Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở ba thành phố

kinh tế suy thoái cũng là nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập thêm nghiêm trọng, mà cụ thể là ngành du lịch của nước này vẫn chưa phục hồi, trong khi phần lớn đầu tư nước ngoài bị trì hoãn và thâm hụt ngân sách đang ở mức tương đương 10% GDP.

 

Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở ba thành phố

Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi tối 27.1 (giờ địa phương, tức rạng sáng nay 28.1 theo giờ VN) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng một tháng ở ba thành phố Suez, Ismailia và Port Said (cùng ở phía bắc), theo AFP.

Theo quyết định này, trong thời gian này, hằng ngày, chính quyền địa phương cũng sẽ áp dụng thời gian giới nghiêm từ 21 giờ tối đến 6 giờ sáng của ngày hôm sau.

Ai Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 3 thành phố
Hai năm sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ, Ai Cập vẫn còn bất ổn - Ảnh: AFP

Quyết định này được đưa ra sau khi bạo loạn bùng phát tại Ai Cập kể từ ngày 25.1, nhân “kỷ niệm” hai năm phong trào chống đối chính phủ từng làm Tổng thống Ai Cập khi đó là ông Hosni Mubarak phải ra đi.

Đặc biệt, tại thành phố Port Said, tình hình rất bất ổn sau khi 21 cổ động viên của đội bóng địa phương Al-Masry bị tòa tuyên án tử hình vào ngày 26.1. Tính đến ngày 28.1, các vụ đụng độ giữa thân nhân những người này với cảnh sát trong dịp cuối tuần qua đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng và 467 người khác bị thương.

Từ ngày 26.1, quân đội đã được điều đến các thành phố Port Said và Suez để bảo vệ những khu vực quan trọng như nhà máy điện, nhà tù, trạm bơm nước, ngân hàng và các tòa nhà công sở. Cả hai thành phố này đều nằm ở vị trí chiến lược của kênh đào Suez, vốn được xem là “huyết mạch” kinh tế của Ai Cập với 3.500 lượt tàu chở dầu đi qua hằng năm, theo AFP.

Tình trạng bất ổn những ngày qua tiếp tục cho thấy khủng hoảng chính trị vẫn còn rất “nóng” tại Ai Cập. Từ giữa tháng 11.2012, nhiều cuộc biểu tình chống Tổng thống Mohamed Morsi cùng Hiến pháp mới cũng kết thúc trong bạo loạn.

Lần này, phe đối lập, đứng đầu là đảng Mặt trận Cứu quốc (NSF) tiếp tục nhân ngày “kỷ niệm” để kêu gọi phản đối.

NSF nhận định kết quả phong trào biểu tình cách đây hai năm chỉ là "con số không" vì lực lượng Huynh đệ Hồi giáo của ông Mursi đang có ảnh hưởng quá lớn tại chính trường Ai Cập nhờ bản Hiến pháp mới.

Trước đó, phe đối lập từng đe dọa tẩy chay kỳ tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào tháng 4.2013 nếu Cairo không tổ chức chỉnh sửa lại văn bản này (tức Hiến pháp - PV).

Bên cạnh đó, theo tờ Les Echos, kinh tế suy thoái cũng là nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập thêm nghiêm trọng, mà cụ thể là ngành du lịch của nước này vẫn chưa phục hồi, trong khi phần lớn đầu tư nước ngoài bị trì hoãn và thâm hụt ngân sách đang ở mức tương đương 10% GDP.

65 triệu một chậu lan, 70 triệu một gốc đào

Dường như kinh tế suy thoái không làm giới nhà giàu “ngại” mở ví sắm cây cảnh sang, chảnh chơi Tết.

Thời kỳ bão giá có thể khiến bạn nghĩ rằng các đại gia sẽ “ngại” mở ví tiền sắm những món đồ chơi Tết đắt đỏ. Tuy nhiên, đến làng đào Nhật Tân, chợ hoa Quảng Bá của Hà Nội những ngày này, chứng kiến nhịp mua bán đào, lan giá “khủng” vô cùng sôi động, chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại.

“Đặc sản” đào Thất thốn

Mặc cho thời tiết mưa phùn buốt lạnh, vườn đào thất thốn của ông Lê Hàm (Nhật Tân, Hà Nội) dịp cuối tuần vẫn nhộn nhịp khách đến thăm thú, hỏi mua đào Thất thốn. Trong mắt những người mù mờ về đào, có lẽ đào thất thốn chỉ giống như một cành củi mục cắm vào chậu cảnh. Cái thân xù xì, rêu mốc, cành hiếm cả hoa lẫn lá của loại đào này dễ tạo cảm giác buồn tẻ, thiếu sức sống.

