Năm bài giảng có tác động mạnh nhất của ĐGH Phanxicô tại Casa Santa Marta

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô hầu như ngày nào ngài cũng có một bài giảng tại Casa Santa Marta, những lời của ngài không mất đi sức mạnh của nó. Có khi chúng dường như có thể là ngẫu hứng, nhưng những nhận xét này thực sự bắt nguồn từ suy tư sâu sắc.

Năm bài giảng có tác động mạnh nhất của ĐGH Phanxicô tại Casa Santa Marta

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô hầu như ngày nào ngài cũng có một bài giảng tại Casa Santa Marta, những lời của ngài không mất đi sức mạnh của nó. Có khi chúng dường như có thể là ngẫu hứng, nhưng những nhận xét này thực sự bắt nguồn từ suy tư sâu sắc. 

Chúng còn cung cấp những dòng tư tưởng về sự suy tư và kế hoạch hiện tại của Đức Thánh Cha. Dưới đây là một số dòng có tác động mạnh nhất của ngài tại Casa Santa Marta. 

1. Tại sao những điều tốt đẹp lại xảy ra cho những người xấu xa tội lỗi? 

Đức Thánh Cha thường trả lời một số câu hỏi khúc mắc, và thông thường, những câu hỏi mà người Công giáo tự hỏi. Ví dụ, tại sao những điều tốt đẹp xảy ra với những người xấu xa tội lỗi? 

Đức Thánh Cha Phanxicô, 10 Tháng Mười, 2015: “Bây giờ chúng ta không nhìn thấy những thành quả của những người bất hạnh này, những người này đang vác thập giá, vì vào ngày Thứ Sáu Tuấn Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh hậu quả của Con Thiên Chúa bị đóng đinh, những thành quả về những đau khổ của Người vẫn chưa được nhìn thấy: và bất cứ điều gì Người thực hiện đều kết thúc tốt đẹp, và những gì Thánh Vịnh nói kẻ ác, những người mà chúng ta nghĩ rằng tất cả mọi thứ tốt đẹp sẽ dành cho họ phải không? Vây họ không phải là kẻ ác đâu, không phải vậy đâu; họ giống như những vỏ trấu bị gió cuốn đi”.  

2. Những gì xảy ra với những người Kitô giáo làm gương mù gương xấu?

Một số Kitô hữu đều xua đuổi những người này khỏi Giáo hội với thái độ và hành vi của họ. Đức Thánh Cha đã có những lời không làm tổn thương họ. 

Đức Thánh Cha Phanxicô, 28 tháng Năm, 2015: “Họ là những Kitô hữu trên danh nghĩa, những Kitô hữu phòng khách, những Kitô hữu tại các bữa tiệc chiêu đãi, những người mà đời sống nội tâm của họ không phải là Kitô hữu, nó thuộc về thế gian”. 

3. Ba bước để hiểu biết Thánh ý Chúa  

Một một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất của Đức Thánh Cha khi ngài mô tả ba bước để hiểu được ý của Thiên Chúa. Cầu nguyện là chủ yếu. 

Đức Thánh Cha Phanxicô, 27 tháng Một, 2015: “Cầu nguyện để làm theo ý của Thiên Chúa và cầu nguyện để hiểu được ý của Thiên Chúa. Sau đó, rồi bước thứ ba, khi chúng ta nhận ra ý Chúa, chúng ta phải cầu nguyện, để thực hiện theo ý Chúa”. 

4. Loại bỏ xưng tội “máy móc”

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo những người quen với việc xưng tội rằng họ không bao giờ được quên điều gì là quan trọng nhất đối với bí tích này: Đó là một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. 

Đức Thánh Cha Phanxicô, 23 tháng Một, 2015: “Xưng tội thường có vẻ giống như một thủ tục, một hình thức... Và thế là xong. Mọi thứ đều là máy móc. Không được! Trong tất cả phải chăng đây là nơi gặp gỡ”?  

5. Để Thiên Chúa gây bất ngờ cho chúng ta

Chúa Thánh Thần cũng luôn là một chủ đề trong các bài giảng của Đức Thánh Cha. Ngài nói rằng điều đó khuyến khích sự thay đổi và hồi phục. 

Đức Thánh Cha Phanxicô, 24 tháng Tư, 2015: “Nếu không có lời cầu nguyện, không có chỗ dành cho Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Thiên Chúa gửi cho chúng ta món quà này: ‘Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Chúa Thánh Thần để chúng con có thể nhận thức những gì chúng con phải làm mọi nơi mọi lúc’. Đây không phải luôn là điều duy nhất và giống nhau: Giáo Hội hướng về phía trước, Giáo Hội đi trước với những bất ngờ này và với những thay đổi của Chúa Thánh Thần”. 

Bản liệt kê này không bao gồm đầy đủ tất cả sự khôn ngoan của Đức Thánh Cha. Ngài thường xuyên nói về sự tha thứ và lý do tại sao không có chỗ cho chủ nghĩa ích kỷ cá nhân trong Giáo Hội. 

 

Jos. Tú Nạc, NMS