"Trung Quốc thật sự cần linh mục"

Linh mục Martin Cui sinh năm 1984 ở bang Hà Bắc miền Bắc Trung Quốc. Sau mười hai năm ở nước ngoài, bây giờ cha muốn về lại Trung Quốc vì “Trung Quốc thật sự cần linh mục”. “Nhưng bây giờ tôi biết, chương trình của tôi không thể không tránh khỏi chương trình của Chúa!”

"Trung Quốc thật sự cần linh mục"

Thường trú ở Phi Luật Tân từ mười năm nay, linh mục Martin Cui mong sớm được về quê hương để giúp Giáo hội Trung Quốc thống nhất.

Linh mục Martin Cui sinh năm 1984 ở bang Hà Bắc miền Bắc Trung Quốc. Con út của một gia đình có ba anh em, linh mục Martin Cui lớn lên trong một gia đình có truyền thống thúc đẩy con cái mình đi tu. “Một cô giáo dạy giáo lý đã để trong đầu mẹ và dì tôi là mỗi người phải cho Chúa một đứa con của mình, và thế là ơn gọi của tôi được sinh ra”.

Martin Cui muốn làm ký giả để đi đây đi đó trên thế giới, nhưng anh cũng muốn vào chủng viện để được đào tạo. Năm 2004, giám mục của anh xin anh đi Phi Luật Tân, vào thời điểm đó, anh cũng chưa tin vào ơn gọi của mình. “Lúc đó các cảm nhận của tôi còn lộn xộn. Đôi khi tôi nghĩ: nếu Chúa gởi tôi đi Phi Luật Tân là vì Ngài muốn tôi thành linh mục, nhưng đôi khi tôi lại muốn thành giáo sư. Tôi cầu nguyện, tôi tĩnh tâm và tôi cảm nhận tôi phải ở lại chủng viện”. 

“Một cửa sổ mở ra cho Giáo hội Trung Quốc”

Cách đây hai năm anh được phong phó tế, sau đó anh được phong linh mục ở Phi Luật Tân. Trong khi cha sẵn sàng trở về lại Trung Quốc thì tháng 4 năm 2014, cha được báo phải ở lại Phi Luật Tân thêm hai năm nữa, để làm một nhiệm vụ mới do Đức Giám mục địa phận Manille giao, mục đích là bắt liên lạc với Giáo hội Trung Quốc ở Phi Luật Tân. “Một cách cụ thể là tôi lo cho các linh mục, các nữ tu khi họ đến đây tu nghiệp”. Cha cho rằng kinh nghiệm này là “một cửa sổ mở trên Giáo hội Trung Quốc, một cách gián tiếp giúp đỡ Giáo hội”. Sau mười hai năm ở nước ngoài, bây giờ cha muốn về lại Trung Quốc vì “Trung Quốc thật sự cần linh mục”. “Nhưng bây giờ tôi biết, chương trình của tôi không thể không tránh khỏi chương trình của Chúa!” 

Cha nhận xét thấy ở Trung Quốc, các linh mục không những lo sứ vụ mà còn phải lo đối đầu với nhà nước và phải phúc âm hóa. “Ở Phi Luật Tân, chúng tôi chỉ chú tâm lo một sứ vụ, một giáo xứ, trong khi ở Trung Quốc, chung quanh chúng tôi là những người không tin. Có rất nhiều việc phải làm, các linh mục làm việc 24/24”. Dù các con số thống kê chưa kiểm chứng được nhưng người ta ước lượng có từ 10 đến 12 triệu người công giáo, 1% số dân trên tổng số 1.3 tỷ người Trung Quốc. 

“Nếu tôi nói tôi thuộc về Giáo hội chính thức hay Giáo hội chui, như thế là tôi đã chia rẽ”. 

Thi hành đúng theo thư của Đức Bênêđictô XVI viết năm 2007 cho người Công giáo Trung Quốc, linh mục Martin nói đến một Giáo hội duy nhất. “Nếu tôi nói tôi thuộc về Giáo hội chính thức hay Giáo hội chui, như thế là tôi đã chia rẽ”. Dù vậy, cha biết chính quyền Trung Quốc dùng một nhóm người ủng hộ chính phủ để kiểm soát tất cả các tu sĩ, làm cho họ độc lập với Rôma và phục vụ đảng cộng sản.

Các trấn áp, đặc biệt đối với các tu sĩ ‘chui’ thật sự không bao giờ ngừng, dù có những tiến bộ về mặt tự do tôn giáo”. Và đó là điều làm cho công việc phục vụ ở Trung Quốc rắc rối. Những người trung thành với Rôma không muốn dính gì với chính quyền, họ ẩn mình và bị vây dồn. Theo cha Martin Cui, phải cố gắng thương thuyết với chính quyền, một chính quyền cực mạnh nhưng vẫn trung thành với Đức Giáo hoàng. “Đa số các linh mục Trung Quốc đều làm như vậy. Và đó cũng là đường hướng hành động của tôi”. 

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 01.02.2016/
 aleteia.org, Marie-Ève Bourgois, 2016-01-29
)