Vì sao Vatican đưa tay ra với Trung quốc?
Dưới sự thúc đẩy của Đức Phanxicô, Tòa Thánh tìm cách bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung quốc. Dù phải gợi lên các rối ren.
Giáo hội công giáo Trung quốc là một hồ sơ gay go của Vatican. Các tuyên bố gần đây của Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân có tác động đưa vấn đề ra ánh sáng, làm thế nào mà Vatican đã có các định hướng ngoại giao mới đối với Trung quốc. Lý do là việc Vatican bổ nhiệm hai giám mục trước đây được Đảng cộng sản Trung quốc chỉ định. Khi phản ứng như vậy, Vatican gần như bảo lãnh cho sự có mặt của “Giáo hội yêu nước” Trung quốc mà hai giám mục này được chính quyền chỉ định.
Báo Aleteia có cuộc phỏng vấn với ông Régis Anouilh, cựu ký giả của Giáo hội Á châu.
Tại sao Vatican muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung quốc?
Vatican có nhiều lý do để bình thường hóa quan hệ với Trung quốc. Giáo hội Trung quốc là một Giáo hội đang chuyển biến, sự phân chia giữa một bên là Giáo hội yêu nước và Giáo hội chui đè nặng trên Giáo hội. Và phải đi ra khỏi tình trạng này. Thêm nữa với Giáo hội thế tục, phát sinh từ công việc phúc âm hóa của các tu sĩ Dòng Tên đã làm thay đổi cục diện một cách rất nhanh chóng, bây giờ Trung quốc có từ 10 đến 15 triệu tín hữu. Và càng ngày con số này càng ít ở nông thôn.
Chẳng hạn, ở Thượng Hải có những giáo xứ vừa có các tín hữu có gốc gác từ tổ tiên ở thế kỷ 17, vừa có các tín hữu trẻ mới trở lại, họ đều học Kinh Thánh. Không nên đặt sự chia rẽ các tín hữu kitô lên những người này. Một thỏa thuận với nhà nước có thể là điều tốt cho mọi người, dĩ nhiên với điều kiện là Giáo hội không thỏa hiệp với chính quyền. Một vài giám mục đi quá xa trong quan hệ với đảng cộng sản. Phản ứng dè chừng của linh mục và tín hữu đối với thái độ này là “khá lành mạnh” và dĩ nhiên cũng dễ hiểu phản ứng của Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân.
Tình trạng của các tín hữu kitô có được cải thiện ở Trung quốc Không?
Về phía chính phủ thì chủ tịch Tập Cận Bình lo cho hình ảnh của mình trên chính trường quốc tế, ông ý thức tầm quan trọng của nền ngoại giao Vatican. Một thỏa hiệp với Vatican là điều hữu ích. Nhưng có vẻ như ông chưa sẵn sàng để đi quá xa trong các thế chấp mà ông muốn thỏa thuận với Vatican. Ngược lại, ông đã cứng rắn trong các luật lệ chống tôn giáo ông đưa ra vào tháng 10 – 2017 vừa qua, các văn bản này được áp dụng vào tháng 1 năm 2018. Dù sao phải đi ra khỏi tình trạng này và Vatican có thể tin tưởng vào sự tiến triển tích cực của Đảng.
Có một sự chia rẽ ở Trung quốc Không?
Trong bức thư ngỏ của mình, Đức Hồng y Trần Nhật Quân lấy làm tiếc vì những người đối thoại của Tòa Thánh không nắm vững tình hình ở Trung quốc: “Một vài người cho rằng, tất cả mọi cố gắng để đi đến một thỏa thuận giữa Trung quốc và Tòa Thánh là nhằm tránh chia rẽ trong hàng ngũ Giáo hội. Thật là vô lý! Sự chia rẽ đã có ở đó, trong Giáo hội yêu nước”. Đừng nghĩ “chia rẽ” theo nghĩa học thuyết: “Đừng hình dung có sự chia rẽ giữa các tín hữu chui và tín hữu yêu nước, họ có cùng Đức tin. Lẽ tự nhiên các tín hữu có quan hệ với chính quyền của họ, vấn đề xảy ra khi có thỏa hiệp. Sẽ rất khó nếu không duy trì quan hệ với một Nhà nước mà từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm chính quyền đã quyết liệt hơn.
Các tín hữu kitô có phải là các tín hữu duy nhất chịu sự khắc nghiệt của Bắc Kinh Không?
Không, sự khắc nghiệt đối với người công giáo không phải chỉ nhằm đến một mình họ, cũng không phải với các tôn giáo khác. Chính quyền không bị ám ảnh bởi Giáo hội công giáo, họ muốn kiểm soát xã hội nhiều hơn. Cuối cùng, chúng ta phải uyển chuyển với bức tranh khá đen tối này của tình trạng các tín hữu kitô ở Trung quốc. Nếu đường lối của Đảng thật sự không nhân nhượng, thì trên thực tế, các tín hữu có thể thương thỏa với chính quyền địa phương. Người ta có thể tóm tắt tình trạng này theo câu tục ngữ của Trung quốc: “Trời thì ở trên cao và Vua thì ở xa”.
(Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, phanxico.vn 07.02.2018/ fr.aleteia.org, Sylvain Dorient, 2018-02-05)