ĐGH Gioan XXIII sau 50 năm Công đồng Vatican II
Trầm Thiên Thu
Nửa thế kỷ qua, từ sau khi Chân phước GH Gioan XXIII triệu tập Công đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội Công giáo đã được canh tân. Người triệu tập Công đồng Vatican II là một “ông già vui vẻ”, được mệnh danh là “Giáo hoàng Tốt lành” (Good Pope). Ngài đã được Chân phước GH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước năm 2000. Liệu vị “Giáo hoàng Tốt lành” có được tôn phong hiển thánh? Có nên như vậy?
Chiều ngày 3-6-1963, ĐGH Gioan XXIII đã đi vào cõi vĩnh hằng sau 4 năm rưỡi làm giáo hoàng. Văn phòng báo chí Tòa Thánh chỉ nói ngắn gọn: “Ngài không còn chịu đau khổ nữa”.
Ngay lập tức, có một phong trào nổii lên do một số người thân cận với ngài muốn ngài được phong thánh, như các vị thánh trong những thế kỷ đầu của Giáo hội. Khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II kế thúc vào tháng 12-1962, ĐGH Gioan XXIII đã công bố Tông thư Pacem in Terris (Hòa bình trên Thế gian) vào tháng 4-1963 tạo bước ngoặt của đời ngài.
Ngài được lòng nhiều người trên thế giới, những người hiểu biết mức độ quan trọng của lịch sử đối với triều đại giáo hoàng ngắn ngủi và dự án Công đồng Vatican II của ngài.
Được biết, vào lúc ĐHY Leo Suenens (Bỉ), thân cận với ĐGH Gioan XXIII, và có tiếng nói uy tín trong Công đồng Vatican II, ủng hộ việc mau chóng phong hiển thánh cho Chân phước Gioan XXIII. ĐHY Suenens nói rằng người ta cần những con người đương thời mới làm khuôn mẫu cho việc phong thánh để gợi hứng cho họ trong đời sống tâm linh.
Một lời đề nghị được lan truyền trong các giám mục, thúc đẩy tiến hành nhanh, nhưng các vị lãnh đạo theo truyền thống và Bộ phong thánh đã thắng. Người kế vị ĐGH Gioan XXIII là ĐGH Phaolô VI đã tuyên bố năm 1965 rằng hai án phong thánh cùng được mở: ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan XXIII. Hai cuộc điều tra được tiến hành, và một vị được phong chân phước năm 2000 là ĐGH Gioan XXIII, ngày xưa gọi là á thánh, bước cuối cùng là hiển thánh.
Ngoài Thánh Phêrô, mới chỉ có 80 trong 264 giáo hoàng được chính thức tôn kính trên bàn thờ. Trong 400 năm qua, Giáo hội vẫn nghiệm ngặt trong việc chính thức mở án phong thánh, điều tra và xác nhận phép lạ. Vì thế, dù thế nào thì cơ hội cho bất kỳ vị giáo hoàng nào được tôn phong hiển thánh cũng rất ít.
Tuy nhiên, ĐGH Gioan XXIII lại khác. Khi hài cốt ngài được chuyển từ hầm mộ giáo hoàng (papal crypt) bên dưới Đền thờ Thánh Phêrô và cải táng bên dưới Bàn thồ Thánh Jerome ở lầu chính của Đền thờ vào năm 2001, khoản 40.000 người đã tham dự nghi thức cải táng này.
Khi mở quan tài, thi hài ĐGH Gioan XXIII vẫn nguyên vẹn, không hề hư nát (remarkably uncorrupted). Sau gần một ngày, người ta thấy được khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII. ĐHY Virgilio Noe, người giám sát và chịu trách nhiệm vụ này, đã diễn tả khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII vẫn “nguyên vẹn và thanh thản” (intact and serene). Ngài nói rằng các nhân chứng hiện diện khi mở nắp quan tài đã ngạc nhiên và vui mừng khôn tả. Thế giới chỉ mong chờ một phép lạ được xác định là của Chân phước Gioan XXIII là đủ thủ tục.
Rất có thể ngài sẽ được tôn phong hiển thánh vào năm 2013, sau 50 năm ngài qua đời. Tại sao? Công đồng Vatican II của ĐGH Gioan XXIII đúng là một phép lạ!
Người Công giáo tin rằng, nhờ Chúa Thánh Thần, Công đồng Vatican II đã cứu Giáo hội Công giáo khỏi tình trạng xơ cứng và suy sụp. Người ta vẫn nói rằng, cứ khoảng 300 năm tới 500 năm, Giáo hội lại cần tái tự kiểm tra và kiểm tra vị trí của mình trên thế giới. Đó là điều đã xảy ra tại Công đồng Nicê (Nicaea) hồi thế kỷ thứ 4 và Công đồng Trentô (Trent) hồi thế kỷ 16 – và đặc biệt là Công đồng Vatican II trong thế kỷ 20.
ĐGH Gioan XXIII tìm cách canh tân Giáo hội, ngài vẫn luôn luôn sống bác ái và khiêm nhường, qua những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử thế giới, khi còn là một linh mục trẻ và một binh sĩ, khi là nhà ngoại giao của Giáo hội, nhất là khi trở thành người kế vị Thánh Phêrô. Chứng cớ đời sống nội tâm của ngài được ghi rõ trong “Journal of a Soul” (Tờ báo của một Linh hồn), một kiệt tác tôn giáo và phản ánh rõ nét mà ngày nay nên đọc nhiều.
ĐGH Gioan XIII thực sự là một vị thánh, đã và đang được nhiều người yêu mến trên khắp thế giới. Họ không cần sự chấp nhận chính thức của Tòa Thánh xác nhận những gì đã được ghi tạc vào tâm hồn họ.