Trung Quốc, Đức Phanxicô có tránh được một sự ly khai?
Căng thẳng trên hàng giáo sĩ Trung Quốc để làm cho họ trung thành với Bắc Kinh hơn là trung thành với Vatican chưa bao giờ mạnh như vậy.
Một vài ngày trước khi Đức Phanxicô gặp Thượng phụ Kirill ở La Havana, Đức Phanxicô đã có một cuộc phỏng vấn với hãng tin Asia Times về Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp, chính tinh thần hiệp nhất tất cả Kitô hữu là động lực cho hành động của Tòa Thánh. Nhưng trong khi cuộc gặp ở La Havana đánh dấu một bước tiến ngoạn mục trong tiến trình hòa giải các Giáo hội Công giáo và Chính thống, thì hành vi cởi mở của Đức Phanxicô không có bao nhiêu tiếng vang ở Bắc Kinh. Bối cảnh của một sự ly khai ở Trung Quốc đã vượt lên khuôn khổ thuần túy tôn giáo và gần như khó tránh được.
Ở Trung Quốc những năm gần đây, tự do tôn giáo bị xâm phạm một cách đáng lo. Nhân danh chống “khủng bố ly khai”, đạo Hồi bị giới hạn triệt để ở bang Tân Cương. Ở khắp Trung Quốc, các tín hữu kitô bị xúc phạm và bách hại dưới mọi hình thức. Theo hiệp hội Tương trợ Trung Quốc (China aid), chỉ trong năm 2014, đã có không ít cả ngàn tín hữu tin lành bị bắt, bị tù. Người Công giáo cũng bị canh kỹ vì họ bị nghi ngờ theo đạo dưới quyền Vatican, một quyền lực ở bên ngoài Trung Quốc.
Trường hợp linh mục Yu Heping là một ví dụ, cha là thành viên tích cực của “giáo hội chui”, cha sống đức tin của mình xa sự đỡ đầu ngộp thở của hội Công giáo yêu nước. Tháng 11 vừa qua, tử thi của cha đã được tìm thấy. Cảnh sát nói đây là vụ tự tử, nhưng tử thi tử đạo của cha cho thấy, cha bị lực lượng cảnh sát tra tấn đến chết.
Không làm căng thẳng quyền lực Trung Quốc
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô quyết định không nhắc đến các bách hại mà tín hữu Kitô bị ở Trung Quốc, ngài dùng chiến thuật hòa giải cổ truyền của ngoại giao Vatican, tránh làm căng thẳng có thể làm tăng thêm các bách hại. Tuy vậy, Đức Giáo hoàng cũng kêu gọi đừng sợ quyền lực Trung Quốc, một lời tuyên bố khá bạo trong bối cảnh có các căng thẳng địa chính trị trong vùng Đông Á, các chi tiêu về quân sự khổng lồ của Trung Quốc ngày càng tăng. Nhưng các lời tuyên bố này vẫn như không với Trung Quốc.
Các Giáo hội Kitô bị chính quyền xem như một trong các lực lượng chính muốn lật đổ chế độ. Chắc chắn, đây không phải là chuyện tình cờ mà ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người ly khai nổi tiếng đã viết trong bài thơ của mình “đưa mắt lên hướng về Chúa Giêsu” và chế giễu các “vị thần sơn son thiếp vàng” của người Trung Quốc, ông bị kết án mười một năm tù vì âm mưu lật đổ một ngày 25 tháng 12.
Dù hoặc nhờ mọi thiện ý của mình, Đức Phanxicô và nền ngoại giao Vatican chắc chắn đã đánh giá thấp các lực đẩy đến việc ly khai hiện nay ở Trung Quốc. Để hiểu thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Giáo hội công giáo, thì phải đặt nó trong bối cảnh rộng hơn của nền chính trị theo chủ nghĩa dân tộc, “phục hồi sức sống mới cho quốc gia Trung hoa” mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra. Bắc Kinh hiểu ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo là sự xâm nhập của nước ngoài, mà một quốc gia hùng mạnh phải có khả năng diệt triệt để. Đảng cộng sản tìm cách làm mất tác dụng các “hủ tục dị đoan” mà họ biết là không thể biến mất, và bây giờ, chính quyền còn kinh ngạc thấy ngày càng bành trướng ở Trung Quốc.
Sau những năm khủng hoảng, các tuần vừa qua, Giáo hội và Bắc Kinh có một thỏa hiệp nhẹ về việc phong Giám mục mà từ nay sẽ được Rôma và Bắc Kinh cùng quyết định, hiện nay có khoảng hơn bốn mươi tòa giám mục không có giám mục. Tuy nhiên cũng khó biết quan điểm của Bắc Kinh, thỏa hiệp này có được xem như một việc khác ngoài việc chiến thắng trong cuộc chiến đấu mà chính quyền đã đưong đầu, để chuyển Giáo hội công giáo ở Trung Quốc thành một Giáo hội thuần túy quốc gia.
Căng thẳng trên hàng giáo sĩ Trung Quốc
Trên thực tế, căng thẳng trên hàng giáo sĩ Trung Quốc để làm cho họ trung thành với Bắc Kinh hơn là trung thành với Vatican chưa bao giờ mạnh như vậy. Trung Quốc hiện nay đang đương đầu với một cuộc chiến không nhân nhượng để củng cố tầm ảnh hưởng của họ trên toàn xã hội, mà một phần lớn xã hội này tìm cách đưa vốn ồ ạt ra nước ngoài, đi du học, đi di dân, và vượt lên trên bề ngoài của một chủ nghĩa quốc gia đôi khi rất ồn ào, thì xã hội này hình như muốn thay hình đổi dạng bằng sự ly khai với chính quyền trung ương, sự ly khai mà trở lại Kitô giáo là một trong những khía cạnh căn bản nhất.
Từ quan điểm này, sự ly khai mà Hiệp hội Công giáo yêu nước có vẻ như sẵn sàng là câu trả lời triệt để cho sự ly khai thiêng liêng, xa tầm ảnh hưởng ý thức hệ, mà theo Bắc Kinh, sự trở lại này ngày càng ồ ạt của dân chúng với Kitô giáo.
Theo nhà nghiên cứu Fenggang Yang của Đại học Purdue ở Mỹ thì từ năm 2015, Trung Quốc sẽ có thể là nước Kitô giáo đông dân nhất thế giới với 160 triệu tín hữu, vượt cả nước Mỹ.
Tác giả Emmanuel Dubois de Prisque là nghiên cứu gia ở Viện Thomas More.
(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 29.02.2016/
causeur.fr, Emmanuel Dubois de Prisque, 2016-02-25)