Giáo hội Pháp: Cơ hội và thánh thức
Phần lớn người Công giáo Pháp không đến nhà thờ; Giáo hội gặp khó khăn trong việc bảo trì các công trình. Sự hiện diện của các Kitô hữu ở phương Đông là một món quà.
Theo Đức cha Eric de Moulins-Beaufort, Tổng Giám mục Reims thì trong các cuộc thăm dò hoặc khảo sát, phần lớn người Pháp vẫn nói rằng họ là người Công giáo. Nhưng những câu trả lời này phần lớn phụ thuộc vào cách đặt câu hỏi. Trong thực tế, hầu hết những người trả lời mình là người Công giáo đã không bước chân vào một nhà thờ trong một thời gian dài và họ cho biết không có ý định làm như vậy trong tương lai gần.
Đức cha Eric tin rằng người Công giáo Pháp, bất kể số lượng của họ, không thể tự cho mình là thiểu số phải được bảo vệ, bởi vì họ mang trong mình phần lớn "linh hồn của nước Pháp". Giáo hội Công giáo không làm nên nước Pháp; Pháp là một công trình chính trị và văn hóa. Nhưng qua nhiều thế kỷ, Giáo hội Công giáo vẫn luôn luôn hiện diện như là người đối thoại, đôi khi đồng ý, đôi khi bất đồng quan điểm trong việc xây dựng nước Pháp. Phần lớn người Công giáo chấp nhận mang trong mình toàn bộ lịch sử, có điều họ thích và có điều không thích. Để tiếp bước theo con đường này, người ta cần hiểu rằng Pháp luôn khác biệt so với người Pháp nghĩ hay cảm nhận.
Đức Tổng Giáo mục cũng cho biết Hồi giáo là nguyên nhân tạo thêm sự phức tạp. Ngài nói: “Tôi tin rằng ở một đất nước như chúng tôi, chúng tôi phải đối diện với một thách thức kép: Hồi giáo có thể nuôi dưỡng các mối quan hệ huynh đệ, ngay cả trong ghen tuông hay cạnh tranh, mà không nhất thiết phải nhắm đến việc đồng hóa tất cả mọi người. Hồi giáo có thể thúc đẩy kinh nghiệm tự do trong phẩm giá cá nhân”.
Đức cha nói lên nỗi băn khoăn: “Nhưng Giáo hội Công giáo Pháp có một khó khăn cụ thể. Trên thực tế, di sản to lớn và tráng lệ của các thế kỷ trước khiến chúng tôi phải chịu trách nhiệm đối với nhiều tòa nhà: nhà thờ, dòng tu, bệnh viện ... mà chúng tôi không có phương tiện để duy trì cũng như sức mạnh để làm cho chúng sống, hoạt động. Luật tách rời giữa Giáo hội và Nhà nước, như đã được áp dụng cho Giáo hội Công giáo, mang lại lợi ích cho chúng tôi về quyền sở hữu các tòa nhà được xây dựng trước năm 1905 và việc bảo tồn chúng phụ thuộc vào các thành phố hoặc Nhà nước, nhưng Nhà nước và các thành phố ngày nay đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn chúng”.
Về tương lai của Giáo hội, ĐC cho biết: “Thật buồn khi thấy một nhà thờ không còn được sử dụng, nó dường như là một dấu hiệu của sự chết, nhưng đôi khi sự sống đã chuyển đi nơi khác và sức nặng của quá khứ khiến chúng tôi không có tự do hoàn toàn để chọn nơi cử hành. Tuy nhiên, trong vài năm qua chúng ta có một nguồn tài nguyên mới với một cường độ mới; đó là sự hiện diện của các Kitô hữu ở phương Đông. Tôi tin rằng thực tế này là một món quà cho Công giáo. Công giáo không phải là Latinh. Chúng tôi phải đón nhận nhiều anh chị em hơn từ các Giáo hội phương Đông được thiết lập giữa chúng tôi. Đặc biệt là trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, thần học và linh đạo Nga, mà cả những Giáo hội Công giáo Đông phương hay không Công giáo, đã góp phần đổi mới thần học Latinh. Ngày nay chúng tôi có thể mong đợi sự phong phú hơn nữa”.
Ngọc Yến
(vaticannews 29.03.2019)