cuc, hoa lay on, gio hoa tet, cam hoa tet, hoa lily, hoa dia lan, hoa dep, hoa quy, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Người trồng lay ơn “trúng quả” 3 vụ tết liền

Tại vườn lan Anh Quỳnh - một vườn địa lan thuộc hạng “đại gia” trên đường Vạn Kiếp, thành phố Đà Lạt - không khí trầm lắng hơn hẳn mọi năm. Ông Đoàn Văn Quỳnh (chủ vườn) cho biết, năm nào vườn cũng chuẩn bị hơn ngàn chậu với khoảng trên dưới 4.000 cành lan cho thị trường tết. Nhưng năm nay, một lượng lớn bỗng nhiên đẻ nhánh chứ không trổ vòi để ra hoa, một số khác lại đua nhau nở trước tết cả tháng trời, chỉ còn khoảng 1.000 cành bán tết.

Dạo một vòng qua nhiều vườn lan có tiếng khác tại Đà Lạt cũng gặp cảnh tương tự. Không những khan hàng, kém sắc mà cái quy luật “mất mùa được giá” cũng không xảy ra. Đến thời điểm này, giá địa lan vẫn chỉ sàn sàn mức năm ngoái. Các loại giống mới như: cam lửa, vàng SJC, vàng FX750 có giá từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/cành; tốp sau như: xanh Úc, vàng mít giá khoảng 700 – 800 ngàn/cành; còn những loại địa lan giống cũ như: tím hột, vàng ba râu, xanh ngọc… chỉ có giá 350 – 400 ngàn đồng/cành.

Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc, Tin tức trong ngày, hoa tet, hoa da lat, hoa da lat tet, vuon hoa tet, mua hoa tet, hoc cuc, hoa lay on, gio hoa tet, cam hoa tet, hoa lily, hoa dia lan, hoa dep, hoa quy, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Không khí khẩn trương đóng hoa đi Hà Nội

Lily, lay ơn trúng lớn

Trái ngược với địa lan, hai loại hoa cắt cành đặc trưng của Đà Lạt là layơn và lily đang được giá. Về vùng chuyên canh layơn Định An (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng) đúng vào thời điểm thương lái đang gom hàng chuyển ra thị trường Hà Nội (từ 16 – 20 tháng Chạp), ở đâu cũng gặp cảnh tấp nập thu gom, vận chuyển, phân loại, đóng gói layơn chuyển lên kho lạnh. Ông Nguyễn Văn Trung, chủ vựa layơn Lai Ka, cho biết, do đường sá vận chuyển xa xôi nên thời điểm này đã phải đóng hàng đi Hà Nội. Sau khi phân loại, đóng gói xong, hoa được cho lên xe container bảo quản bằng cách xếp một lớp đá lạnh, một lớp hoa. Theo ông Trung, cách làm này có thể giữ hoa tươi được cả nửa tháng. Riêng hoa bán tại thị trường TP.HCM, đến khoảng 26 tháng Chạp mới đóng hàng, nên không cần bảo quản bằng kho lạnh.

Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc, Tin tức trong ngày, hoa tet, hoa da lat, hoa da lat tet, vuon hoa tet, mua hoa tet, hoc cuc, hoa lay on, gio hoa tet, cam hoa tet, hoa lily, hoa dia lan, hoa dep, hoa quy, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Cùng với lay ơn, người trồng lily cũng trúng quả

Ông Hoàng Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Hiệp An, phấn khởi thông tin: Năm nay, toàn xã có trên 200ha layơn tết và với tình hình giá cả hiện tại, người trồng layơn trúng vụ hoa tết thứ 3 liên tiếp. Theo khảo sát, hiện giá layơn đóng đi Hà Nội đang ở mức 3.000 – 3.500 đồng/cành (loại đỏ mập, đỏ tai vuông), 2.500 – 2.800 đồng/cành (các giống cũ), cao hơn năm ngoái khoảng 30%.

Đối với lily, sau vụ hoa tết Nhâm Thìn thảm bại, năm nay nông dân Đà Lạt có niềm vui được giá. Chị Nguyễn Mai Anh, chủ vườn lily Mai Anh tại Thái Phiên (phường 12, thành phố Đà Lạt) cho biết, hiện toàn bộ 8.000 cành lily của gia đình bà đã được thương lái đặt mua với giá từ 30.000 đến 40.000 đồng/cành tùy loại, cao hơn năm ngoái khoảng 5.000 đồng/cành. Điểm khác biệt là năm nay không những thương lái TP.HCM mà cả từ Hà Nội cũng vào Đà Lạt lùng mua lily với số lượng lớn. Sở dĩ hoa lily giá cao là vì năm ngoái rớt giá thê thảm, nhiều nông dân nản lòng, chuyển sang trồng các loại hoa khác nên sản lượng lily giảm.

Hoa tết Đà Lạt: Kẻ cười, người khóc, Tin tức trong ngày, hoa tet, hoa da lat, hoa da lat tet, vuon hoa tet, mua hoa tet, hoc cuc, hoa lay on, gio hoa tet, cam hoa tet, hoa lily, hoa dia lan, hoa dep, hoa quy, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Còn người trồng cúc thì đang thấp thỏm chờ giá

Thấp thỏm chờ giá cúc

Trong khi các loại hoa khác đã cơ bản định hình mức giá, đến thời điểm này, người làm cúc tết vẫn thấp thỏm chờ giá. Đến làng hoa Thái Phiên (phường 12, thành phố Đà Lạt), không khí chăm sóc hoa tết vẫn rất khẩn trương, nhưng tâm trạng người trồng hoa đang rất bồn chồn. Ông Lê Oa, một người làm hoa lâu năm tại đây, cho biết, những năm trước, cứ qua Rằm tháng Chạp là nhiều mối đến đặt mua hoa. Năm nay đã sắp đến ngày thu hoạch mà thương lái chỉ lác đác xem hàng và rất ít người đặt mua trước.

Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, ông Hồ Ngọc Dinh, cho biết, năm nay làng hoa Thái Phiên chuẩn bị 50ha hoa cúc cho thị trường TPHCM, Hà Nội và miền Trung. Tuy nhiên, dự báo sức tiêu thụ hoa cúc Đà Lạt năm nay sẽ không mạnh, do thời tiết nhiều vùng miền khác trong nước thuận lợi, có thể trồng được hoa.

Thanh Sơn (Khampha.vn)