Những Thông Điệp Quan Trọng Nhất Trong Tuần Thánh Của Đức Giáo Hoàng
Trong suốt Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khơi lên sự kịch tính của Cuộc Thương Khó Của Chúa Giê-su cũng đồng thời đối mặt với hai thử thách nhân sinh to lớn là: khủng hoảng người tị nạn và mối đe dọa khủng bố.
Vào Chúa Nhật Lễ Lá, liên kết với những lăng mạ thể chất và tinh thần mà Chúa Giê-su trải qua, ngài thương cảm tới các quốc gia ngày hôm nay với nền tảng Ki-tô giáo mà lại phớt lờ những người tị nạn.
ĐGH Phanxicô nói “Chúa Giê-su cũng đã trải nghiệm qua sự vô cảm lạnh lùng, bởi vì không ai muốn chịu trách nhiệm cho vận mệnh của mình. Tôi nghĩ bây giờ trong rất nhiều người, trong nhiều người nhập cư, nhiều người tị nạn, trong nhiều người di cư, trong số họ có rất nhiều người muốn chịu trách nhiệm cho vận mệnh của mình”.
Vào thứ Ba, ngày 22 tháng Ba, ba vụ tấn công khủng bố đã nổ ra ở Brussels, được biết đến như trái tim của Châu Âu, khiến 28 người tử nạn và hơn trăm người bị thương.
Trong suốt buổi tiếp kiến chung vào hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho những ai bị ảnh hưởng, và cũng cho cả những kẻ khủng bố.
Đức Giáo Hoàng nói “Xin Chúa, trong suốt Tuần Thánh này, an ủi những trái tim đau khổ và biến đổi tâm hồn những ai đang mù quáng bởi chủ nghĩa man rợ tàn ác”.
Vào hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng quỳ gối trước 12 người nam và nữ, những người tị nạn đang tìm kiếm quy chế tị nạn. Trong số họ có cả người Công Giáo, nhưng cũng có cả những người Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo. Đức Giáo Hoàng đã quỳ gối trước nỗi đau và nỗi sợ hãi bị trục xuất khỏi Châu Âu của họ.
ĐGH Phanxicô nói “ba ngày trước, một hành động của chiến tranh, của hủy diệt ở một thành phố Châu Âu, được gây ra bởi những kẻ không muốn sống trong hòa bình. Nhưng đằng sau những hành vi đó, cũng giống như đằng sau Giu-đa, có những kẻ khác. Đằng sau Giu-đa có những kẻ đưa tiền cho hắn ta vì thế Chúa Giê-su đã bị trao nộp. Đằng sau cử chỉ “đó”, có những xưởng chế tạo, những tay lái súng - những kẻ muốn đổ máu, không muốn hòa bình; họ muốn chiến tranh, chứ không phải tình huynh đệ”.
“Chúng ta thì khác, chúng ta khác biệt, chúng ta có nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, nhưng chúng ta là anh em với nhau và chúng ta muốn sống trong bình an”.
Trong buổi lễ, có gần 900 người di cư bắt buộc và những người tị nạn những người bang qua Địa Trung Hải trên những con thuyền nhỏ bé để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước khi đi, Đức Giáo Hoàng đến chào từng người một. Một nghĩa cử có lẽ không ai đã từng làm với họ từ khi họ trốn khỏi nhà mình.
Tối Thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện tại Đường Thánh Giá gần hí trường Colosseum ở Roma. Ngài đã đọc một lời cầu nguyện cảm động qua từng thập giá của thời đại chúng ta, bao gồm cả chủ nghĩa khủng bố.
ĐGH Phanxicô cầu nguyện “Ôi Thánh Giá Chúa Ki-tô, hôm nay chúng con cũng đã nhìn thấy Ngài nâng các anh chị em của chúng con bị giết chết, bị thiêu sống, bị thắt cổ và bị chặt đầu bởi những tay đao phủ man rợ trước sự im lặng hèn nhát. Ôi Thánh Giá Chúa Ki-tô, hôm nay chúng con cũng đã thấy Ngài trong biểu hiện của chủ nghĩa độc ác và trong các hành động khủng bố được thực hiện bởi những tín đồ của một vài tôn giáo đang phỉ báng thánh danh Thiên Chúa và đang sử dụng tên thánh Chúa để biện minh cho hành động bạo lực chưa từng có của họ”.
Vào Thứ Bảy Tuần Thánh, trong Đêm Vọng Phục Sinh tại quảng trường thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng đi xa hơn và tái kêu gọi rằng với sự phục sinh của Chúa Giê-su, người Công Giáo tin tưởng rằng sự dữ không bao giờ có tiếng nói cuối cùng.
Ngài diễn tả “Nguyện xin Chúa giải phóng chúng ta khỏi cạm bẫy này, khỏi trở thành Ki-tô hữu mà không có niềm hi vọng, người sống mà như thể Chúa chưa sống lại, như thể vấn đề của chúng ta là trung tâm của cuộc sống này”.
Và trong lời chúc lành Urbi et Orbi vào lễ Chúa Nhật Phục Sinh, ngài nhắc nhở Châu Âu về thực tế chủ nghĩa khủng bố dung dưỡng một vết thương nghiêm trọng hơn nhiều bên ngoài biên giới của nó.
“… các vụ tấn công gần đây ở Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria, Chad, Cameroon, Bãi biển Ivory và Irag”.
Bất chấp nỗi sợ hãi được cho là sẽ xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Roma, nó chứng tỏ rằng đây là một trong những sự kiện bận rộn nhất của Tuần Thánh, thu hút rất nhiều khách hành hương.
Có lẽ, đây cũng là bằng chứng cho thấy sợ hãi không bao giờ có tiếng nói cuối cùng.
(Ngày Mới, GNsP 30.03.2016/ Theo Rome Reports)