Đức Phanxicô rất được yêu mến ở Nga

Dù cho đến bây giờ, chuyến đi Nga của Đức Phanxicô chưa có gì là chắc chắn, nhưng chuyến đi của Đức Hồng y Parolin được xem như một dấu hiệu của tình giao hảo giữa hai Giáo hội công giáo và chính thống được tốt lên dần. Chuyến viếng thăm Nga lần cuối của một Hồng y Quốc Vụ Khanh Vatican là chuyến đi của Hồng y Angelo Sodano năm 1999.

Đức Phanxicô rất được yêu mến ở Nga

Theo đại sứ Nga Aleksandr Adveev ở Tòa Thánh thì chuyến đi Nga của Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh vào cuối tháng 8 này là một chuyến đi “rất quan trọng”. Ông nhấn mạnh đến quan điểm tương đồng giữa Vatican và Maxcơva trong vấn đề Syria và Ukraina, cũng như sự mến chuộng của người dân nước ông đối với Đức Phanxicô.

 

Trong bài phỏng vấn dành cho trang Vatican Insider ngày 14 tháng 8 – 2017, ông giải thích: “Nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo (…) là nhân vật được trọng kính trên thế giới, rất có uy tín và được người dân nước chúng tôi yêu mến. Người dân nước Nga xem cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với Đức Thượng Phụ Kyril I ở Cuba tháng 2 năm 2016 là một “sự kiện của một nền văn minh”. Nhà ngoại giao nhấn mạnh đã có một sự thông cảm giữa hai nhà lãnh đạo tôn giáo.

 

Ukraina và Syria trong chương trình

 

Dù cho đến bây giờ, chuyến đi Nga của Đức Phanxicô chưa có gì là chắc chắn, nhưng chuyến đi của Đức Hồng y Parolin được xem như một dấu hiệu của tình giao hảo giữa hai Giáo hội công giáo và chính thống được tốt lên dần. Chuyến viếng thăm Nga lần cuối của một Hồng y Quốc Vụ Khanh Vatican là chuyến đi của Hồng y Angelo Sodano năm 1999.

 

Đức Hồng y Parolin sẽ gặp Tổng thống Vladimir Putin để thảo luận về các trách nhiệm của nước Nga đối với tình trạng ở Trung Đông và ở Ukraina. Hai vấn đề mà đại sứ Aleksandr Adveev ghi nhận hai bên có các quan điểm tương đồng. Ông đại sứ bảo đảm: “Về vấn đề Ukraina, Vatican cũng như nước Nga luôn kêu gọi các thành phần đang tranh chấp phải tôn trọng Hiệp ước Minsk”.

 

Không có ảnh hưởng của Donald Trump

 

Ông đại sứ khẳng định: “Về vấn đề Syria, nước Nga và Tòa Thánh đều quan tâm đến lợi ích của tín hữu kitô và các sắc dân thiểu số”. Theo ông, quốc gia nhỏ bé nhất và quốc gia lớn nhất thế giới đều “chia sẻ các quan điểm và các thái độ rất giống nhau trong việc giải quyết cơn khủng hoảng”.

 

Cuối cùng ông đại sứ bảo đảm, các quan hệ giữa Vatican và Maxcơva có “tầm mức lô-gich lịch sử riêng của mình” và lô-gich này không tùy thuộc lô-gich đã tồn tại với Donald Trump và nước Mỹ.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch