Đại Hội Truyền giáo Toàn quốc tại Trung Tâm Mục vụ Huế
Buổi chiều ngày thứ hai - 02/09/2015
Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng (Giáo Phận Phát Diệm)
DẠY GIÁO LÝ THEO ĐỊNH HƯỚNG TRUYỀN GIÁO
Canh tân hoạt động Huấn Giáo và đọc Kinh thánh theo Ad Gentes
Cám ơn Soeur hát cải lương Lời Chúa rất hay. Chúa Giêsu nói: “Hãy đi và làm như vậy”… Mục đích của loan báo Tin mừng là thế, mọi bài giáo lý làm người ta thích thú, muốn nghe lại và còn xin về để học. Một vài câu hỏi:
• Từ câu chuyện ăn gỏi cá, chúng ta có khả năng dạy giáo lý khiến người khác muốn nghe và đi loan truyền không?
• Câu chuyện 2: người đọc bản tin truyền hình và người là nạn nhân trong vụ tai nạn, ai kể lại câu chuyện sống động hơn?
• Các em học giáo lý cảm thấy như thế nào sau khi học, các thủ bản hiện có có giúp người dạy tạo nên niềm vui phấn khởi cho người học không?
Chúng tôi muốn lắng nghe kinh nghiệm của chính anh chị em Giáo lý viên, là những người trực tiếp Loan báo Tin mừng… Chúng ta cần làm sao giúp người học thích thú và sau khi học xong cảm thấy muốn chia sẻ cho người khác…
1. Cần canh tân phương pháp dạy giáo lý : cần một cuộc canh tân hoán cải, không chỉ thêm bớt nhưng thay đổi toàn diện từ 1 Giáo Hội bảo thủ sang 1 Giáo Hội loan báo Tin mừng. Chúng ta thường dạy như 1 lớp học bên ngoài, chú trọng hiểu biết mà chưa làm họ cảm nhận niềm vui cứu độ, chưa dẫn đến lối sống. Cần huấn luyện cho họ hiểu biết, cảm nhận, yêu mến và đi đến hành động. Một xứ đạo ông bà quản dạy giáo lý chúng nó đố lại, nếu ông quản cắt nghĩa được Bí Tích Thánh Thể là gì thì con sẽ học tiếp. Ông quản nghĩ ngợi rồi bỏ đi! Vậy canh tân như thế nào?
2. Liên Hội Đồng Giám mục Á châu kêu gọi nhiều lần, cần dạy giáo lý theo phương pháp kể chuyện, gợi ý…
Vận dụng các câu chuyện, dụ ngôn và biểu tượng cách phù hợp. có 4 vấn đề:
- Người kể chuyện: là chúng ta, vai trò hết sức quan trọng. Có những câu chuyện rất dở nhưng người kể hài hước làm nó hấp dẫn. Khắp nơi có những phong trào tìm việc công tình yêu nước ngoài. Một anh làm công ty Đài Loan chủ trả lương tốt, làm việc nhẹ nhàng thích thú… Một người bệnh tìm được bác sĩ giỏi kể cho người khác họ được chữa khỏi như thế nào với những tình tiết rất hay. Có cha đi ra nước ngoài về giáo dân phải nghe chuyện cả năm! Lòng đầy rồi phải tràn ra. Chúng ta không có hứng kể chuyện giáo lý vì lòng chúng ta chưa đầy. Cần rót thêm vào ly mới tràn được. Tin lành hăng say giảng Kinh thánh vì lòng đầy hăng say, sau khi học - hiểu - sống họ muốn trao chia. Người dạy giáo lý cần có kinh nghiệm về Chúa Giêsu. Câu chuyện hay nhất, sống động hấp dẫn nhất là kể về cuộc đời mình. Khi dạy giáo lý chúng ta cũng không chỉ dạy sách vở mà truyền 1 đức tin đã thấm nhập vào đời mình, 1 đức tin nhập thể, có máu có thịt của chính mình sẻ chia cho người khác. ĐTC Phanxicô nói: 1 người không xác tín, không sống, không yêu sẽ không thuyết phục ai hết. Người ta chỉ học cho xong. Cần có đời sống chứng nhân vì con người hôm nay tin vào hành động hơn là lý thuyết.
