Đại hội loan báo Tin Mừng toàn quốc lần III tại Huế - Ngày thứ ba: 03/09/2015
TÍNH HIỆN THỰC CỦA AD GENTES TRONG LOAN BÁO TIN MỪNG tại Việt Nam
Đức Cha Phê-rô Khảm - GP Mỹ Tho
Bối cảnh Giáo Hội Việt Nam ngày nay đối chiếu với Ad Gentes như thế nào? Như một lời mời gọi chúng ta xét mình để xem mình đi đến đâu, làm được gì và còn thiếu gì… Xin nêu vài câu hỏi:
- Nhiệt tình thừa sai: thống kê cho thấy con số Công giáo gia tăng cùng nhịp với gia tăng dân số, nghĩa là tỉ lệ không tăng và chỉ thêm do sinh sản. Nhìn chung trên thế giới Châu Phi số giáo dân gia tăng nhanh trong thập niên qua, nhiều nơi không tăng, thập chí còn giảm. Ac-hen-tina sau 25 năm giảm 25% công giáo.
Nguyên nhân sâu xa do đâu? Ratzinger thời làm giáo sư thần học được mời làm chuey6n viên của CĐ Vat.2, viết nhật ký về CĐ “Vấn đề then chốt là cuộc khủng hoảng ý niệm truyền giáo do nhưng thay đổi lớn lao trong suy tư hiện đại về nhu cầu truyền giáo. D(ộng lực xưa đem người ta đến với Đức Kitô nay mất tính khẩn thiết. Xưa các ngài xác tín ơn cứu độ chỉ có nơi Đức Kitô. Hàng triệu con người trước đây không được biết tới bất ngờ xuất hiện và bị kết án đời đời…”. Chúng ta đã xác tín ơn cứu độ chỉ có nơi Đức Kitô nhưng nay xác tín đó cạn kiệt. Ý tưởng Thiên Chúa có thể và muốn cứu độ mọi người cả ở ngoài Giáo Hội, và sự giải thích về các tôn giáo cách lạc quan hơn… Có nhà thần học còn cho rằng con đường cứu độ bình thường là qua các tôn giáo, còn qua Giáo Hội Công giáo là bất thường… Vậy còn cần truyền giáo làm gì?...
Liệu bản thân chúng ta có còn xác tín vào ơn cứu độ nơ Đức Kitô không hay chỉ chú trọng phương pháp truyền giáo ?
Bên Ý có tạp chí Ad Gentes nhưng nay đóng cửa vì không có người đọc. Chủ bút viết: CĐ Vat II xác định căn tính của chúng ta là đi đến gặp gỡ loan báo cho mọi người về ơn cứu độ, bằng nhiều phương cách. Còn ngày nay các nhà truyền giáo phải làm gì? Chống chạy đua vũ trang, thuốc giả, ô nhiễm… Nói về kinh tế, xã hội, môi trường… Không còn ai nghe về Chúa Giêsu cả!
Thiên Chúa dùng những đường lối chỉ mình Ngài biết để dẫn đưa người ta đến với đức tin, nhưng Giáo Hội có bổn phận và quyền bất khả xâm phạm trong việc Loan báo Tin mừng, vậy việc truyền giáo vẫn khẩn thiết. Cần xem nhiệt thành loan báo Tin mừng có còn trong ta không? Mô-sê gặp Thiên Chúa 1 lần trong bụi gai bốc lửa và ông ôm bụi gai đó đi khắp thế giới. Chúng ta thì sao?
Trong bối cảnh gia đình UB loan báo Tin mừng chúng ta cũng theo gương Tòa Thánh – đổi tên Thánh Bộ thành Loan báo Tin mừng cho các Dân tộc. Đó là Missio Ad Gentes. Trong Đại hội có 2 Đức Cha là Giám đốc ĐCV, có kinh nghiệm trong việc đào tạo linh mục. Cần hỏi: Việc đào tạo linh mục hiện nay đích hướng tới là gì? Là nhà truyền giáo hay là 1 viên chức Giáo Hội làm việc trong 1 Văn phòng giáo xứ?...
