Tự do tôn giáo vẫn tiếp tục bị xâm phạm trên toàn thế giới

“Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy và củng cố quyền tự do tôn giáo cơ bản của con người, chúng ta vẫn phải chứng kiến sự xuống cấp liên tục, thậm chí, chúng ta có thể nói về cuộc tấn công đối với quyền bất khả nhượng này ở nhiều nơi trên thế giới”, Đức Hồng Y Pietro Parolin.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho hay: tự do tôn giáo vẫn tiếp tục bị xâm phạm trên toàn thế giới

Ngày 3 tháng 4 năm 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói chuyện tại một Hội nghị chuyên đề về tự do tôn giáo do Sứ quán Hoa Kỳ bảo trợ được tổ chức tại Rôma.

Tòa Thánh đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa trước tình trạng quyền tự do tôn giáo trên thế giới tiếp tục bị hạn chế và kêu gọi hãy trả lại quyền tự do tôn giáo cho người dân, và nâng cao nhận thức cộng đồng về các vi phạm nghiêm trọng đối với quyền cơ bản này. 

Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết vào hôm thứ Tư rằng: “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy và củng cố quyền tự do tôn giáo cơ bản của con người, chúng ta vẫn phải chứng kiến sự xuống cấp liên tục, thậm chí, chúng ta có thể nói về cuộc tấn công đối với quyền bất khả nhượng này ở nhiều nơi trên thế giới.” 

Trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị: “Hãy cùng nhau để bảo vệ Tự do Tôn giáo Quốc tế” do Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ bảo trợ được chức tại Tòa thánh ở Roma, Ngài lưu ý rằng nhiều hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo do nhiều quốc gia trên thế giới, khiến người vô tội bị bách hại... vì niềm tin của họ, bao gồm nhiều Kitô hữu. Tất cả những điều này, theo Đức Hồng Y, là một cuộc bách hại cuồng mạnh xâm phạm tới quyền cốt lõi căn bản của con người. 

Hội thảo chuyên đề này đã diễn ra trong ngày 3 tháng 4 bao gồm hai cuộc thảo luận nhóm bàn về: Nỗ lực truyền thông làm nổi bật cuộc đàn áp tôn giáo và cách tiếp cận hợp tác với nhau để nâng cao tự do tôn giáo. 

Truyền thông và nhận thức cộng đồng

Bất chấp thực tế là tự do tôn giáo được quy định trong luật pháp quốc tế, bao gồm cả trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Đức Hồng Y cho biết: chúng ta tiếp tục chứng kiến những vi phạm nghiêm trọng về quyền căn bản này thường xảy ra qua các cuộc bách hại mà đôi khi bị ém nhẹm và không được các phương tiện truyền thông phơi bày... 

Đức Hồng Y mời gọi làm sao để nâng cao nhận thức cộng đồng quốc tế về thực trạng đàn áp tôn giáo này, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông nhanh chóng hiện nay như qua phương tiện kỹ thuật số... là một bước tiến hữu ích để giải quyết các vi phạm tự do tôn giáo qua việc đưa ra ánh sáng những thực tại đó, chẳng hạn như vi phạm chống lại tự do tôn giáo, đe dọa đến lợi ích chung của gia đình nhân loại. 

Từ những từ ngữ của người cầm quyền truyền đến người khác

Nói về sự hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo ở tất cả các cấp, Đức Hồng Y Parolin cho biết điều này không chỉ đơn giản là chúng ta cùng chung vai sát cánh mà thôi, mà phải cùng nhau hành động... 

Đức Hồng Y cho hay: Trong lúc cùng nhau hành động như vậy, chúng ta cũng phải làm sao làm phát triển ý thức về cái quyền tối thượng tự do tôn giáo. Quyền này, theo Đức Hồng Y giải thích, không phải là một cái gì đó được thế quyền ban tặng mà là một món quà do chính Thiên Chúa trao ban qua chính bản thể thiêng liêng siêu việt của bản chất con người. Chính quyền dân sự phải có nghĩa vụ bảo vệ và giúp triển nở cái quyền tự do tôn giáo này theo ý của Thiên Chúa. 

Các mối đe dọa

Đức Hồng Y Parolin đã nêu ra hai thế lực trần thế hay xức phạm đến quyền tự do tôn giáo. 

Một xu hướng “thái độ không khoan dung tôn giáo”, coi bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào từ bên ngoài hay từ ngoại bang đem vào đất nước bị coi là một cái gì đó làm suy thoái và bị coi là hạng thứ yếu! Điều này, theo Đức Hồng Y thì chúng ta được chứng kiến qua các tình huống chính trị, xã hội hoặc văn hóa, ví dụ với các Kitô hữu, những người đang được đối xử như những công dân hạng hai. 

Một xu hướng khác là “mối đe dọa đến từ cái gọi là nhân quyền mới”, có xu hướng chống lại với một số quyền cơ bản của con người được thế giới công nhận như tự do tôn giáo, quyền được sống và quyền hôn nhân gia đình... 

Tài liệu về tình huynh đệ của con người vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống

Đức Hồng Y Parolin cho hay quyền tự do tôn giáo phải vượt lên trên lãnh thổ của nơi thờ phượng hoặc phạm vi riêng tư của cá nhân và gia đình. Các tôn giáo khác nhau phải phục vụ xã hội chủ yếu bằng thông điệp mà họ công bố, kêu gọi các cá nhân và cộng đồng tôn thờ Thượng Đế, nguồn gốc của mọi sự sống, tự do và hạnh phúc. 

Tòa Thánh cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục dấn thân hầu thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, Đức Hồng Y Parolin đặc biệt trích dẫn tài liệu về tình huynh đệ của con người vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống mà Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Imam Ahmad al-Tayyib vừa ký tại Abu Dhabi ngày 4 tháng 2 năm 2019. 

Thanh Quảng sdb

(vietcatholic 04.04.2019)