Mục tiêu sắp tới của họ là leo lên một ngọn núi cao hơn 14,000 feet!
Melanie Knecht và Trevor Hahn là hai người bạn leo núi, cả hai cùng ở bang Colorado. Tuy nhiên, họ không phải là đội leo núi chuyên nghiệp.
Cô Knecht 29 tuổi, bị bệnh hở xương sống từ khi mới sinh; còn chàng Hahn 42 tuổi bị mù cách đây năm năm do chứng cườm mắt. Cô Knecht phải dùng xe lăn và rất khó khăn khi đi ra ngoài dù rằng cô đã cố gắng để khắc phục. Tuy vậy cô cũng đã từng đi đến Easter Island do một người bạn cõng trên lưng bằng một cái một túi đeo, được thiết kế giống như túi đeo mà các bậc cha mẹ vẫn dùng để mang em bé trên lưng. Đối với chàng, từ khi bị mù, Trevor vẫn tiếp tục leo núi nhưng phải nhờ vào những người bạn đồng hành chỉ đường cũng như tiếng kêu của một cái chuông.
Năm ngoái Knecht và Hahnment cùng tham dự buổi học thể dục để thích nghi và đã sớm trở thành đôi bạn. Niềm đam mê chung của họ về ngoại cảnh thiên nhiên và những hoạt động ngoài trời đã truyền cảm hứng để họ thành lập một cặp đôi và thực hiện những cuộc leo núi mạo hiểm với nhau. Melanie đã tâm sự với phóng viên Kathryn Miles trong một bài bào của tờ Outsite rằng “Đối với chúng tôi, cùng nhau cộng tác thế này thì cũng là lẽ thường thôi. Anh ấy là đôi chân, còn tôi là cặp mắt!”
Nhờ túi mang trên lưng được thiết kế đặc biệt mà việc “đi bộ” của Knecht có thể thực hiện bằng cách Hahn cõng cô ấy đi. Về phần mình thì Knecht lại là người chỉ đường tuyệt vời. Theo như bài báo trên tờ Outsite của Miles, cô ấy là một ca sĩ được huấn luyện chuyên nghiệp và là “ nữ hoàng với óc tưởng tượng phong phú”, do vậy mà cô là một niềm vui và hướng dẫn viên có khả năng, mô tả địa hình dưới đất và phong cảnh họ đi qua.
Knecht nói với Faith Bernstein của tờ Good Morning America rằng “Anh ấy là đôi chân, còn tôi là cặp mắt – Tuyệt vời! Cùng với nhau, chúng tôi là cặp đôi của niềm mơ.” Nó cho phép Hahn, không những niềm vui được ở trên đỉnh núi, và còn có cảm giác đạt được mục đích. Hahn nói với Bernstein rằng “phần tuyệt vời nhất là có thể làm cho cô ấy cười”. Knecht nói là cô yêu thích cảm giác tự do, tạm quên được chiếc xe lăn của mình.
Chia sẻ trách nhiệm
Họ thấy rằng sự hợp tác của họ dễ chịu hơn là phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ của các bạn khác, bởi vì “cả hai chúng tôi đều có trách nhiệm, nếu một người ngã xuống thì người kia cũng ngã theo. Nó làm thay đổi toàn bộ ý chí từ cái cảm giác như là một gánh nặng, trở nên điều cần thiết để cho ngườ khác được trải nghiệm ngoài trời”, Hahn nói với trang mạngTrust for Public Land như vậy. Knecht nói chen vào “Thực tế là chúng ta mỗi người giúp nhau làm giảm bớp áp lực.”
Knecht nói rằng“Quả là tuyệt vời để chia sẻ câu chuyện của chúng tôi cho mọi người và tôi hy vọng nó sẽ khuyến khích người khác làm thử như chúng tôi đang làm hay cho bất cứ ai nghĩ đến việc vượt ra ngoài cái hoàn cảnh mà họ đang gặp phải. Nó chỉ cho bạn thấy rằng chúng tôi thực sự mạnh hơn khi cùng với nhau.” Knecht cho biết là cô và Han chia sẻ kinh nghiệm của họ trên Instagram và facebook và đã có nhiều cuộc phỏng vấn trên nhiều phương tiện truyển thông.
Tập chú vào những thành đạt.
Họ cũng nói với tờ Outside rằng họ không muốn được gọi là “người truyền cảm hứng.” Hahn nói rằng “Tôi luôn ghét cái kiểu như thế như khi tôi trượt tuyết và ai đó ở cầu thang la lên cho rằng tôi đang truyền cảm hứng. Đó là cảm giác bị coi thường. Bạn sẽ không bao giờ nói như thế với người leo núi có đôi mắt sáng. Knecht thổ lộ tâm tình là chỉ muốn tập chú vào “những thành đạt của cô ấy thôi”, chứ không muốn nhấn manh tới người” phụ nữ trên chiếc xe lăn”.
Có lẽ thay vì nói truyền cảm hứng, chúng ta có thể gọi họ là “thí dụ điển hình”. Tóm lại là mỗi người trong chúng ta có thể mạnh hơn ở phương diện này và yếu hơn ở những phương diện khác. Chẳng có người nào, đàn ông hay đàn bà sống mà không cần đến những người khác với mặt mạnh và mặt yếu bổ xung cho nhau. Knecht và Hahn cho chúng ta thấy rằng “cùng với nhau chúng ta mạnh mẽ hơn,” và đó là bài học không phải tại vì khuyết tật, mà vì liên quan tới điều kiện sống của con người.
Giuse Thẩm Nguyễn