Bí quyết ngăn ngừa mỏi mắt

...Nếu làm việc bình thường thì cứ sau 1 giờ bạn cần cho mắt nghỉ ngơi và thư giãn. Cách tập luyện tốt nhất để giảm chứng nhức mỏi mắt là thực hiện tất cả những động tác làm cho mắt của bạn chuyển động hết các hướng để các cơ, mạch máu và dây thần kinh vùng mắt được hoạt động hiệu quả. Bạn có thể ngồi ngay tại bàn làm việc và nhắm mắt lại khoảng 5 phút, dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ nhàng qua nhãn cầu đến góc ngoài của mắt.

Bí quyết ngăn ngừa mỏi mắt

Công việc hàng ngày gắn với máy tính, khiến chúng ta hay chảy nước mắt, mắt đỏ sọng vào buổi sáng sớm và mỏi mắt, dẫn đến một số bệnh nguy hiểm về mắt.

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng chính của mỏi mắt là giảm thị lực tạm thời tại thời điểm nhất định, chảy nước mắt, mắt đỏ và cảm giác nặng mí mắt. Tuy nhiên, cần phân biệt chứng mỏi mắt với một số triệu chứng tương tự của các bệnh khác.

Có thể mắt đỏ là do nhiễm khuẩn hay virus, phù nề mí mắt là triệu chứng của chứng bệnh về thận và tim. Bạn nên cẩn trọng, nếu các triệu chứng của mỏi mắt không biến mất sau một vài giờ nghỉ ngơi thì cần có cuộc hẹn sớm nhất với bác sĩ nhãn khoa để loại trừ khả năng bệnh xấu hơn và có phương pháp điều trị sớm nhất có thể.

 - 1

Có thể mắt đỏ là do nhiễm khuẩn hay virus, phù nề mí mắt là triệu chứng của chứng bệnh về thận và tim

Thiếu ánh sáng là nguyên nhân đầu tiên gây nhức mỏi mắt, vì làm việc trong môi trường điều kiện ánh sáng kém sẽ làm cho mắt không điều tiết được thường xuyên. Thiếu ngủ là nguyên nhân tiếp theo, nó gây chảy nước mắt, mí mắt nặng nề, và nhìn mọi vật với cảm giác mơ màng, khó định vị được đồ vật. Nếu những triệu chứng này trở thành mãn tính, nó có thể mở đường cho căn bệnh tăng nhãn áp và mất thị lực.

Ngoài ra, mỏi mắt cũng bắt nguồn từ việc ăn uống kém, thiếu chất, thiếu vitamin tổng hợp và các vi chất thiết yếu, đặc biệt là thiếu vitamin A, C, vitamin nhóm B. Lối sống không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá và lạm dụng cà phê cũng là nguyên nhân gây nhức mỏi mắt.

Phòng tránh nguy cơ

Vị trí bàn làm việc

Bạn nên chọn vị trí ngay sát cửa sổ phòng làm việc, điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được mắt, giảm mỏi mắt và các nguy cơ bệnh tật khác. Không nên để không gian làm việc quá tối, hoặc quá sáng.

 - 2

Không nên để không gian làm việc quá tối, hoặc quá sáng.

Máy tính: Điều chỉnh độ sáng màn hình, vừa tầm tay và tầm nhìn, không nên làm việc với màn hình máy tính quá sáng trong phòng làm việc tối tăm thiếu ánh sáng tự nhiên.

Mặt nạ cho mắt bị nhức và mỏi

Bạn có thể lấy bã túi trà đã dùng đắp lên đôi mắt mệt mỏi của bạn trong vòng nửa giờ và làm thế mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi chứng mỏi mắt.

Bài tập cho mắt và massage

Nếu làm việc bình thường thì cứ sau 1 giờ bạn cần cho mắt nghỉ ngơi và thư giãn. Cách tập luyện tốt nhất để giảm chứng nhức mỏi mắt là thực hiện tất cả những động tác làm cho mắt của bạn chuyển động hết các hướng để các cơ, mạch máu và dây thần kinh vùng mắt được hoạt động hiệu quả. Bạn có thể ngồi ngay tại bàn làm việc và nhắm mắt lại khoảng 5 phút, dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ nhàng qua nhãn cầu đến góc ngoài của mắt.

Bổ sung vitamin

Nguồn dinh dưỡng tốt rất quan trọng để chống lại chứng nhức mỏi mắt. Vitamin A rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của võng mạc, triệu chứng thiếu vitamin A là khả năng nhìn bị giảm trong điều kiện ánh sáng kém, giảm thị lực, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới mù lòa. Vitamin C giúp hỗ trợ hoạt động của các cơ vùng mắt. Vitamin nhóm B cần thiết để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của mắt, và truyền các xung thần kinh từ mắt đến não. Ngoài ra, rutin cần thiết để duy trì sức mạnh bảo vệ các thành mạch. Thiếu vitamin này sẽ làm cho các mao mạch mỏng hơn và có thể gây chảy máu trong mắt.