- Làm chứng và loan báo: AG 11 à chứng tá đời sống trong việc truyền giáo. “Ðể có thể làm chứng về Chúa Kitô một cách hữu hiệu, chính các Kitô hữu phải lấy lòng kính trọng và tình bác ái mà liên kết với những người ấy, phải biết mình là thành phần của nhóm người mình chung sống, và tham gia đời sống văn hóa, xã hội qua những giao tiếp và hoạt động khác nhau trong đời sống nhân loại, lại phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo của những người ấy; phải lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong họ. Ðồng thời, các Kitô hữu phải chú ý đến sự biến đổi sâu xa nơi các dân tộc, và phải nỗ lực làm cho những người thời nay còn quá chú tâm đến khoa học và kỹ thuật của thế giới hiện đại đừng bỏ quên những việc linh thiêng, mà trái lại còn nhờ đó mà khao khát mãnh liệt hơn chân lý và tình thương Chúa đã mạc khải.”
Làm chứng cho tin mừng bằng đời sống và câu kế nói những chứng từ tốt lành nhất cũng không có hiệu quả về lâu về dài nếu không có việc giải thích, loan báo bằng lời…
AG 15: “Tuy nhiên, không thể kể là đủ khi dân Kitô giáo hiện diện và được thiết lập trong một dân tộc nào đó, cũng không phải là đủ khi chỉ làm việc tông đồ bằng gương lành, nhưng dân Kitô giáo được thiết lập và hiện diện chính là để dùng lời nói và việc làm mà loan báo Chúa Kitô cho những người đồng hương ngoài Kitô giáo, và giúp họ đón nhận Chúa Kitô một cách đầy đủ.”
Câu hỏi đặt ra: trong thực tế có chăng chúng ta nhấn mạnh chứng tá đời sống mà coi thường việc Loan báo Tin mừng cho lương dân? Liệu có vì sự e ngại hay chưa xác tín đủ? Hồng y Tagle kể thời sinh viên bên Mỹ quen 1 cặp vợ chồng Trung quốc, khi chào họ về họ tâm sự là qua đây họ mới biết có những giảng khóa về tôn giáo, tò mò đi dự và say mê lắm… Giáo huấn của Công giáo hay quá, có thể cung cấp tất cả câu trả lời cho xã hội chúng tôi. Nhưng chúng tôi ở đây nhiều năm chưa người Công giáo nào nói về đạo cho chúng tôi cả, chỉ có người đến gõ cửa xin giảng đạo Tin lành…
Chúng ta không đồng ý cách giảng của anh em Tin lành, nhưng họ mạnh bạo rao giảng còn chúng ta lại e dè loan báo… Một kinh nghiệm cá nhân: cuốn Đạo Yêu thương được viết ra vì tôi xét mình thấy chưa bao giờ nói gì với anh chị em lương dân, nên cố gắng viết và nhờ anh chị em Công giáo cộng tác bằng cách mua tặng cho người ngoài Công Giáo, biết đâu có người nhờ đó biết Chúa…
- Việc truyền giáo trong 1 xã hội động:
Sắc lệnh Ad Gentes đầy đủ về mọi mặt: nền tảng thần học và cách khai triển cụ thể, nhưng viết cách đây 50 năm khi chưa có cuộc cách mạng thông tin internet và Đông Âu sụp đổ. Thế giới lúc đó tĩnh, khác hôm nay. Chúng ta được mời gọi truyền giáo trong thế giới động này. Nhiều vấn đề:
· Di dân: ồ ạt. Các Giáo Phận nhiều người trẻ đổ về Sài Gòn và Hà Nội. Mỹ Tho lễ xong “Chúc anh chị em đi Bình Dương”. Xưa dùng "Migrants" nay dùng "People on the move". Báo cáo của HĐGMVN viết: tại Việt Nam tình trạng Di dân thành phổ biến, ra thành phố học cao và không ai muốn về quê cũ, công nhân tìm việc… Thành phố lớn đầy người nhập cư. Chúng ta hay nói chuyện tiêu cực, đúng chứ không sai. Xưa ở làng mọi phương tiện nâng đỡ đời sống đức tin, ở thành phố không ai nhắc… Quê toàn người già và trẻ nhỏ… Cần nhìn ra những tác động tích cực về mặt truyền giáo: Anh chị em di dân có thể là những người Loan báo Tin mừng trong vùng đất mới. Nhiều người trong chúng ta thuộc các gia đình di cư vào nam năm 1954, các GP miền Nam nợ miền Bắc… Sau 1975 người Việt Nam di tản đi nhiều nước trên thế giới, các Giám mục Hoa Kỳ, Úc Châu đều khen các cộng đồng Việt Nam ở đó sống đạo rất tốt. Làm như thế nào để đồng hành với anh chị em di dân và giúp họ truyền giáo?
