Cầu Nguyện Với Laudato Si

Hưởng Ứng Tuần Lễ Laudato Si

  1. Kinh chúa Thánh Thần: Xin Chúa ban thánh thần
  2. Lời Dẫn

Hưởng ứng Tuần lễ Laudato Si từ ngày 16 - 24/5/2020, theo lời mời gọi của ĐTC, hướng đến sự dịch chuyển toàn cầu, nhân dịp kỷ niệm năm thứ năm của thông điệp Laudato Si về việc chăm sóc ngôi nhà chung. Chúng ta, những người con cái của Cha Thánh  Phanxico cùng nhau nhìn lại những gì chúng ta đã làm, đang làm và sẽ làm để chăm sóc ngôi nhà chung.  

Thánh Phanxicô thành Assisi đã hát lên: “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con”. Trong bài thánh ca tươi đẹp này, Ngài nhắc cho chúng ta nhớ, ngôi nhà chung của chúng ta phải được xem như người chị của chúng ta. Chúng ta được chia sẻ cuộc sống với chị. Và như người mẹ – trái đất ôm lấy chúng ta. “Con xin chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con! vì người chị của chúng con, người mẹ trái đất của chúng con, mẹ nâng đỡ chúng con và mang lại nhiều hoa trái, những bông hoa tươi đẹp, những cây cỏ xanh tươi”.

  1. Trích Bài Hát Laudato Si
  2. Lời Chúa: (St 2. 8-9. 15)

ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra. Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.

  1. Suy niệm

Chúng ta được hình thành từ trái đất, và hoa trái của trái đất nhắc nhở chúng ta - chúng ta không chỉ đơn giản là người trần thế; chúng ta cũng mang trong mình hơi thở của sự sống đến từ Thiên Chúa (x. St 2: 4-7). Do đó, chúng ta sống trong ngôi nhà chung này với tư cách là một gia đình nhân loại trong đa dạng sinh học cùng các thụ tạo khác của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi phải quan tâm và tôn trọng mọi tạo vật. Vì sự ích kỷ, chúng ta đã thất bại trong trách nhiệm trở thành người bảo vệ và quản gia của trái đất. “Chúng ta chỉ cần nhìn thẳng vào sự thật để thấy rằng ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng” (ibid., 61). Chúng ta đã làm ô nhiễm và đã coi thường nó, gây nguy hiểm cho chính cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta không có tương lai nếu tiếp tục phá hủy môi trường. Chúng ta đã thất bại trong việc chăm sóc trái đất, ngôi nhà-vườn của chúng ta; chúng ta đã thất bại trong việc chăm sóc anh chị em của chúng ta. Chúng ta đã phạm tội chống lại trái đất, chống lại những người lân cận, và cuối cùng chống lại Đấng Tạo Hóa - Người Cha nhân từ; Đấng lo liệu cho mọi người, và mong muốn tất cả được sống trong sự hiệp thông và cùng nhau phát triển.

Mẹ Đất đang kêu gào khi bị hủy hoại vì việc sử dụng vô trách nhiệm và bóc lột các tài nguyên. Vì cứ đinh ninh rằng chúng ta chính là chủ nhân và chủ sở hữu, nên ta được quyền tận dụng. Bạo lực nằm trong trái tim bị tội lỗi gây thương tích của con người, xuất hiện rõ ràng qua các hiện tượng bệnh lý, mà chúng ta có thể ghi nhận trong đất đai, trong không khí và nơi các sinh vật. Vì thế, giữa những người nghèo bị bỏ rơi và bị đối xử tàn tệ nhất, chúng ta sẽ thấy trái đất đang bị bóc lột và bị tàn phá, “đang rên siết và quằn quại trong cơn sinh nở” (Rm 8, 22). Chúng ta quên rằng, chính chúng ta cũng là tro bụi (St 2,7). Thân xác của chúng ta cũng được tạo nên từ những yếu tố của vũ trụ; không khí của nó giúp chúng ta thở và nước của nó giúp chúng ta sống và được bồi dưỡng.

Sự tàn phá môi trường sinh thái của con người đã rất trầm trọng. Thiên Chúa không những trao cho con người trái đất này, nhưng chính sự sống cũng là một quà tặng của Thiên Chúa. Con người cần bảo vệ nó trước mọi tình trạng sa sút. Mọi cố gắng bảo vệ và kiện toàn trái đất cần những thay đổi sâu xa trong “cách sống, các mẫu sản xuất, tiêu thụ và cơ cấu quyền lực” là những thứ đang thống trị xã hội

Và trái đất phản ứng thế nào?

