Nước Anh sợ Hồi Giáo quá khích, từ chối Visa các Giám Mục từ Trung Đông

Các quan chức của Anh đang bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã từ chối cấp visa cho phép các giám mục từ Trung Đông đi Anh Quốc để tham dự một lễ thánh hiến của một nhà thờ 'tị nạn', là của những người đã chạy thoát khỏi khu vực bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chiếm đóng.

Nước Anh sợ Hồi Giáo quá khích, từ chối Visa các Giám Mục từ Trung Đông

Các quan chức của Anh đang bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã từ chối cấp visa cho phép các giám mục từ Trung Đông đi Anh Quốc để tham dự một lễ thánh hiến của một nhà thờ 'tị nạn', là của những người đã chạy thoát khỏi khu vực bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chiếm đóng.

"Đây là những vị có trách nhiệm mục vụ đối với các Kitô hữu của các vùng bị ISIS chiếm giữ," ĐứcTổng Giám mục Athanasius Toma của Giáo Hội Chính Thống hệ phái Syriac ở Anh cho biết: "Đó là lý do tại sao chúng tôi không thể hiểu, vì lý do gì mà nước Anh đã đối xử với họ như thế này?"

'Hệ phái Syriac' là một trong nhiều giáo hội Chính thống giáo có sự hiệp thông trọn vẹn với Đức GiáoHoàng.

Trích nguồn tin từ báo The Sunday Express, các Giám Mục bị từ chối visa là Tổng Giám mục Nicôđêmô Daoud Sharaf của giáo phận Mosul và Tổng Giám Mục Timothius Mousa Shamani của nhà thờ st. Mathew ở miền bắc Iraq.

Tương tự như vậy, Tổng Giám mục Selwanos Boutros Alnemeh của giáo phận 'Homs và Hama' ở Syria cũng bị từ chối cấp visa. Đối với trường hợp này, quan chức đại sứ quán cho biết họ không thể miễn trừ chính sách ngăn cấm thị thực Visa cho mọi công dân Syria.

Hai vị Tổng giám mục từ Iraq đó dự định đi thăm viếng những giáo dân cũ hiện đang tị nạn tại London và thánh hiến Nhà thờ St. Thomas ngày 24 tháng 11, là ngôi nhà thờ Chính thống giáo hệ phái Syriac đầu tiên ở Anh Quốc. Nữ hoàng Elizabeth II và Thủ tướng Theresa May đó gửi thông điệp chúc mừng, và Thái tử Charles của xứ Wales sẽ đích thân tới tham dự và đọc diễn văn.

Ông Martin Parsons, người đứng đầu của phòng nghiên cứu Quỹ Barnabas, là một cơ quan viện trợ Kitô giáo ở Vương quốc Anh, đã gay gắt chỉ trích các quan chức Anh. Ông tố cáo:

"Thật mà khó tin rằng các Kitô hữu bị bách hại này, là những người đến từ cái nôi của Kitô giáo, đã bị từ chối vì 'không còn chỗ trọ,' trong khi Vương quốc Anh lại đang chào đón những kẻ Hồi giáo đang bách hại Kitô hữu".

Một phát ngôn viên của sở Nội Vụ trả lời rằng tất cả các đơn xin thị thực phải được cứu xét từng trường hợp một và người nộp đơn phải chứng minh họ hội đủ quy định nhập cư.

Trong một bài xã luận, Quỹ Barnabas đà chỉ trích những mối quan tâm của các viên chức chính quyền về hai vị giám mục của Iraq là "giả tạo." Quỹ bác bỏ lời tuyên bố rằng các giám mục đó không có đủ tiền để tự nuôi mình ở Anh và có thể họ không muốn rời khỏi nước Anh.

"Bất cứ ai đó có chút quan tâm về tình hình thế giới hiện nay, thì đều biết rằng hai vị ấy đang có trách nhiệm mục vụ cấp bách ở các khu vực Kitô giáo mới được giải thoát khỏi bọn ISIS," Quỹ Barnabas nói.

"Việc từ chối visa cho một vài ngày này là triệu chứng của một vấn đề sâu hơn trong các Văn phòng ở Vương quốc Anh," bài xã luận viết. "Trong thực tế, đây không phải là lần đầu tiên mà những nhà lãnh đạo Kitô giáo đang chịu khủng bố bị chính quyền Anh Quốc từ chối cấp visa, và cũng không phải là vấn đề chỉ giới hạn cho các Kitô hữu Chính Thống Giáo mà thôi."

Quĩ đã kể ra những visa bị từ chối trước đây, như trường hợp mục sư Tin lành Iraq là Majeed Rashid Kurdi, được mời đi diễn thuyết ở Anh do Quỹ Barnabas tổ chức.

Quỹ Barnabas đã từng phản đối hướng dẫn của bộ Nội Vụ Vương quốc Anh, cho phép tị nạn toàn bộ các đảng viên cao cấp của đảng Muslim Brotherhood (Huynh Đệ Hồi Giáo) của Ai Cập, mặc dù nhóm này bị cáo buộc kích động bạo lực chống lại các Kitô hữu ở Ai Cập.

Quỹ cũng đặt câu hỏi tại sao visa đó được cấp cho hai nhà lãnh đạo Hồi giáo người Pakistan là những người ủng hộ luật chống báng bổ nghiêm khắc và chủ trương giết ngay lập tức các Kitô hữu bị buộc tội bỏng bổ, như bà Asia Bibi. Hai người này đã đến Vương quốc Anh vào tháng Bảy và đi thăm nhiều đền thờ Hồi giáo.

"Rõ ràng có một vấn đề nghiêm trọng từ hệ thống, khi mà các nhà lónh đạo Hồi giáo ủng hộ đàn áp được bật đèn xanh, trong khi các chuyến thăm mục vụ ngắn của các nhà lãnh đạo Kitô giáo cao cấp bị từ chối, như của Đức Tổng Giám Mục Mosul, mà giáo đoàn đang phải đối mặt với nạn diệt chủng" Quỹ Barnabas núi.

Quỹ Barnabas kêu gọi bộ Nội Vụ Anh Quốc phải khắc phục vấn đề.

Được biết, Quỹ Barnabas đang trợ giúp hơn 8.000 Kitô hữu thoát khỏi những bức hại từ nhóm Nhà nước Hồi giáo. 

(Biển Đức Phan Anh, VCN 08.12.2016)