- Câu chuyện kể: chúng ta kể lại câu chuyện về Chúa Giêsu, một câu chuyện hấp dẫn lắm. Đừng để đủ thứ chuyện linh tinh làm nó mất giá trị. Sứ điệp Tin mừng phải tập trung vào những điều cốt yếu, đẹp nhất, lôi cuốn nhất… Đơn giản nhưng vẫn thâm sâu và tỏa sáng tình thương cứu độ, đầy sức thuyết phục. Điều đó đã được mạc khải nơi Đức Kitô chết và sống lại. Đừng dùng nhiều từ trừu tượng và nhấn mạnh những bổn phận luật lệ. Ngay cả dạy luân lý cũng tráng “phải” thế này thế kia. Nếu đi lễ mà không cảm thấy hạnh phúc thì Giáo lý viên có nói gì họ cũng không tin. Cần thể hiện vẻ đẹp của Tin mừng.
- Ngôn ngữ kể chuyện: tránh những ngôn từ hữu thể luận khó hiểu… Cha Pio Hậu có lối kể những câu chuyện rất thú vị làm mọi người thích thú, nhờ đó họ đón nhận và chia sẻ niềm vui cứu độ dễ dàng. Cần kể cách cụ thể dễ hiểu, đánh động người nghe. Cần truyền đạt một ý tưởng, một tâm tình, một hình ảnh… để truyền đạt chân lý Tin mừng.
- Người nghe kể chuyện: có những lãnh vực chúng ta không chạm được, cần làm hết sức mình và tin tưởng vào Chúa Thánh Thần. Nhưng khi kể chuyện cho họ, chúng ta cần lưu ý những tình tiết đánh động người khác, đánh động con tim họ, khơi gợi những điểm còn nằm ngủ nơi họ. Chuyện người này lôi kéo chuyện người kia… Khi họ cảm thấy thú vị họ cũng trở thành người kể chuyện tốt. Cần giúp người nghe cảm nhận câu chuyện Chúa Giêsu và có khả năng kể câu chuyện cuộc đời họ. Giúp họ hiểu Chúa Giêsu và giúp Chúa Giêsu chạm đến con tim họ, họ sẽ thay đổi. Làm như thế nào để sau khi đón nhận Chúa Giêsu họ thành người kể chuyện tin mừng cho người khác. Đó là điều bắt buộc chúng ta phải làm. Hai môn đệ đầu tiên gặp gỡ Chúa Giêsu và về kể lại, đồng thời đưa người khác đến gặp gỡ Chúa. Nếu không chúng ta sẽ thất bại. Mọi môn đệ phải là môn đệ thừa sai, nhà truyền giáo.
Mời Đại Hội trao đổi với Đức Cha dựa trên 3 điểm: thủ bản giáo lý, người dạy giáo lý và người học giáo lý.
Câu hỏi thảo luận:
Bạn có kinh nghiệm gì trong việc dạy giáo lý cho dự tòng?
Có những khó khăn và thuận lợi nào
- Từ phía GLV?
- Từ thủ bản giáo lý?
- Từ các dự tòng?
• Vấn đề của nhiều giáo xứ: không đào tạo giáo lý viên đủ, cha không dạy, làm sao có sự ràng buộc và ý thức dấn thân dạy giáo lý?
- Giáo lý viên là vấn đề quan trọng nhất, yếu tố con người hết sức căn bản. Việt Nam có nhiều mặt đi lên nhưng thấy rõ khủng hoảng nhân sự, nhất là những thành phố lớn. Miền quê những người có trình độ khả năng bỏ đi hết, cũng khó khăn vớ đại ông quản… Làm sao họ có lửa, có niềm vui và nhiệt huyết? ĐTC trả lời rồi, chúng ta không làm được, cần hoán cải mục vụ, thay đổi lại kế hoạch mục vụ… Trong các cộng đoàn tu trì và Giáo Phận cả tôi nữa, dành bao nhiêu phần trăm thời giờ, kinh phí công sức cho xây dựng, cho các lễ hội? Nhiều lắm. Chúng ta mất rất nhiều giờ cho các lễ mừng, qua đó đem được bao nhiêu người về với Chúa. Cần hoán cải Mục vụ mà chính tôi cũng chưa đủ can đảm làm triệt để.
