Đức Thánh Cha đã bắt đầu thánh lễ được phát trực tiếp trên youtube bằng việc nhắc nhớ rằng: cũng như hôm qua, thánh lễ hôm nay được dành cho những người nhiễm virus corona, cho những người đang chăm sóc họ và với tất cả những ai đang phải đau khổ vì dịch bệnh. Đức Thánh Cha cũng xin các tín hữu cầu nguyện “cho các linh mục, để họ can đảm đi ra và đi đến với những người bệnh, mang sức mạnh của Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể, và đồng hành với những nhân viên y tế, những tình nguyện viên trong những công việc mà họ đang thực hiện.”
Bài giảng của ĐTC khởi đi từ Tin Mừng nói về các kinh sư và tư tế thời đó sống giả hình trước dân chúng bằng cách tự coi mình là bậc thầy nhưng lại không muốn sống nhất quán.
Đức Thánh Cha đã bắt đầu thánh lễ được phát trực tiếp trên youtube bằng việc nhắc nhớ rằng: cũng như hôm qua, thánh lễ hôm nay được dành cho những người nhiễm virus corona, cho những người đang chăm sóc họ và với tất cả những ai đang phải đau khổ vì dịch bệnh. Đức Thánh Cha cũng xin các tín hữu cầu nguyện “cho các linh mục, để họ can đảm đi ra và đi đến với những người bệnh, mang sức mạnh của Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể, và đồng hành với những nhân viên y tế, những tình nguyện viên trong những công việc mà họ đang thực hiện.”
Bài giảng của ĐTC khởi đi từ Tin Mừng nói về các kinh sư và tư tế thời đó sống giả hình trước dân chúng bằng cách tự coi mình là bậc thầy nhưng lại không muốn sống nhất quán.
Tội làm chúng ta trốn chạy, còn Thiên Chúa muốn nói chuyện
Hôm qua, Lời Chúa dạy chúng ta nhận biết tội lỗi của mình và thú nhận, nhưng không chỉ trong tư tưởng, mà còn cả trong tâm hồn, với lòng ăn năn xấu hổ. Vì những tội lỗi của mình, xấu hổ là thái độ đáng quý trước mặt Chúa hơn cả. Và hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi tất cả chúng ta, những tội nhân, hãy trò chuyện với Người, bởi vì tội khiến chúng ta đóng lại nơi chính mình, khiến chúng ta che giấu hoặc lẩn trốn sự thật về chúng ta, sự thật bên trong chúng ta. Và đó là điều đã xảy ra với Adam và Eva. Sau khi phạm tội, họ đã chạy trốn, vì họ thấy xấu hổ, họ thấy mình trần truồng. Và khi một tội nhân cảm thấy xấu hổ, người ấy thường bị cám dỗ chạy trốn. Và Thiên Chúa đã gọi: hãy ra đây, và chúng ta trò chuyện, chúng ta hãy nói về tội lỗi của con, chúng ta hãy nói về tình cảnh của con. Đừng sợ hãi. Đừng…”
Và Người tiếp tục: “Cả khi tội chúng ta đỏ như son, thì cũng trở nên trắng như tuyết. Nếu tội của chúng ta có thẫm tựa vải điều, thì cũng trở nên trăng như bông.” Và Thiên Chúa nói: “Hãy đến, vì Ta có thể thay đổi mọi sự. Đừng ngại đến và trò chuyện, hãy can đảm ngay cả với những đau khổ của con.”
Thiên Chúa muốn chúng ta dâng cho Ngài cả tội lỗi của chúng ta
Đột nhiên tôi nhớ đến một vị thánh đã sám hối và cầu nguyện rất nhiều. Ngài đã luôn tìm cách dâng cho Chúa tất cả những gì Chúa đòi hỏi nơi mình. Nhưng Chúa vẫn không thấy vui vẻ gì. Và một ngày kia, ngài tỏ ra tức tối với Chúa, vì vị thánh ấy có tính nóng nảy. Ngài nói với Chúa rằng: “Nhưng con không hiểu Chúa nữa. Con dâng tất cả cho Chúa, tất cả mọi sự, còn Chúa thì lại luôn tỏ ra không hài lòng, như thể con còn dâng thiếu điều gì vậy. Còn thiếu điều gì nữa chăng?” Và Chúa trả lời: “Hãy dâng cả tội lỗi của con nữa.” Hãy can đảm bước đi với những khốn khổ của chúng ta và nói chuyện với Chúa. “Hãy đến! Và hãy nói chuyện! Đừng sợ! Ngay cả khi tội lỗi của con có đỏ như son, thì cũng sẽ trở nên trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, thì cũng trở nên trắng như bông.”
Giả hình và phù phiếm làm trái tim chai cứng
Đó là một lời mời gọi của Chúa. Nhưng luôn có một sự lừa dối nào đó. Thay vì đi nói chuyện với Chúa, người ta giả vờ như mình không có tội. Và đó là những gì Chúa trách các tiến sĩ luật. Nhưng người này làm những việc “được dân chúng yêu quý: họ mặc những bộ đồ với những tua áo dài, và được người ta kính trọng nơi các bữa tiệc, những chỗ nhất nơi các hội đường, và được chào hỏi nơi những quảng trường, được dân chúng gọi là thầy.” Đó là những thứ bên ngoài, và phù phiếm. Họ che giấu sự thật nơi con tim của mình với sự phù phiếm. Sự phù phiếm không bao giờ chữa lành được! Chính sự phù phiếm làm con tim trở nên chai đá và nói với bạn rằng: Đừng, đừng đến với Chúa, đừng đến, hãy ở lại.
Hãy trò chuyện với Chúa, Đấng có thể biến đỏ thành trắng
Phù phiếm chính là điều làm chúng ta đóng lại trước tiếng mời gọi của Chúa. Thay vào đó, lời mời gọi của Chúa là lời mời gọi của một người cha, một người anh: Hãy đến đây, chúng ta trò chuyện với nhau. Và cuối cùng, Ta có thể thay đổi cuộc sống của con từ đỏ thành trắng.
Xin Lời Chúa khích lệ chúng ta, xin cho lời cầu nguyện của chúng ta trở nên lời cầu nguyện thực sự, ngay trong những thực tại, trong những tội lỗi, và trong những đau khổ của mình. Hãy nói chuyện với Chúa. Người biết chúng ta. Chúng ta biết điều đó, nhưng sự phù phiếm luôn cám dỗ chúng ta che giấu. Xin Chúa giúp chúng ta.
Trần Đỉnh, SJ
(VaticanNews Tiếng Việt 10.03.2020)