Quốc Vụ khanh Vatican đưa ra bảo đảm về các cuộc đàm phán với Trung quốc

“Trong thực tế, có hai cộng đồng mà cả hai mong muốn được sống trong sự hiệp thông trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô. Mục tiêu của chính sách ngoại giao Vatican là để chứng kiến hai cộng đồng được hòa giải, bao bọc lẫn nhau, ban phát và và lãnh nhận lòng thương xót trong một tuyên ngôn chung của Tin Mừng", Đức Hồng y Pietro Parolin.

Quốc Vụ khanh Vatican đưa ra bảo đảm về các cuộc đàm phán với Trung quốc

Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Thành quốc Vatican, đã xác nhận rằng Tòa Thánh đang tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán ngoại giao với Trung quốc, nhưng hứa rằng Vatican sẽ không cố mặc cả để có thể gây bất lợi cho người Công giáo Trung quốc trung thành.

Các cuộc đàm phán với Bắc Kinh, Đức Hồng y cho biết, đang tiếp tục “với một tinh thần thiện chí về cả hai phía.” Nhưng trong một cuộc phỏng vấn dài với nhật báo Avvenire, Ý, ngài nói rằng cần phải có “thời gian, sự kiên nhẫn, và có tầm nhìn xa” để đi đến một thỏa thuận sẽ làm hài lòng cả hai bên.

Từ quan điểm của Vatican, Quốc Vụ khanh cho biết, việc xem xét quan trọng nhất là lợi ích của Giáo Hội:

Đối với Tòa Thánh, điều đặc biệt quan trọng là làm sao người Công giáo Trung quốc có thể sống đức tin của mình một cách tích cực, đồng thời cũng là công dân tốt, góp phần tăng cường sự hài hòa trong xã hội Trung quốc.

Đức Hồng y Parolin nhấn mạnh rằng Vatican không tìm cách củng cố vị thế của Giáo Hội “công khai” được nhà nước bảo kê mà trả giá Giáo Hội “hầm trú”. Trong thực tế, ngài lập luận rằng khuynh hướng xem Công giáo Trung quốc như chia thành hai cơ quan này “không tương ứng với thực tế lịch sử, đối với đời sống đức tin của người Công giáo Trung quốc.” Ngài giải thích: “Trong thực tế, có hai cộng đồng mà cả hai mong muốn được sống trong sự hiệp thông trọn vẹn với Đấng kế vị Thánh Phêrô.” Mục tiêu của chính sách ngoại giao Vatican, ngài tiếp tục, là để “chứng kiến hai cộng đồng được hòa giải, bao bọc lẫn nhau, ban phát và và lãnh nhận lòng thương xót trong một tuyên ngôn chung của Tin Mừng đó là sự thực đáng tin cậy.”

Đức Hồng y Parolin cũng trả lời các câu hỏi về tình trạng bạo lực ở Trung Đông, lưu ý rằng “sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài thường xuyên đóng góp, vì tất cả các loại lý do, từ sự tăng lên của xung đột cho đến sự đau khổ của người dân.” Ngài nhắc lại lập luận của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng Kitô giáo không phải là chiến tranh với Hồi giáo, lưu ý rằng trong số các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, người Hồi giáo đông hơn nhiều các Kitô hữu. Đó là chiến lược của Nhà nước Hồi giáo, ngài nhận xét, miêu tả cuộc xung đột là một cuộc xung đột tôn giáo. Phương Tây, Đức Hồng y nói, nên cẩn thận “đừng rơi vào bẫy của họ.”

Đề cập đến vấn đề nhập cư, Đức Hồng y Parolin bác bỏ lập luận rằng các quốc gia phương Tây nên đóng cửa biên giới của họ để bảo vệ bản sắc văn hóa Kitô giáo của họ. “Tinh thần chào đón là một phần thiết yếu của căn tính Kitô giáo,” ngài nói.

Jos. Tú Nạc, NMS