Lối sống

Tăng cường hoạt động thể chất, hạn chế uống bia, rượu và bỏ thuốc lá. Ngủ đủ giấc và ngủ sớm sẽ làm cho bạn có một sức khỏe tốt, có lợi cho mắt và bạn không bao giờ khó chịu với chứng đau, mỏi và nhức mắt.

Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
 
Nấc cục
Bệnh nấc cục, bài thuốc lạ kỳ (TRỊ BỆNH NHƯ THẦN)
 
Khi không tôi mắc chứng Nấc cục, ngày đầu thì bị sơ sơ, qua ngày thứ 2 bị dày hơn, được trị nhiều cách theo kiểu nhân gian nhưng vẫn  không bớt, qua ngày thứ 3 thì liên tục, không ăn được, không nằm được, rất khó chịu và rất mệt, tôi đi khám bác sỹ, bác sỹ không nói tại sao, chỉ cho toa mua thuốc, uống không hết mà nặng thêm lên.
Thằng cu Tâm, con người bạn  bên xóm, chạy qua đánh bi với cu út nhà tôi, thấy tôi ngồi trên ghế xếp ôm đầu pháo liên tục, cu Tâm nói :
- A ! Bác bị bệnh nấc cục rồi, bác uống chi chưa, nếu chưa con về lấy qua cho bác uống hết liền tức khắc.
Tôi nói:
- Bác uống thuốc tây nhưng  không bớt.
Cu Tâm đâm đầu chạy về nhà, một lát chạy qua lại, đưa cho tôi một cục GỪNG tươi bằng ngón tay cái, và một ít MẬT ONG đựng trong  tách  uống trà (tách nầy lớn hơn ngón chân cái) bảo tôi nhai  cục GỪNG, trước khi nuốt thì uống tí mật ong  cùng lúc. Tôi nhai… Tâm đứng nhìn, nuốt  gừng và mật ong vào  không biết đã tới bao tử chưa nhưng nó dịu lại ngay và hết liền sau khi tôi uống chút nước trà tráng chén mật ong.
Thằng Tâm vỗ tay reo:
- Con nói rồi hết ngay liền mà .
Tôi hỏi tại sao con biết cách nầy?
- Ông nội con thường hay bị như bác, nhà con lúc nào cũng có sẵn hai thư nầy cho ông con uống....
Như vậy là một cục GỪNG sống nhai nuốt với một muỗng canh MẬT ONG. Hiện tại, thỉnh thoảng tôi cũng bị lại, nên trong nhà lúc nào cũng trữ hai  thứ thần dược trên.
 
lính thủy sưu tầm.
Nguồn: Tri thiên mệnh / ĐTX .
 

Cách trị viêm họng tuyệt vời khi trời lạnh


Hãy thử làm theo những lời khuyên sau để những cơn đau họng không còn là nỗi ám ảnh bạn mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.
 

Thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm họng… Mỗi cơn đau họng thường kéo dài khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng bạn cũng không biết làm sao để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó.

Vậy thì, hãy thử làm theo những lời khuyên sau để không còn lo lắng đến những cơn đau họng nữa nhé.

Nhai tỏi sống

Trong tỏi có chứa allicin - một chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong cơ thể. Đây là một chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, nó giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi. 

Mỗi ngày, bạn nên ăn từ 2-3 tép tỏi để giữ cho cơ thể ấm áp và khắc phục tình trạng đau họng. Tuy nhiên, bạn nên cắt nhỏ tỏi ra trước khi ăn để tỏi dễ dàng chuyển hóa alliin thành allicin, không nên ăn tỏi khi đói vì như thế sẽ có hại cho dạ dày.

Súc miệng bằng dấm táo

Từ lâu, dấm táo đã được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có cả chữa đau họng. Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể.

Bạn hãy pha loãng dấm táo vào nước ấm, cho thêm một vài giọt mật ong rồi súc miệng hàng ngày, đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả tức khắc, cơn đau họng sẽ nhanh chóng biến mất.

 - 1

Thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm họng… Ảnh minh họa

Ngậm hỗn hợp quất, mật ong

Mật ong là một vị thuốc được nhiều đời nay sử dụng. Nó rất hữu hiệu trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng, chữa lành các tổn thương nội thể. Mật ong chứa hàm lượng đường cao, ngoài ra còn chứa các chất khoáng như canxi, photpho, magie và một số axit, enzym khác có tác dụng giữ ấm cơ thể.

Quất cũng là một loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Quất có vị chua, tính ấm có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giải nhiệt…

Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.

Súp gà

Trời se lạnh, thưởng thức một chén súp gà thật là tuyệt. Không chỉ ngon miệng, ăn súp gà còn là một biện pháp để giữ ấm cơ thể. Súp gà có đặc tính chống viêm, kháng virus. Ăn súp gà sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng, tránh được tình trạng cảm cúm do nhiễm lạnh.

Trà gừng nóng

Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi. Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm do thời tiết… nên sử dụng gừng thường xuyên hơn, bởi các hoạt chất có trong gừng tươi sẽ có tác dụng kháng histamin tức thì, cắt cơn hắt hơi, sổ mũi, giảm đau hữu hiệu.


