Công bố Tài liệu chuẩn bị (Lineamenta) của Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon

Ngày 8 tháng Sáu 2018, tại Phòng báo chí Tòa Thánh, Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục đã tổ chức họp báo để công bố Tài liệu chuẩn bị(Lineamenta) cho Khoá họp đặc biệt củaThượng Hội đồng Giám mục về Amazon vào tháng Mười năm 2019. Cuộc họp báo do Đức hồng y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, chủ trì, cùng với Đức giám mục Fabio Fabene, Phó Tổng thư ký.

Công bố Tài liệu chuẩn bị (Lineamenta) của Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon 

Ngày 8 tháng Sáu 2018, tại Phòng báo chí Tòa Thánh, Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục đã tổ chức họp báo để công bố Tài liệu chuẩn bị(Lineamenta) cho Khoá họp đặc biệt củaThượng Hội đồng Giám mục về Amazon vào tháng Mười năm 2019. Cuộc họp báo do Đức hồng y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, chủ trì, cùng với Đức giám mục Fabio Fabene, Phó Tổng thư ký.

Tài liệu chuẩn bị dài khoảng 20 trang, gồm ba phần “tương ứng với phương pháp xem, xét, làm”: (1) Xem: xác định căn tính và khát vọng của toàn vùng Amazon; (2) Xét: Hướng đến một thái độ hoán cải về phương diện mục vụ và sinh thái; (3) Làm: xây dựng những con đường mới cho một Giáo hội mang diện mạo Amazon. Tài liệu kết thúc với một bản câu hỏi dài gồm 30 câu với mục đích “lắng nghe Giáo hội của Chúa” về những con đường mới này cho Giáo hội ở Amazon.

Lời mở đầu của Tài liệu viết: “Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo hôm 15 tháng Mười 2017, Hội đồng Giám mục đặc biệt sẽ nhóm họp vào tháng Mười 2019 để thảo luận chủ đề: ‘Amazon: những lối đi mới cho Giáo hội và cho một nền sinh thái toàn diện’. Những con đường Phúc âm hoá phải được suy tư cho Dân Chúa và cùng với Dân Chúa sinh sống trong vùng này, đó là “cư dân của các cộng đồng và các vùng nông thôn, các đô thị và thành phố lớn, các dân tộc sống bên bờ sông, di dân và người lưu vong, và đặc biệt, cho và cùng với những người bản địa”.

“Amazon là một khu vực mang tính đa dạng sinh học phong phú; đây cũng là nơi đa sắc tộc, đa văn hoá và đa tôn giáo, một tấm gương cho tất cả nhân loại: nếu muốn bảo vệ sự sống thì phải cónhững thay đổi cả về phương diện cơ cấu lẫn cá nhân đối với mọi người, mọi quốc gia và Giáo hội”, đồng thời Tài liệu lưu ý rằng các suy tư của Thượng Hội đồng sẽ “vượt ra ngoài khuôn khổ của Giáo hội tại Amazon, mở rộng đến các Giáo hội hoàn vũ và cả tương lai của toàn bộ hành tinh nữa”. Như thế, “khởi đi từ một vùng đất cụ thể”, đây sẽ là cơ hội để bàn đến các vấn đề có liên quan đến các khu vực khác, như “Lưu vực Congo” hay “Rừng nhiệt đới Châu Á-Thái Bình Dương”.

Tài liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe chính các dân tộc bản địa, Giáo hội phải bày tỏ cho họ một “nền văn hoá gặp gỡ”, chống lại “nền văn hoá loại bỏ” mà họ thường là nạn nhân, nhất là do nạn ô nhiễm liên quan đến các dự án khai thác lớn. “Những lối đi mới của Phúc âm hoá” nơi vùng đất mênh mông này đòi hỏi phải tôn trọng “tính hài hoà đa dạng” (thuật ngữ củaTông huấn Evangelii Gaudium) và “đức tiết độ vui tươi” (thuật ngữ của Thông điệp Laudato Si), là những thứ “góp phần rất nhiều cho việc xây dựng Vương quốc”.