- ĐTC nói “Tôi ước mơ chọn lựa truyền giáo – một nỗ lực truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự để các thói quen, hành động, ngôn ngữ và cơ cấu của Giáo Hội được khai thông để loan báo Tin mừng cho thế giới hôm nay hơn là bảo tòan Giáo Hội. Nếu chỉ củng cố nội bộ không sớm thì muộn chúng ta sẽ các nước đang trong tình trạng băng giá đời sống, 1 Giáo Hội trống trơn!”
- Câu chuyện Ratzinger kể trong 1 quyển sách về 1 đám xiếc về diễn tại một làng nghèo, người ta tới trễ và có 1 đám cháy xảy ra, chàng hề hóa trang rồi chạy vào làng báo cho họ nhưng họ chỉ lăn ra cười! Cho đến khi cháy trụi hết… Chúng ta cần nghe ĐGH kêu gọi, hoán cải Mục vụ để Giáo Hội ngày càng lớn mạnh.
• Kontum thách đố Ad Gentes Tin mừng : anh em Tin lành sau 5 năm có trên 90.000 tín hữu. Chúng ta có thể học hỏi cách phổ biến Kinh thánh của người Tin lành, họ dẫn dụ được rất nhiều người theo Chúa. Phải chăng nội dung giáo lý cản trở chúng ta đem người khác về với Chúa? Cần làm sao cho giáo lý nhẹ nhàng giúp người ta gặp gỡ Chúa Giêsu và sau đó hồ hởi loan báo Chúa Giêsu cho người khác?
- Công Giáo là đạo khó, nhưng phải giữ cho khó vì đúng bản chất của nó. Làm sao dạy giáo lý đơn giản nhưng lôi cuốn nhất? Không thể là giản lược đức tin nhưng cần đặt nền tảng trên ơn cứu độ của Chúa. Cần trình bày giáo lý đức tin rồi đến bí tích, phụng vụ. Đừng cạnh tranh tôn giáo, anh em Tin lành có thể hơn về số lượng nhưng chúng ta cần trình bày đủ nội dung giáo lý với vẻ đẹp của Phúc Âm. Đừng sợ vì Chúa Thánh Thần sẽ làm việc. Có nơi anh em Tin lành rao giảng trước nhưng sau đó họ lại trở lại Công Giáo. Tin lành gieo mà Công Giáo gặt, đứng nhìn vào số lượng mà tập trung vào sứ điệp quan trọng nhất. Cứ làm việc còn kết quả Chúa lo.
• Cha Tuyên: có dịp làm việc với nhiều vị nổi tiếng, họ nhận định có nhiều nguy cơ… Họ đặt vấn đề truyền đạo và nói “Truyền đạo hay rao bán đạo? Nếu rao bán thì giá quá rẻ, vài gói mì chúng tôi cũng cho được…”. Nhưng truyền giáo thực sự là chia sẻ niềm vui cho người khác, cần diễn tả niềm vui của chúng ta qua cuộc sống đầy hy vọng. Khó mà chúng ta học được thì mới có giá trị.
- Chúng ta loan báo Tin mừng là truyền giáo, anh em Tin lành cũng truyền giáo, anh em Chính thống cũng truyền giáo. Nhưng mục đích của chúng ta là mời gọi họ thành Ki-tô hữu và gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và truyền giáo chỉ đạt mục đích khi thiết lập thành 1 cộng đoàn Giáo Hội địa phương. Nhưng cần nhớ Nước Trờ lớn hơn Giáo Hội Công Giáo. Đó là định hướng cuối cùng cho tất cả chúng ta. Các anh em Ki-tô giáo khác cũng hướng về Nước Trời và Chúa sẽ thanh lọc hết để chỉ còn Nước Trời.
FMM/VN