  1. Video Phá Hủy

Làm sao chúng ta có thể khôi phục lại một tương quan hòa hợp với trái đất và với phần còn lại của nhân loại? Làm sao chúng ta có thể khôi phục lại được sự hòa hợp này?

Đối với chúng ta là những tín hữu, thế giới tự nhiên là cuốn sách “Tin Mừng của Tạo dựng”: nó diễn tả quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa trong việc tạo nên đời sống con người và làm cho thế giới cùng tất cả những gì nó chứa đựng trong đó được hiện hữu, nhằm để duy trì nhân loại. Như được diễn tả trong câu kết luận của bài tường thuật Kinh thánh về tạo dựng: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1:31) Chúng ta chứng kiến những bi kịch tự nhiên như câu trả lời của trái đất cho sự ngược đãi của chúng ta, Đức Thánh Cha Phanxicô, đã nói trong  bài giáo lý nhân dịp Ngày Trái đất lần thứ năm mươi, vào chính ngày kỷ niệm lần thứ năm của Thông điệp “Laudato si “Nếu bây giờ tôi hỏi Thiên Chúa Người nghĩ gì, tôi không nghĩ là Người sẽ nói với tôi là mọi sự đều tốt đẹp”. Chúng ta là những kẻ đã phá hủy công trình của Thiên Chúa!

Việc đòi hỏi khẩn thiết để bảo vệ cho ngôi nhà chung của chúng ta, cũng đưa đến việc cả gia đình nhân loại phải kết hợp với nhau, tìm cách phát triển lâu dài và trọn vẹn, vì chúng ta biết, mọi vật đều có thể thay đổi. Đấng Sáng Tạo không bỏ rơi chúng ta, không bao giờ Người rút lại chương trình tình yêu của Người. Người cũng không hối hận khi sáng tạo nên chúng ta. Nhân loại có khả năng cộng tác với nhau để xây dựng ngôi nhà chung.

Như cha thánh PXC, chúng ta khao khát xây dựng 1 thế giới, 1 cộng đoàn đầy tình yêu và bình an. Là những thừa sai của Đức Maria, chúng ta được mời gọi cưu mang, sinh hạ và trao ban Tình Yêu cho người thất vọng, sự tha thứ cho người hận thù và bình an cho người sợ hãi.

  1. Bài hát Kinh Hòa Bình (Make me a channel of your peace)
  2. Dâng biểu tượng (mở nhạc)

Chúng ta hãy cam kết yêu thương và quý trọng món quà tuyệt đẹp của trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, và chăm sóc tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại. Như những anh em, chị em, chúng ta hãy cùng cầu khẩn Cha trên trời: “Xin hãy gửi Thần khí của Người, Chúa ơi, và đổi mới bộ mặt của trái đất”.

Câu hỏi suy tư

  1. Đã bao lần chúng ta sống tâm tình biết ơn khi được hít thở một bầu không khí trong lành trong khi nhiều anh chị em chúng ta đang vật lộn vì không thở được và chết ngạt?
  2. Trong việc sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên T.C ban tặng, chúng ta có mang tinh thần bảo vệ tiết kiệm, tái tạo hay là có bao nhiêu dùng bấy nhiêu: Trong khi nhiều nơi đang hứng từng giọt nước, đất đai khô nứt nẻ... thái độ chúng ta như thế nào? Cưu mang trong lời cầu nguyện hay bàng quan thờ ơ?
  3. Được mời gọi sống cùng nhau trong một cộng đoàn, chúng ta đã và sẽ làm gì để xây dựng một CĐ xanh- sạch-đẹp:
  • Xanh: CĐ chúng ta có là 1 CĐ đầy sức sống không? Chúng ta có môi trường để CE hào hứng  thể hiện hết khả năng của chính mình không?
  • Sạch: Chúng ta đã lắng nghe tích cực, đối thoại thẳng thắn chưa?
  • Đẹp:  Chúng ta có nói nững lời tích cực, động viên, khích lệ nhau hay không? Sự hiện diện của chúng ta có tràn đầy niềm vui, có là dấu chỉ của Nước trời không?

 

CĐ FMM Sao Mai