Xem: xác định căn tính và khát vọng của Amazon

Trước hết Tài liệu nhắc lại bối cảnh địa lý và sinh thái của Amazon: vùng đất này tập trung từ 30 đến 50% hệ thực vật và động vật trên thế giới và 20% trữ lượng nước ngọt. Amazon tập trung hơn một phần ba của rừng nguyên sinh của hành tinh chúng ta và rộng 7,5 triệu kilômét vuông, bao gồm 9 quốc gia: Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru, Suriname, Venezuela và Guyana thuộc Pháp (không phải một quốc gia độc lập nhưng là một tỉnh của Pháp ở hải ngoại).

Khoảng ba triệu người bản địa, đại diện cho 390 dân tộc và quốc tịch khác nhau. Có khoảng từ 110 đến 130 Dân tộc bản địa trong tình trạng cô lập tự nguyện hoặc các “dân tộc tự do” sống trong vùng đất này. Tài liệu cho biết “những người này trông coi các con sông và chăm sóc đất đai, cũng như đất đai chăm lo cho họ. Họ là những người bảo vệ rừng và tài nguyên của rừng”.

Nhưng “sự giàu có của rừng và các con sông ở Amazon ngày nay đang bị đe doạ bởi các nhóm lợi ích kinh tế lớn được thiết lập tại nhiều nơi khác nhau trên vùng đất này. Trong số những tai hoạ do các nhóm lợi ích ấy gây ra, có việc gia tăng đốn rừng bừa bãi, ô nhiễm sông, hồ (do sử dụng quá nhiều hoá chất nông nghiệp, các chất dẫn xuất dầu mỏ và khai thác mỏ hợp pháp và bất hợp pháp, và các chất dẫn xuất từ việc sản xuất ma tuý)”, cùng với đường dây buôn bán ma túy.

Nhiều cộng đồng buộc phải chuyển về sống ở thành phố, thường gặp khó khăn rất lớn trong việc hội nhập. Họ là “những nạn nhân của sự thay đổi các giá trị của nền kinh tế thế giới, một nền kinh tế đặt giá trị lợi nhuận cao hơn phẩm giá của con người. Một ví dụ là nạn buôn bán người gia tăng khủng khiếp, nhất là buôn bán phụ nữ để khai thác tình dục và thương mại. Như thế họ mất đi mọi cơ hội đóng một vai trò trong tiến trình biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá, sinh thái, tôn giáo và chính trị của cộng đồng của họ”.

Tuy nhiên, vẫn có những tia hy vọng, đặc biệt là việc tái lập các hiệp hội bảo vệ người da đỏ: “Người ta nhận thấy có sự gia tăng về năng lực tổ chức và tiến bộ của xã hội dân sự, với sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề môi trường”.

Hơn nữa, “trong lĩnh vực các mối tương quan xã hội, mặc dù có những hạn chế, Giáo hội Công giáo nói chung đã làm được một việc có ý nghĩa, khi đẩy mạnh con đường riêng của mình, bắt đầu với việc hội nhập và sáng tạo về mục vụ và xã hội”.

Tài liệu nhắc lại các quan điểm của Giáo hội ủng hộ người dân bản địa, từ thời Đức thánh giáo hoàng Piô X. Nhiều hội nghị của các Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh đã cho phép nói đến các khía cạnh thương đau của cuộc thực dân hoá Nam Mỹ, đặc biệt là hiện tượng nô lệ. Về “hành vi xúc phạm lịch sử nhân loại đầy tai tiếng này”, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và các đại biểu củaHội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh họp tại Santo Domingo vào năm 1992 đã xin được tha thứ.

“Ngày nay, thật không may, những vết tích của kế hoạch thuộc địa hoá vẫn tồn tại, tạo ra những biểu hiện của việc hạ thấp và xem các nền văn hoá bản địa như việc của ma quỷ”, Tài liệu ghi nhận, lấy làm tiếc về cuộc tấn công của chủ nghĩa thực dân mới, theo thuật ngữ Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng ở Puerto Maldonado, Peru, vào tháng 1 năm 2018. Khi ấy, Đức Thánh Cha nhận định rằng “Amazon là một vùng đất bị tranh chấp về nhiều mặt”.

