Lũ lụt tại Sri Lanka và Indonesia

Thầy tế Ấn giáo đổ lỗi thời tiết xấu trực tiếp cho các nhà chính trị vì tháng Chín năm ngoái chính quyền cấm tế lễ động vật. Trong khi đó các nhà hoạt động môi trường đổ lỗi lũ lụt là do biến đổi khí hậu."Ô nhiễm không khí tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến việc tạo mây và bầu khí quyển - Nirosan Bandara, nhà nghiên cứu ô nhiễm không khí và nước, nhận xét - Có bằng chứng rõ ràng là bụi và các hạt nhỏ li ti khác trong khí quyển ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu".

 

Chính phủ cam kết trợ giúp nhà nông bị thiệt hại

 

Sau đợt lũ tàn phá ở Sri Lanka, tới việc đổ lỗi của các nhóm.
Xe buýt chạy qua các con đường ngập lụt ở Chilaw - Ảnh: Jayasanka Fernando

Xe buýt chạy qua các con đường ngập lụt ở Chilaw - Ảnh: Jayasanka Fernando

Nông dân trên khắp Sri Lanka bị thất thu mùa màng sau mùa mưa lũ và sạt lở đất.

Chính phủ ước tính 78.559 hecta lúa bị phá hủy hoàn toàn và 158 hồ nước dùng để tưới ruộng đất bị hư hại.

Vincentipaul Theivanithi, 42 tuổi, có gần một hecta đất ở làng Murippu, nhìn ra cánh đồng nơi bà đã gieo giống hai lần trong vòng ba tuần.

"Chúa đang trừng phạt chúng tôi - Theivanithi, mẹ của sáu người con, nói - Làm nông hoàn toàn nhờ vào lòng Chúa thương xót. Nếu thiên nhiên không ban cho chúng ta, thì nông dân không thể làm gì được".

Gần 400.000 nhà nông trong bảy quận bị ảnh hưởng lũ và lở đất. Lũ lụt và lở đất phá hủy 4.191 ngôi nhà và làm hư hại 21.674 ngôi nhà khác. Làng của bà Theivanithi bị ngập lụt ba lần trong mùa này.

"Chúng tôi sống trong lều tạm lợp tôn. Chúng tôi không có điện, con cái học dưới đèn dầu" - bà kể.

Nhiều nông dân nói họ không thể gieo giống lại vì không có tiền đầu tư.

Hiện nay chính phủ đã can thiệp bằng cách hứa cung cấp 25.500 tấn phân bón cũng như lúa giống cho nông dân bị ảnh hưởng lũ và lở đất, theo Udeni Wickremasinghe, Bộ trưởng Bộ Ruộng đất.

Tuy nhiên, nhiều nông dân ở vùng nông thôn không mừng lễ hội mùa gặt hàng năm Thai Pongal hôm 14-1.

"Hầu hết tín đồ không mừng lễ hội này và có ít người đến đền thờ hơn", Kalimuththu Sivapathasundaram, trưởng tế đền thờ Ấn giáo Kali ở Munneswaram, cho biết.

Thầy tế Ấn giáo đổ lỗi thời tiết xấu trực tiếp cho các nhà chính trị vì tháng Chín năm ngoái chính quyền cấm tế lễ động vật.

"Tế lễ động vật là việc làm cầu Thượng đế chúc lành, nhưng chúng ta đã không thể làm điều đó và giờ đây tất cả chúng ta chịu khổ. Tôi cầu xin Thượng đế cho lễ Thai Pongal an bình vào năm tới" - Sivapathasundaram nói.

Trong khi đó các nhà hoạt động môi trường đổ lỗi lũ lụt là do biến đổi khí hậu.

"Ô nhiễm không khí tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến việc tạo mây và bầu khí quyển - Nirosan Bandara, nhà nghiên cứu ô nhiễm không khí và nước, nhận xét - Có bằng chứng rõ ràng là bụi và các hạt nhỏ li ti khác trong khí quyển ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu".
 
Tác giả bài viết: Phóng viên ucanews từ Mullaitivu, Sri Lanka

Tổng số người chết do lũ lụt tăng cao

Nhà chức trách Indonesia cảnh báo dịch bệnh bùng phát.
Lũ lụt gây thiệt hại cho hàng chục ngàn người

Lũ lụt gây thiệt hại cho hàng chục ngàn người

Hôm 21-1, sở y tế tỉnh cảnh báo lũ lụt ở Jakarta, đến nay đã có 20 người thiệt mạng do lũ lụt từ tuần trước, hiện có nguy cơ gây dịch bệnh cho hàng chục ngàn người lánh nạn trong các nơi tạm trú khẩn cấp.

Chết đuối, điện giật và bệnh do nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây tử vong trong đợt lũ lần này, theo Dien Emmawati, giám đốc sở y tế tỉnh của Jakarta nói.

Hàng chục sinh viên y khoa thuộc đại học công Indonesia và đại học tư Trisakti cùng với hàng trăm y tá và sinh viên thuộc các bệnh viện và trường điều dưỡng làm việc chung với 400 nhân viên y tế của sở y tế này tại hơn 60 trạm cấp cứu.

Nhiều nạn nhân lũ lụt đang bị các chứng bệnh do nước ô nhiễm gây ra và da nổi mẩn đỏ, Emmawati cho biết và thêm rằng lây nhiễm sốt rét và các bệnh khác do côn trùng và động vật gây ra cũng là một mối quan ngại đối với nhân viên y tế.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thúc giục chính quyền tỉnh Jakarta giám sát chặt chẽ phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh và bảo đảm nạn nhân có được nước sạch.

"Nước lũ chưa hẳn làm muỗi tăng nhiều ngay, nhưng quan trọng là theo dõi số ca nhiễm bệnh hàng tuần và chẩn đoán ở phòng thí nghiệm để nắm bắt được giai đoạn đầu của dịch bệnh" - Khanchit Limpakarnjanarat, đại diện WHO tại Indonesia, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Jakarta Globe.

WHO còn thúc giục phân phát tờ rơi thông báo cho nạn nhân biết cách tránh các bệnh phổ biến nhất liên quan đến nước lũ, trong đó có tiêu chảy, nhiễm trùng da, cảm cúm, viêm màng kết và bệnh trùng xoắn móc câu.

Thống đốc Jakarta Joko Widodo nói khoảng 43.000 người trong thủ đô đến lánh nạn tại các nơi tạm trú khẩn cấp.

Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono hứa chi hai nghìn tỷ rupiah (208 triệu Mỹ kim) tài trợ khẩn cấp để chống lũ trong tỉnh này ông thăm một nơi tạm trú ở Đông Jakarta hôm 20-1 cùng với Thống đốc Widodo.

 
Các quan chức tỉnh cho biết nước lũ đã bắt đầu rút nhưng các vùng ở bắc Jakarta vẫn còn bị ngập nước.
Tác giả bài viết: Ryan Dagur từ Jakarta, Indonesia 
Nguồn tin: UCA News