Đức Phanxicô và nghệ thuật nói ngược

Đâu là chiến lược của Đức Phanxicô? Làm thế nào để đi vào tư tưởng của ngài? Các lời tuyên bố của ngài như tấm gạch của một bức tranh ghép mà chúng ta không nhìn được bức vẽ ngay lập tức. Ngài nói những điều đôi khi mạnh mẽ, đôi khi khắt khe, nhưng không bao giờ nói vào một thời điểm mà những lời này có thể gây ra xung đột...

Đức Phanxicô và nghệ thuật nói ngược

Được đăng trong một bài báo hôm thứ sáu, ông Sandro Magister, chuyên gia về Vatican nổi tiếng, tra cứu trong số các tra cứu về sự không-phản ứng của Đức Phanxicô trong vụ nước Bỉ bỏ phiếu thuận luật cho phép trợ tử của trẻ vị thành niên (trong khi chúng ta biết sự chống đối mãnh liệt của ngài đối với các quan điểm này).

Từ đó, nhà báo tra cứu đâu là chiến lược của Đức Phanxicô (khá khác so với chiến lược của Đức Bênêđictô XVI)? Làm thế nào để đi vào tư tưởng của ngài? “Các lời tuyên bố của ngài như tấm gạch của một bức tranh ghép mà chúng ta không nhìn được bức vẽ ngay lập tức. Ngài nói những điều đôi khi mạnh mẽ, đôi khi khắt khe, nhưng không bao giờ nói vào một thời điểm mà những lời này có thể gây ra xung đột”. 

Những lời nói hôm qua của Đức Phanxicô, khi khai mạc Công nghị ngoại thường với các hồng y từ khắp nơi trên thế giới về Rôma họp về vấn đề gia đình, đã làm cho nhận xét của nhà báo Ý là có lý. 

Bởi vì công việc mục vụ gia đình là một công việc gian nan và khó khăn; nhất là vào lúc này, khi ở Âu châu và các nơi khác, các thực tế của gia đình thường đóng theo khuôn mẫu do Giáo hội đề xuất và bảo vệ, đã rất thường xuyên tạo một cảm giác đau khổ và bị loại trừ nơi nhiều người Công giáo. Chúng ta cũng biết đây là những vấn đề thời sự trọng tâm của Vatican và Tòa Thánh đã không có những nỗ lực để suy nghĩ một cách toàn diện và phân về địa phương (décentraliser) (quý vị nhớ lại các câu hỏi đã gởi đến tất cả các giáo phận trên thế giới để người Công giáo phát biểu các mong chờ của họ đối với Vatican). Chính vì thế, khi ngài chuẩn bị thảo luận các chủ đề với Hồng y đoàn, chúng tôi, cánh nhà báo chăm chú quan sát, mong chờ thấy trong bài diễn văn khai mạc của ngài, phác thảo một số ý tưởng, một số gợi ý trước, một số điểm khai mở. Và không có gì trong số này… vị giáo hoàng thích gây ngạc nhiên qua những nhận xét ngắn gọn và truyền thống

Gia đình bị tấn công từ mọi phía? Vậy, chúng ta bảo vệ gia đình, đó là “đơn vị nền tảng của mọi xã hội loài người”. “Ký ức của chúng ta luôn nhớ lại nét đẹp của gia đình, hôn nhân, tầm cao cả của thực tế nhân bản vừa rất đơn giản vừa phong phú, được tạo lên bằng niềm vui và hy vọng, nỗi khó nhọc và đau khổ, như mọi cuộc đời”.

Thêm nữa, chúng ta biết Đức Phanxicô rất dày kinh nghiệm trong kỹ thuật giải quyết các nố lương tâm (một kỹ thuật có tính cách rất Dòng Tên, là tuân giữ quy luật theo từng trường hợp đặc biệt và theo từng hoàn cảnh), ngài muốn để các nố này qua một bên để tùy dịp. “Chúng tôi sẽ đào sâu vấn đề thần học và mục vụ gia đình mà chúng tôi phải thực hiện trong những điều kiện hiện nay. Chúng ta hãy làm kỹ lưỡng nhưng không để rơi vào “nố lương tâm”, vì không tránh khỏi nó sẽ hạ thấp trình độ công việc của chúng ta”. 

Tôi hơi mưu mô một chút

“Tôi hơi mưu mô một chút, tôi biết cách xoay xở” Đức Phanxicô tự nhận khi trả lời phỏng vấn cho tờ báo của Dòng Tên hồi tháng chín vừa qua. Ở đây, ngài cũng tỏ cho chúng ta thấy điều này. Bởi vì nếu ngài không phát biểu rõ về vấn đề nước Bỉ, thì xét bề ngoài, ngài cũng không trả lời cho các tiếng nói chất vấn Giáo hội về vấn đề gia đình, ngài dùng danh tiếng của mình để nhắc nhở về lý tưởng và con đường của Công giáo. 

Đức Phanxicô thích gây ngạc nhiên, đây là một kỹ thuật tốt để là muối cho đời. Ngài thích chơi bản giao hưởng trái nhịp, không phải chỉ để trái nhịp nhưng để cho mọi người ngạc nhiên (theo nghĩa đen) với sứ điệp của Giáo Hội. Kiểu gậy ông đập lưng ông đưa ra một cách tài tình, ngài giao trả chúng ta lại vào trong bàn tay các mong chờ và của điều tiên quyết (aprioris) mà chúng ta phóng chiếu lên ngài và ngài buộc chúng ta phải chất vấn lại chúng. 

Không đi tìm tranh cãi, ngài muốn các chứng cứ. “Hãy nhìn họ thương yêu nhau biết bao”, đó là cách chúng ta có thể xác định chiến thuật của Đức Phanxicô khi ngài đề xuất lý tưởng của Giáo Hội, khai hoang con đường bằng lòng thương xót và tự do. Đức Phanxicô không làm ngơ trước các mối bận tâm và các vấn đề của thế giới. Ngược lại, ngài không mệt mỏi lặp đi lặp lại sứ điệp của Tin Mừng mà ngài xác tín, chính ở đó mới có được năng lượng cần thiết và tối hậu để giúp mỗi người đứng lên. 

Vì vậy, bề ngoài, ngài không đáp lại gì cho chúng ta, không động đậy gì trên một vài vấn đề, không phản ứng ngay lập tức, nhưng giả như ngây thơ, ngài đề xuất một cách mạnh mẽ những gì ngài tha thiết trong lòng và những gì là trọng tâm của đức tin. 

Ai hiểu được thì ấm thân… 

(Nguyễn Tùng Lâm dịch, phanxico.vn 03.02.2018/ Carnets du Vatican, Jean-Bosco d’Otreppe, Roma, 21-2-2014)