“Trong suốt lịch sử truyền giáo của mình, Amazon đã là một vùng đất cụ thể của việc hành hình, với nhiều nơi tử đạo”. Vì thế, Giáo hội phải đến với các dân tộc ở đây với lòng tôn trọng và nhạy cảm, bằng cách chú tâm đến lối “sống tử tế” của họ, đó là một giá trị đạt được “khi họ sống hiệp thông với người khác, với thế giới, với mọi vật quanh mình, và với Đấng sáng tạo”. Nhưng đồng thời Giáo hội cũng phải cương quyết đấu tranh chống lại các giáo phái sinh sôi nảy nở ở một số nơi trong lưu vực sông Amazon, do “các nhóm lợi ích bên ngoài thúc đẩy”.

“Xét”: hoán cải về phương diện mục vụ và sinh thái

Tiếp theo, Tài liệu vạch ra lộ trình rao giảng của Kitô giáo, bằng cách nhắc lại những lời sau đâytrong Giáo lý Hội thánh Công giáo: “Mỗi thụ tạo đều có sự tốt đẹp và hoàn hảo của riêng mình”. Trong bản chất của chúng, các thụ tạo khác nhau phản ánh “một tia sáng của sự khôn ngoan vô hạn, sự tốt lành của Thiên Chúa” và tình yêu của Ngài. Khi một thụ tạo nào trong số đó bị tuyệt chủng do con người gây ra, thụ tạo ấy không còn có thể hát lên lời ca ngợi Đấng Tạo Thành nữa,đó là lời cảnh báo của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si.

Tài liệu sử dụng lại các thuật ngữ trong các hội nghị của Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh: lựa chọn người nghèo và giải phóng (Medellín 1968), sự tham gia và các cộng đồng cơ bản (Puebla 1979), h nhập và hội nhập (Santo Domingo 1992), và sứ vụ và sự phục vụ của một Giáo hội Samaritanô và ủng hộ người nghèo (Aparecida 2007).

Tài liệu viết tiếp: “Ngày nay, tiếng Amazon kêu lên Đấng Tạo hoá, cũng giống như tiếng kêu của Dân Chúa ở Ai Cập. Đó là một tiếng kêu chống lại chế độ nô lệ và sự bỏ rơi, đòi tự do và được Thiên Chúa bảo vệ. Đó là tiếng kêu khao khát mãnh liệt sự hiện diện của Thiên Chúa, nhất là khicác dân tộc Amazon, để bảo vệ đất đai của mình, lại bị kết tội chống đối  cả từ phía chính quyềnlẫn công luận ; hoặc khi họ chứng kiến sự tàn phá rừng nhiệt đới, là môi trường sống của họ từ hàng ngàn năm nay; hoặc khi nước sông của họ cuốn theo những loài chết thay vì là nơi của sự sống”.

Trước bao thương đau ấy, các bí tích do Giáo hội cử hành mang lại niềm an ủi và ý nghĩa. Chẳng hạn, “bí tích Rửa tội mời gọi chúng ta thấy được tầm quan trọng của “nước” như là nguồn sống, chứ không chỉ như một công cụ hoặc tài nguyên vật chất, và kêu gọi cộng đoàn tín hữu ý thức trách nhiệm chăm sóc yếu tố này như quà tặng của Chúa ban cho cả hành tinh. Hơn nữa, vì nướccủa bí tích Rửa tội thanh tẩy mọi tội lỗi của người lãnh nhận bí tích, nên việc cử hành bí tích này giúp cho cộng đoàn Kitô hữu hiểu được giá trị của nước và của “dòng sông” như một nguồn thanh lọc, nên tạo điều kiện dễ dàng cho sự hội nhập các nghi lễ liên quan đến nước của kho tàng khôn ngoan cổ xưa của các dân tộc Amazon”.