Thời tiết đang bước vào giai đoạn lạnh kéo dài, vì vậy, mỗi ngày bạn hãy uống một ly trà gừng nóng để tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể, loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, sổ mũi, viêm họng...

Ngậm chanh 

Chanh có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tinh dầu trong vỏ chanh có tính sát khuẩn giúp long đờm, giảm ho, hắt hơi. Mặt khác, trong nước chanh có chứa axit citric, vitamine C, kali… nên đặc biệt thích hợp để làm nước giải khát, thanh nhiệt.

 - 2

Chanh có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Nếu bạn đang gặp rắc rối với căn bệnh viêm họng, cảm cúm, ho… thì hãy cắt chanh thành những lát mỏng, rắc một chút muối và ngậm từ 2-3 lần/ngày nhé.

Lá húng chanh

Từ lâu, lá hung chanh đã được sử dụng phổ biến để trị ho, viêm họng, hen suyễn, lợi phế, trừ đờm, tiêu độc, giải cảm... Húng chanh chứa hợp chất phenol, salixylat eugenol… và sắc tố đỏ colein có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn.

Bạn nên giã nát lá húng chanh vào bát, cho thêm vào hạt đường phèn và chưng cách thủy. Sử dụng hỗn hợp đều đặn từ 4-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày

Bạn sẽ nhận được lời khuyên này từ tất cả những người quan tâm bạn khi không may, bạn bị viêm họng. Bởi đó có lẽ là biện pháp khắc phục tốt nhất khi nói đến chữa đau họng.

Súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, giảm bớt các triệu chứng viêm sưng, giảm dịch nhầy do vi khuân gây ra ở cổ họng, tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể đặc biệt là khi tác nhân chủ yếu do không khí khô hoặc dị ứng.

Theo Nguyen Phuong (Tri thức trẻ)
 

Rau quả chữa hôi miệng

Theo Eva

Rau quả cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp con người loại bỏ mùi hôi khó chịu trong miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, thường là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách; do sau khi ăn uống, bã thức ăn bám trong khoang miệng lên men, bốc mùi hôi hoặc do dùng thức ăn “nặng mùi” như hành sống, tỏi sống. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ bệnh răng miệng và bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa gây ra.

Rau quả là những liều thuốc tự nhiên có thể giúp bạn chữa hôi miệng:

Rau xà lách: Rau xà lách rửa sạch, ngâm trong nước muối lạt giây lát, nhai ăn sống. Ngày vài lần. Tác dụng: giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ hôi.

Vải khô: Vải hai-ba quả, bỏ vỏ, hạt. Mỗi tối trước khi đi ngủ, ngậm vải trong miệng, sáng hôm sau nhả bỏ, dùng liền nửa tháng. Tác dụng: giúp sinh tân, trừ hôi.

Hạt cau: Hạt cau vài hạt ngậm lâu trong miệng. Tác dụng: giúp trừ hôi miệng.

Hạt dưa lưới: Hạt dưa lưới nướng khô, tán nhuyễn, lấy một ít ngậm trong miệng. Ngày hai-ba lần. Tác dụng: giúp sinh tân, trừ hôi.

Sơn tra (táo mèo): Sơn tra ngậm trong miệng. Ngày vài lần. Tác dụng: trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.

Rau quả chữa hôi miệng 1

Quả táo mèo là một trong những loại quả có tác dụng trừ hôi miệng(Ảnh minh họa)

Ô mai: Ô mai ngậm trong miệng thường xuyên. Tác dụng: trợ tiêu hóa, sinh tân, trừ hôi.

Lê tươi: Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, đun với nước, để nguội chừng nửa ngày rồi dùng uống thay trà. Ngày một liều, dùng liền vài ngày. Tác dụng: tư âm, khu nhiệt, trừ hôi.

Cà chua, lá bạc hà, mật ong: Cà chua (15g) và lá bạc hà (9g) xay nhuyễn, thêm mật ong, dùng làm thức uống. Tác dụng: phương hương, hóa trọc.

Lá đậu xanh, hoắc hương: Lá đậu xanh (15g) cùng hoắc hương (10g) sắc với nước, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày ba lần. Tác dụng: thanh nhiệt, thơm miệng, trừ hôi.

Vỏ chanh: Chanh tươi ba trái rửa sạch, gọt lấy vỏ ngoài, ngậm nuốt nước trong miệng. Ngày hai lần. Tác dụng: giúp sinh tân, giải khát, trừ hôi.

Dưa leo (dưa chuột): Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uống thay trà. Ngày ba lần. Tác dụng: thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi giải khát.

Chanh tươi, mật ong: Lấy 1kg chanh rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong, trộn đều. Mỗi lần một-hai muỗng canh. Ngày hai lần. Tác dụng: thanh nhiệt, sinh tân, trừ hôi.Dưa hấu: Dưa hấu một quả, rửa sạch, bổ đôi, xay nước để uống. Ngày ba-năm lần. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ hôi.

Hạt dưa hấu: Hạt dưa hấu rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Tác dụng: giáng hỏa, trừ hôi.