· Truyền thông : số người dùng face book hiện nay 1 tỉ 280 triệu, dùng Google 1 tỉ 600 triệu… Giáo Hội có hiện diện và Loan báo Tin mừng trên internet không? Trong số các hình thức mới của Truyền thông người ta nhìn nhận giá trị của internet, nơi khuôn mặt của Đức Kitô phải xuất hiện và chúng ta phải nghe được tiếng nói của Ngài, nếu không chúng ta không thể Loan báo Tin mừng. Có khá nhiều trang web Công giáo, nhưng một nhận xét nói rằng: Hầu hết những trang web chúng ta ở trong tình tạng cắt dán, share tin… Chúng ta chưa có những cơ quan ngôn luận tầm cỡ, cung cấp tin cho thế giới như Pháp, Mỹ… Muốn làm rất cần sự hiệp thông! Thay vì mỗi ban có trang riêng và sao chép, làm sao để có 1 trang chung có đủ thông tin, có cả section tiếng Anh, Pháp… vì nhiều người cần đọc tin Việt Nam bằng ngôn ngữ của họ.
Có thể chúng ta có những trang web Công giáo, nhưng có trang nào chuyên về truyền giáo, chia sẻ những câu chuyện truyền giáo, nhằm đến đối tượng rõ ràng là lương dân… Chúng ta cần suy nghĩ như thế nào?
Xin đưa một số câu hỏi gợi mở cho Đại hội. Xin anh chị em chia sẻ những suy nghĩ nhận định để chúng ta hiểu rõ hơn.
ĐC Giuse: xin tiếp nối ý tưởng truyền giáo bằng internet. Con ao ước và đã đề xuất những thao thức như Đức cha, những người ngoại thao thức có thể tìm hiểu đạo ở đâu? Có những trang nào về giáo lý dễ hiểu? Có quyển sách nào tìm hiểu đạo cho những người bình thường chưa biết Chúa đọc? Trong khi đó các nhà sách có nhiều kinh sách về Phật. Ngoài quyển Đạo yêu thương còn sách nào không? Con đã đặt hàng Bác Tám về 1 quyển cho sinh viên, xin bàn giao cho ĐC Chủ tịch…
Cha Tuyên: ĐC Oanh có tạp chí “Lạy Cha”, ra hàng tháng nhưng chủ yếu cho anh em dân tộc. Những giáo huấn trực tiếp và những tin tức chính quy, cần có nhóm nghiên cứu, người nuôi mới có thể ra những trang web tốt. Cũng cần thù lao xứng đáng cho người viết. Ban truyền giáo có tập Missio 3 tháng 1 lần, có Giáo huấn Giáo Hội, tin tức Giáo Hội và các địa phương. Cơ bản có thể có nhưng nội dung và giữ bền vững mới là vấn đề.
Một Cha: 1 người Việt Nam hơn 1 người Nhật, 2 người Việt Nam bằng 2 người Nhật nhưng 3 người Việt Nam thua 3 người Nhật. Có những quyển sách nói chuyện về Ki-tô giáo cho người ngoài Công giáo rất hay, có thể chuyển ngữ…
Khai triển Ad Gentes là điều quan trọng, cần đào tạo để có chiều sâu hơn.
Sau phần giải lao, Sau giải lao:
Cha Tuyên – Những việc cần làm
Những Đại Hội trước có quyết định nhiều điều mà chưa làm.
- Đại hội Loan báo Tin mừng lần I: Người Thừa sai trên cánh đồng sứ vụ, 2009 tại Sài-Gòn, nêu và phân tích tình hình 50 năm truyền giáo tại Việt Nam và định hướng loan báo Tin mừng thời gian tới .
- Đại hội Loan báo Tin mừng lần II: Ki tô hữu chứng nhân và khí cụ loan báo Tin mừng tại Xuân Lộ, trang web Tinvui Xuân Lộc tiếp tục đến nay.