Và qua việc cử hành Thánh Thể, “cộng đoàn cử hành một tình yêu vũ trụ, nơi mà con người, kếthiệp với Con Thiên Chúa nhập thể và với toàn thể công trình sáng tạo, tạ ơn Chúa về sự sống mới của Chúa Kitô phục sinh (...). Đồng thời, máu của biết bao người đã đổ ra, tắm gội những mảnh đất Amazon vì thiện ích của các cư dân ở đây và của miền đất này, máu ấy kết hợp với Máu Chúa Kitô, đổ ra cho mọi người và cho toàn thể công trình sáng tạo”.

Chính nhờ ý thức được những quan điểm này mà Giáo hội Công giáo có thể đảm nhận sứ mệnh truyền giáo của mình ở Amazon và loan báo Chúa Giêsu, đang khi vẫn tôn trọng “sensum fidei -cảm thức đức tin” của Dân Chúa ở vùng này.

“Làm”: xây dựng những con đường mới cho một Giáo hội mang diện mạo Amazon

Giáo hội ở Amazon phải đảm nhận sứ mệnh “đối trọng với toàn cầu hoá và thứ logic cào bằng được cổ súy bởi nhiều phương tiện truyền thông và một mô hình kinh tế không tôn trọng các dân tộc Amazon và lãnh thổ của họ”.

Trên bình diện tổ chức, Giáo hội Công giáo cần “đề ra các thừa tác vụ và các công việc phục vụ mới cho nhiều tác viên mục vụ khác nhau, tương ứng với nhiệm vụ và trách nhiệm của cộng đoàn.Trong hướng đi này, nên phân định loại thừa tác vụ nào có thể được trao cho phụ nữ, đang khi lưu tâm đến vai trò chính của phụ nữ trong Giáo hội Amazon ngày nay. Cũng cần phát triển hàng giáo sĩ người bản xứ của vùng đất này, bằng cách khẳng định bản sắc văn hoá và giá trị riêng của họ. Cuối cùng, chúng ta phải suy nghĩ lại những cách thức mới để Dân Chúa có thể đến với Thánh Thể thường xuyên hơn, vì bí tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống của Kitô hữu”. Ý tưởng này được tài liệu lấy lại một trực giác đã hình thành trong Tài liệu Aparecida vào năm 2007.

Sứ vụ này đòi phải hiểu biết tường tận về các truyền thống địa phương, chứ không hề xoá bỏ truyền thống qua thái độ hung hăng truyền bá đạo. Trái lại, “việc làm sinh động một Giáo hội với khuôn mặt Amazon, đòi hỏi những nhà truyền giáo phải có khả năng khám phá những hạt giống và hoa trái của Lời đã có trong vũ trụ quan của các dân tộc ở Amazon. Đó là lý do tại sao cần phải luôn hiện diện, hiểu biết ngôn ngữ bản địa, văn hoá và kinh nghiệm tâm linh của vùng này. Chỉ như thế, Giáo hội mới có thể làm cho sự sống của Chúa Kitô hiện diện giữa những dân tộc này”.

Cuối cùng Tài liệu khơi lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô vào ngày 19 tháng Ba năm 2013: “Tôi muốn xin điều này với tất cả những ai đang nắm giữ những vai trò hữu trách trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội, với mọi người nam nữ thiện chí: chúng ta hãy trở thành “những người bảo vệ” công trình tạo dựng, bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa đã được ghi khắc trong thiên nhiên, bảo vệ tha nhân và môi sinh; chúng ta đừng để cho những dấu hiệu của sự tàn phá và chết chóc đi theo vận hành của thế giới này!”

Trong phần Kết luận, Tài liệu lặp lại lời của Đức Thánh Cha nói với cư dân Amazon tại Puerto Maldonado hồi tháng Giêng vừa qua: “Hãy giúp đỡ các giám mục của anh chị em, hãy giúp đỡ những nhà thừa sai của anh chị em, để họ trở nên một người trong anh chị em, và khi cùng nhau đối thoại, anh chị em có thể xây dựng một Giáo hội với khuôn mặt Amazon và một Giáo hội với khuôn mặt bản địa. Chính trong tinh thần này mà tôi đã triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 2019”.

(Theo Vatican News

Minh Đức