Trong hai ngày 5 và 6 tháng thứ Sáu vừa qua, các thẩm phán tại Tòa án Tối cao Victoria đã nghe đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Pell, chống lại quyết định của bồi thẩm đoàn. Sau những tranh luận rộng rãi từ cả hai phía, các công tố viên đã đuối lý trước những chất vấn của các thẩm phán.
Theo các nguồn tin tại Úc, trong vòng 2 tuần tới, nếu không có những “đột biến” vào giờ chót Tòa án Tối cao Victoria sẽ đưa ra phán quyết.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Hôm 8 tháng 8, 2019, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố một bức thư cảnh cáo ý thức hệ độc tài về đồng tính. Chỉ vài giờ sau đó, hàng loạt các tweets xuất hiện “răn đe” rồi đây ngài cũng sẽ phải chịu “cùng một cảnh ngộ” như Đức Hồng Y Pell.
Điều quan trọng và có thể làm được đối với tất cả người Công Giáo trên thế giới là cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell, các vị Giám Mục Ba Lan, và cho những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của họ (Daniel 13).
Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican. Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Hôm 8 tháng 8, 2019, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố một bức thư cảnh cáo ý thức hệ độc tài về đồng tính. Chỉ vài giờ sau đó, hàng loạt các tweets xuất hiện “răn đe” rồi đây ngài cũng sẽ phải chịu “cùng một cảnh ngộ” như Đức Hồng Y Pell.
Điều quan trọng và có thể làm được đối với tất cả người Công Giáo trên thế giới là cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell, các vị Giám Mục Ba Lan, và cho những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của họ (Daniel 13).
Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican. Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.
Đặng Tự Do