Đức Thánh Cha Phanxicô: khi đau khổ, cuộc sống chiếu tỏa nhiều ánh sáng chói lọi hơn

Lòng trắc ẩn là một sự đáp lại thật xứng đáng cho giá trị to lớn của người bệnh, một sự đáp lại với sự tôn trọng, cảm thông và nhân hậu, vì giá trị thánh thiêng của đời sống bệnh nhân không bị mất đi, nó cũng không bị mờ tối đi, ngược lại nó chiếu tỏa với nhiều ánh sáng chói lọi hơn trong cơn đau đớn và sự bất lực của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô: khi đau khổ, cuộc sống chiếu tỏa nhiều ánh sáng chói lọi hơn

Những chuyên viên sức khỏe là “những hiện thân thật sự” của lòng thương xót, Đức Thánh Cha Phanxcô nói hôm thứ Năm trong bài huấn giáo với Hiệp hội Y khoa Tây Ban Nha và Mỹ Latinh. Ngài nói, và nó thật phù hợp với Năm thánh Lòng Thương xót để diễn tả sự tri ân đối với những người qua sự cống hiến và khả năng chuyên môn giúp đỡ những ai đang chịu đau đớn.

Đức Thánh Cha nói, giá trị của thầy thuốc không chỉ dựa trên những kỹ năng nhưng chủ yếu vào lòng trắc ẩn và thái độ thương xót dành cho những người đang đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Lòng trắc ẩn là linh hồn của thuốc điều trị và lòng trắc ẩn không phải là thương hại, nhưng nó là cùng chia sẻ nỗi đau. 

Ngài tiếp tục: Lòng trắc ẩn không phải lúc nào cũng được đón nhận chân tình trong nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và kỹ thuật cao này vì đôi khi nó bị coi như một sự nhục nhã. Thậm chí có người núp bóng sau lòng trắc ẩn được đưa ra để biện minh cho việc giết một bệnh nhân. Lòng trắc ẩn thực sự, Đức Thánh Cha Phanxico nói, không phải là gạt ra ngoài lề, không làm xấu mặt hay loại trừ và không mừng rỡ khi một bệnh nhân qua đời. Không, đây là sự chiến thắng của lòng ích kỷ, chiến thắng của “văn hóa loại bỏ” là loại văn hóa từ chối những người không phù hợp với một số tiêu chuẩn nào đó về sức khỏe, sắc đẹp hay kỹ năng thực tế.

“Sức khỏe là một trong những ân ban quý giá nhất mà mọi người đều khao khát có được,” Đức Thánh Cha nói. “Kinh Thánh Truyền thống đã luôn đề cao sự gần gũi giữa ơn cứu độ và sức khỏe, cũng như những hàm ý qua lại và hài hòa của 2 vấn đề này. Cha muốn nhớ đến cái danh hiệu mà các Tổ phụ Giáo hội đã sử dụng để nói về đấng Ki-tô và công cuộc cứu độ của Người: Christus Medicus. Người là Mục tử Nhân lành chăm sóc cho những con chiên bị thương và an ủi những con chiên đau bệnh (Ez 34,16); Người là người Samaritano nhân hậu đã không bỏ đi qua người bị thương nặng nằm bên vệ đường, nhưng đã động lòng trắc ẩn, ông chữa lành và phục vụ (Lc 10.33 đến 34).

Truyền thống Y khoa Kitô giáo đã luôn được lấy cảm hứng từ dụ ngôn người Samaritano nhân hậu. Nó đã được đóng ấn tín bằng tình yêu của Con Thiên Chúa, người ‘đã ra đi để làm những điều tốt đẹp và chữa lành tất cả những ai đang sầu khổ’ (Cv 10:38). Thật tốt lành biết bao nhiêu khi việc điều trị y khoa được thực hiện trong tâm tình coi người bệnh như anh em mình, như máu thịt mình, và là sự huyền nhiệm của máu thịt của chính Chúa Ki-tô phản chiếu qua thân thể bị thương tật của Người! ‘Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm chính cho Ta vậy’ (Mt 25:40).

Đức Thánh Cha tiếp tục, lòng trắc ẩn là một sự đáp lại thật xứng đáng cho giá trị to lớn của người bệnh, một sự đáp lại với sự tôn trọng, cảm thông và nhân hậu, vì giá trị thánh thiêng của đời sống bệnh nhân không bị mất đi, nó cũng không bị mờ tối đi, ngược lại nó chiếu tỏa với nhiều ánh sáng chói lọi hơn trong cơn đau đớn và sự bất lực của mình. Đây là điều người ta hiểu được khi thánh Camillo de Lellis với lòng tôn trọng những bệnh nhân đang điều trị: “Hãy đặt con tim nhiều hơn nữa vào những bàn tay đó.”

Tính mỏng dòn, đau đớn và bệnh tật là những bài kiểm tra khó khăn đối với mọi người, gồm cả những nhân viên y tế; những bản tính này là một tiếng kêu gọi sự kiên nhẫn, sự đồng cảm; vì thế một ai đó không thể nào đầu hàng trước cám dỗ phải giải quyết thật nhanh, đơn giản vì đó những giải pháp thuộc chức năng và điều trị nhanh do lòng trắc ẩn sai lệch hay do những tiêu chuẩn về tính hiệu quả hay giảm chi phí. Phẩm giá của cuộc sống con người có nguy cơ bị đánh mất; phẩm chất của sự cống hiến của y khoa có nguy cơ bị đánh mất.

Đức Thánh Cha Phanxico kết luận bằng xác quyết với những người hiện diện về sự trân trọng của ngài trước những cố gắng hàng ngày của họ để đồng hành, để nuôi dưỡng và làm nổi bật ân ban to lớn của con người. Ngài thúc giục những người hiện diện cầu nguyện và ngài cũng xin họ không quên cầu nguyện cho ngài.

Nguồn: news.va
Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/06/2016