Tuy nhiên, đối với dân sành chơi đào chốn Hà thành, đào Thất thôn được xếp vào loại đào “đặc sản”, nổi tiếng cả về độ độc lẫn độ đắt đỏ. Ngay trong vườn của ông Lê Hàm, tất cả những gốc đào bích gốc to, thế đẹp, dáng chuẩn, hoa nở rực rỡ đều có giá thua xa giá của một cây đào Thất thốn “xấu xí”, nằm ảm đảm ngay phía đầu cổng vào vườn.

Cây đào thất thốn được định giá 50 triệu nhưng ông Lê Hàm không bán

Cây đào thất thốn được định giá 50 triệu nhưng ông Lê Hàm không bán

Lý giải cái tên lạ của đào thất thốn, ông Lê Hàm cho biết: “Thất là 7, thốn là một đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể con người, rất phổ biến trong Đông y. Gọi là đào thất thốn là bởi cứ cách đều đặn 7 thốn, thân hay cành cây này lại phân nhánh”.

Ngoài ra, sự khác biệt tạo nên “đẳng cấp” của đào thất thốn so với đào thường là vẻ rắn rỏi của cây, của lá và sắc thắm rất đặc trưng của những cánh hoa.

Vườn đào của ông Lê Hàm có khoảng 60 -70 gốc đào Thất thốn. Năm nay, mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng giá đào Thất thốn dường như vẫn chẳng hề bị tác động. Những cây thất Thốn nhỏ nhất cũng có giá trên dưới chục triệu đồng. Cây đào thất thốn “đỉnh” nhất trong vườn nhà ông Lê Hàm đã được khách đặt giá 70 triệu đồng, sẽ chờ đến ngày Táo Quân tới chở về.

Bên cạnh món “đặc sản” đào Thất thốn, thú chơi đào sang trưng Tết của giới nhà giàu Hà Nội còn tập trung vào những gốc đào cổ, đào thế đẹp hay những cành đào rừng to ấn tượng.

Sáng 27/1, theo chân một vài đại gia đi sắm đào ở Nhật Tân, có thể thấy giá của những gốc đào bích đẹp có thể được “hét” từ 18 -30 triệu đồng/cây. Giá thuê và mua chỉ chênh nhau khoảng 3 triệu đồng. Trong khi đó, giá của cành đào rừng “khủng” nhất chợ Quảng Bá đang được ghi nhận ở mức 20 triệu đồng.

“Ngất ngưởng” giá lan hồ điệp

Lan hồ điệp chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, đang được bày bán rất nhiều tại chợ hoa Quảng An (Hà Nội) với giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của khá nhiều khách “sộp”.

Chậu lan hồ điệp có giá 65 triệu đồng

Chậu lan hồ điệp có giá 65 triệu đồng

Theo nhân viên bán hàng tại siêu thị hoa Anh Trí (Quảng Bá, Hà Nội) cho biết, lan hồ điệp có bông to, cánh dày, màu sắc hoàn hảo toát lên vẻ sang trọng nên rất được lòng các đại gia.

Bên cạnh đó, lan hồ điệp cũng rất bền, có thể chơi lâu tới hơn 2 tháng. Giá các loại lan hồ điệp chạy từ 600 – 800 nghìn đồng/cành, cao nhất có thể cán mốc 1,5 triệu đồng/cành.

Đa phần lan hồ điệp được cắm chậu sẵn để bán. Giá một chậu lan hồ điệp phụ thuộc vào số lượng cành, màu sắc hoa, cành to hay nhỏ. Các cửa hàng hoa, siêu thị hoa ở Quảng An bày bán không ít những chậu lan hồ điệp “khủng”, có giá lên tới 20 triệu đồng, 28 triệu đồng, 35 triệu đồng, thậm chí là 65 triệu đồng.

So với lan hồ điệp, địa lan cũng được nhập từ Trung Quốc nhưng có giá mềm hơn khá nhiều. Phổ biến ở chợ Quảng An là địa lan màu vàng, có giá khoảng 300.000 – 450.000 đồng/cành. Một chậu địa lan tầm cỡ nhất cũng chỉ có giá khoảng 9,5 triệu đồng. Đa phần những chậu lan này đều được khách hàng đặt trước và chờ tới ngày cận Tết mới chuyển về.

Theo những người bán lan ở chợ Quảng An cho biết, thị trường lan Tết sẽ càng sôi động trong một vài ngày tới. Bên cạnh lan hồ điệp, rất nhiều đại gia Hà Nội đã liên lạc tới hỏi và đặt cọc tiền mua các loại đia lan cao cấp như giống vàng Nhật, xanh Newzealand... Giá cả của mỗi chậu lan này cũng không thể dưới chục triệu đồng.