- Đại hội Loan báo Tin mừng lần III: Canh tân hoạt động loan báo Tin mừng tại Việt Nam ngày nay. ĐC Anphong mới chân ướt chân ráo nhận công tác, có các cuộc gặp gỡ chuẩn bị. Có cả cuộc gặp chia sẻ của 8 UB/HĐGM , thao thức cho Đại hội Loan báo Tin mừng lần này.
Các quyết định gồm: ưu tiên đào tạo nhân sự, ứng dụng phương pháp truyền thông, quan tâm hội nhập văn hóa, tăng cường hoạt động bác ái xã hội. Lần 2 tiếp tục thực hiện hoạt động bác ái xã hội và huấn luyện nhân sự truyền giáo. Các lần gặp gỡ khác đề nghị biên soạn Cẩm nang Truyền giáo, phổ biến các Giáo huấn của Giáo Hội, biên soạn các sách nhỏ để giới thiệu Đạo, lập trang web truyền giáo và tủ sách truyền giáo.
Sách Cẩm Nang cho việc Loan báo Tin mừng có các phần:
1. Giải thích về Loan báo Tin mừng
2. Tại sao phải Loan báo Tin mừng (câu Kinh thánh à luận cứ)
3. Đức Giêsu Người loan báo Tin mừng lý tưởng (có Chúa Thánh Thần, Cha sai đi, chỉ nói điều cha muốn, luôn giữ lệnh cha truyền, dám hy sinh mạng sống…)
4. Cách thức Loan báo Tin mừng của Chúa Giêsu (gặp gỡ, kể chuyện…)
5. Dung mạo của người Loan báo Tin mừng hôm nay (huấn luyện nội tâm, biết từ bỏ, phục vụ, sống phó thác, hiểu biết về đức tin, văn hóa, phân biệt các giá trị, có khả năng cộng tác, đối thoại lắng nghe, chia sẻ và nâng cao đời sống cho con người).
6. Xạy dựng 1 cộng đoàn mới: xây dựng nhóm nhỏ mở ra, mô hình truyền giáo ban đầu
7. Các Ban Loan báo Tin mừng trên toàn quốc
Đây là điểm quy chiếu chứ không phải những câu chuyện truyền giáo, hướng dẫn cách thức, sách tùy thân cho nhà truyền giáo.
Việc phổ biến các Giáo huấn truyền giáo của Giáo Hội : cần có người khởi đầu, cần có thời gian, hợp tác. Quan trọng là cho người lương…Tòa Thánh có cơ quan nói về truyền giáo, wireless, xuất bản sách vở tài liệu, mạng lưới toàn cầu… Lý tưởng nếu có các Dòng cộng tác. Thực tế hiện tại mỗi Giáo Phận có Ban truyền thông nhưng cũng chưa có bài vở nhiều, cắt xén của người khác, có khi không có quyền quyết định, phải xin phép, kiểm duyệt…
Trang web cần có những tin tức Giáo Hội, nghiên cứu của các nhà thần học…
Có các việc còn bỏ ngỏ: với việc bác ái xã hội khi nào cũng có, tình thương đi trước đưa tin đến sau, không có thống kê và chia sẻ cho nhau vì vấn đề tế nhị… Đào tạo nhân sự cho đến nay Giáo Phận Xuân Lộc đóng góp nhiều. Thường Huấn linh mục và các dòng mời chia sẻ, UB cũng dịch khá nhiều các giáo huấn của Giáo Hội và một số sách, phối hợp với UB Gia đình và UB Liên tôn thực hiện một số hoạt động.
Cần tăng cường liên kết với các UB, các Giáo Phận và Dòng tu, thúc đẩy những anh chị em đang hoạt động truyền giáo, các lớp huấn luyện về truyền giáo tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn, tác nhân Tin mừng.
Có các thành quả: dấn thân hợp tác chia sẻ, hội nhập văn hóa, giúp những anh chị em dân tộc, trang thông tin, tủ sách loan báo Tin mừng… Chúng ta không thể có ngay 1 lúc.
Cần chia ra 2 mảng
- Hỗ trợ việc Loan báo Tin mừng.
- Trực tiếp loan báo Tin mừng.
Tiếp đến, các Giáo tỉnh họp để đề xuất những đóng góp, đề nghị cho công tác loan báo Tin mừng...
Buổi chiều là phần đúc kết chung, đưa ra quyết nghị cho Đại Hội và đi hành hương Đức Mẹ La Vang.
FMM/VN.