Những người trẻ Công giáo, cánh hữu và Đức Giáo hoàng

...họ yêu Đức Phanxicô nhiều như đại đa số người Công giáo, trẻ hay không trẻ trên thế giới. 41% cho rằng lời nói, hành vi, bài viết của ngài có một ảnh hưởng trong đời sống đức tin và nghề nghiệp của họ. 45% có ý kiến tích cực hơn về Giáo hội kể từ ngày giáo hoàng Argentina kế vị giáo hoàng Đức. Chỉ có 3% có ý kiến ít tích cực hơn.

Những người trẻ Công giáo, cánh hữu và Đức Giáo hoàng

Các người trẻ công giáo không nhất thiết phải yêu Đức Phanxicô. Nhưng họ yêu. Đó là một trong các nghịch lý mà cuộc thăm dò của báo Đời Sống với các người tham dự Ngày Thế Giới Trẻ ở Cracovia cho thấy.

Tại sao họ không nhất thiết (hoàn toàn) phải yêu Đức Phanxicô. Bởi vì, về mặt xã hội và chính trị, họ cảm thấy gần với đường hướng của Đức Bênêđictô XVI hơn, cứ cho rằng thế. Một cách theo cơ cấu, và hàng loạt, các người trẻ công giáo khẳng định mình ở cánh hữu. Đương nhiên, một phần ba trong số họ từ chối không đứng vào một trục chính trị, phản ảnh dị ứng của thế hệ họ đối với quan điểm cổ điển.

Cũng lại đương nhiên, so với cuộc thăm dò đầu tiên của chúng tôi năm 2011, họ ít gắn bó với cánh hữu đang lên hơn là loại bỏ cánh tả đang có chỗ. Các con số thì rõ ràng. Bây giờ họ 10 lần đông hơn cho mình ở cánh hữu, chứ không ở cánh tả. Nếu chúng ta để ý đến môi trường xã hội và tôn giáo của họ, chúng ta sẽ thấy trước tiên hết, họ ở trong thành phần thúc bách nhất với việc bầu chọn Đức Jorge Bergoglio, giáo hoàng mà báo chí quốc tế dễ dàng cho là “giáo hoàng cánh tả” – điều mà ngài luôn khước từ.

Làm sao họ yêu (rất nhiều) Đức Phanxicô. Trước tiên hết, giả định là phải dè chừng. Dù sao cuộc thăm dò cũng đặt lại vấn đề này. Người ta có thể đặt giả thuyết rằng, có vẻ người trẻ theo “Bergoglio” nhiều hơn là người lớn tuổi của họ, hoặc họ dễ dàng chấp nhận để Đức Phanxicô thúc đẩy họ. Vậy thì đúng, họ yêu Đức Phanxicô nhiều như đại đa số người Công giáo, trẻ hay không trẻ trên thế giới. 41% cho rằng lời nói, hành vi, bài viết của ngài có một ảnh hưởng trong đời sống đức tin và nghề nghiệp của họ. 45% có ý kiến tích cực hơn về Giáo hội kể từ ngày giáo hoàng Argentina kế vị giáo hoàng Đức. Chỉ có 3% có ý kiến ít tích cực hơn.

Ngoài phía con người, còn phía ý tưởng. 62% cảm thấy gần hoặc rất gần với quan điểm của Giáo hội về việc đón nhận người di dân và người tị nạn, một chủ đề chính của triều giáo hoàng hiện nay, 73% về các chủ đề của Thông điệp Chúc Tụng Chúa (Laudato Si) và các quan điểm của Giáo hội về môi sinh. Các điểm họ gần với giáo điều của Giáo hội như việc bảo vệ sự sống (72%) hay về tính dục (70%), hai chủ đề được phát triển lâu dài từ thời triều Đức Gioan-Phaolô II.

Các chi tiết cho thấy, những người nói gắn dính “rất gần” trên các vấn đề di dân chỉ 25%, ngược với 52% về vấn đề bảo vệ sự sống. Như thế cơ cấu gắn dính cũng không vững chắc, và đó là hợp lý cho một thế hệ ở bên phía cực hữu. Ngược lại, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng muốn “xây cầu chứ không xây tường” có vẻ như là cái thắng rất mạnh so với các tư tưởng cực hữu, khá yếu nơi những người tham dự Ngày Thế Giới Giới Trẻ.

Nghịch lý này có thể che một nghịch lý khác. Trên quan điểm đối với các tôn giáo khác, các người trẻ có vẻ gần với đường hướng của Đức Bênêđictô XVI, chống chủ nghĩa tương đối hóa, hơn là gần với đường hướng gần gũi với tất cả các tôn giáo. 55% trong số họ tuyên xưng chỉ có một tôn giáo đích thực (trong đó có  44% cho rằng các tôn giáo khác cũng có những sự thật căn bản). Như thế có 10 điểm hơn năm 2011. Ở đây các giá trị căn tính tiến triển mặc cho các giá trị của khác biệt. Các người trẻ “Công giáo ++” khẳng định mình hơn trong sự gắn dính với chân lý đức tin Kitô giáo.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 29.07.2016/
lavie.fr, Jean-Pierre Denis, chủ biên, 2016-07-06)