"Chuyển giới gặp khó, gọi tôi!"

TS Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, cho biết sẵn sàng giúp đỡ những người chuyển đổi giới tính thay đổi hộ tịch để họ được sống là chính mình.

Việc tỉnh Bình Phước xem xét thu hồi quyết định cho phép thay đổi hộ tịch từ “anh” Phạm Văn Hiệp thành “chị” Phạm Lê Quỳnh Trâm đang gây nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng như thế là tước đi quyền được sống là chính mình của công dân?

TS Trần Thất: Chúng tôi đã có văn bản yêu cầu Sở Tư pháp Bình Phước báo cáo việc này. Tôi cho rằng trước đây, khi đồng ý cho phép anh Phạm Văn Hiệp thay đổi hộ tịch, cơ quan tư pháp địa phương có lý do của họ. Tôi từng được mời dự nhiều hội thảo về người đồng giới, chuyển giới và song tính. Tại đó, tôi đều nói rằng cơ quan chức năng cần xem lại các quy định để bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội. Luật pháp có những quy định mang tính cứng nhắc, nhiều yếu tố cảm tính của người xây dựng văn bản.

Chúng ta không phủ nhận rằng cũng có người, đặc biệt thuộc giới văn nghệ sĩ, đôi khi không phải nhưng cố gắng tạo ra vậy. Cũng có thể chính họ đã góp phần tạo ra định kiến cho người viết luật. Tuy nhiên, nếu từ định kiến với số ít đó mà ban hành luật với cả số đông thì thực sự không ổn. “Xác định lại giới tính” có nghĩa là trước đây xác định sai nên giờ xác định lại cho đúng, còn “chuyển đổi giới tính” thì lại được hiểu là từ cái đúng này chuyển sang cái đúng kia. Luật Dân sự có đề cập quyền xác định lại giới tính của công dân nhưng quy định hướng dẫn còn bó hẹp quá. Tôi cho rằng những người như Hiệp được quyền thay đổi giới tính nhưng các điều kiện còn hẹp và cứng nhắc, khó phù hợp thực tiễn.

Sau khi có báo cáo của Sở Tư pháp Bình Phước, chúng tôi sẽ nghiên cứu và có thể làm việc trực tiếp với Hiệp. Nếu thấy việc Hiệp thay đổi giới tính để có cuộc sống tốt hơn, là nhu cầu chính đáng thì chúng tôi sẽ kiến nghị giữ nguyên việc thay đổi hộ tịch trước đây.

Minh họa: NGUYỄN TÀI

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước nói việc thay đổi hộ tịch trước đây của anh Hiệp là trái quy định pháp luật, cụ thể là Nghị định 88/2008 về xác định lại giới tính của Chính phủ. Ông nghĩ sao?

Quy định do mình đặt ra để giúp cuộc sống tốt hơn. Cái gì có lợi cho người dân thì phải làm thôi. Pháp luật được xây dựng trên cơ sở thực tiễn cuộc sống thì không nên cứng nhắc bắt ép người dân sống bất tuân pháp luật.

Không chỉ chuyển giới mà cả nhóm người đồng tính, song tính gần như cũng chưa được pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền lợi?

Người chuyển giới, đồng tính, song tính đang tồn tại trong xã hội và là một thực tế mà pháp luật không thể lẩn tránh. Việc đưa ra quy định nhằm bảo đảm quyền lợi của họ là cần thiết. Tuy nhiên, các quy định cũng không thể dễ dãi để nhiều người tìm cách lợi dụng. Điều đó cần có sự can thiệp của khoa học, y học để có thể xác định ngay ai thực sự là người chuyển giới, đồng tính.

Chuyện có chấp thuận hôn nhân đồng tính hay không cũng được đưa ra bàn trong buổi thảo luận mới đây tại Bộ Tư pháp về dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình sửa đổi. Để Quốc hội chấp thuận thông qua điều này thì cần một chặng đường dài nữa. Tuy nhiên, việc thay đổi quy định, giúp đỡ người chuyển giớiđược phép thay đổi hộ tịch thì tôi nghĩ rằng có thể làm sớm bởi gần đây, số người này không còn sống khép kín như trước nữa.

Trong một hội thảo về người chuyển giới, đồng tính mới đây, ông từng nói sẵn sàng giúp đỡ họ thay đổi thông tin hộ tịch?

Đến giờ tôi vẫn giữ lời. Người chuyển giới gặp khó hãy gọi tôi! Các bạn biết trường hợp nào đó đã xác định lại giới tính, chuyển giới mà gặp khó khăn trong việc xin xác nhận, thay đổi thông tin hộ tịch thì hãy nói họ tập hợp hồ sơ, thông tin liên quan rồi gửi tới tôi hoặc lãnh đạo Bộ Tư pháp. Chúng tôi sẽ nghiên cứu, tìm cách giải quyết từng trường hợp cụ thể.

 

Bắc Triều Tiên: Cha mẹ ăn thịt con vì đói khát

Một người nông dân ở đất nước này đã bị xử tử vì tội giết chết hai đứa con và ăn thịt chúng.

Nạn hạn hán năm ngoái đã đẩy tình trạng ăn thịt đồng loại gia tăng.
Nạn hạn hán năm ngoái đã đẩy tình trạng ăn thịt đồng loại gia tăng.

Thông tin trên mới được đăng tải trên tờ Daily Mail ngày 27/1.

Nạn đói hoành hành ở các huyện nông nghiệp phía bắc và phía nam của tỉnh Hwanghae đang giết chết hơn 10.000 người và nỗi sợ hãi ăn thịt đồng loại ngày càng gia tăng khủng khiếp.

Câu chuyện nghiệp ngã này bắt đầu nổi lên khi người dân phải chiến đấu với nạn đói, hạn hán và thiếu lương thực trầm trọng sau khi quan chức tịch thu thực phẩm.

Các phóng viên bí mật của tờ Asia Press nói trên tạp chí the Sunday Times cho biết một người đàn ông đào xác chết cháu gái mình lên và ăn thịt nó. Một trường hợp khác đã luộc chín con đẻ của mình để chế biến thành món ăn.

Mặc dù các báo cáo về nạn đói đang lan rộng, Chủ tịch Kim Jong Un dành khoản tiền khổng lồ mua hai tên lửa đạn đạo mấy tháng trước.

Nhiều người lo ngại Chính phủ đang lên kế hoạch thử hạt nhân để phản đối một sự trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho các vụ phóng tên lửa gần đây và để đối phó với sự thù địch của Mỹ.

Trong khi đó một thông tin khác trích dẫn “Hồi tháng 5 trong làng, một người nông dân đã giết chết hai đứa con riêng và cố gắng ăn thịt chúng”.

Thông tin nói rằng người cha đã giết chết đứa con gái lớn trong lúc vợ đi làm ăn xa và sau đó giết nốt đứa con trai bởi vì cậu bé đã chứng kiến cảnh bố giết chị gái.

Sau khi người vợ trở về, chồng bà ta nói rằng họ có “thịt” ăn nhưng cô khả nghi và thông báo lên cơ quan chức năng. Sau đó cơ quan chức năng phát hiện các bộ phận thi thể những đứa trẻ bị giết oan ức.

Jiro Ishimaru, tờ Asia Press biên soạn báo cáo nói “Điều đặc biệt gây sốc là chúng tôi nhân được rất nhiều bằng chứng về nạn ăn thịt người”.

Thông tin từ các phóng viên cho biết thêm việc tịch thu thực phẩm từ hai tỉnh trên để gửi cho các cư dân của thủ đô Bình Nhưỡng. Sau đó nạn hạn hán kéo đến khiến việc khan hiếm lương thực càng trở nên trầm trọng.

Nạn ăn thịt đồng loại còn được ghi nhận ở nhiều trại tù

Tờ The Sunday Time trích dẫn quan chức của đảng cầm quyền Hàn Quốc cho biết “Ở một ngôi làng thuộc tỉnh Chongdan, người đàn ông phát điên vì đói đã đun sôi chính đứa con của mình và ăn sống đã bị bắt giữ”.

Khi các nhân viên của tổ chức Liên Hợp Quốc đến thăm khu vực trong chuyến đi bảo trợ của nhà nước gần như không được đưa đến các ngôi làng này. Đó không phải là lần đầu tiên các báo cáo cho rằng nạn ăn thịt người đã ra khỏi đất nước này.

Vào tháng 5 năm ngoái, trong báo cáo của Viện thống nhất Hàn Quốc cho biết một người đàn ông đã ăn một phần thịt đồng loại sau đó đem ra chợ và rao bán với danh nghĩa là thịt cừu.

Một người khác đã giết và ăn thịt con gái được ghi nhận vào năm 2011.

Kẻ khác bị bắt hồi tháng 5 sau khi giết chết 11 người và đem bán như thịt lợn.

Đất nước Bắc Triều Tiên từng xảy ra nạn đói khủng khiếp vào những năm 1990 còn biết đến với cái tên Những ngày tháng Ba gian khổ đã giết chết hơn 2 triệu người.

Theo xahoi