Những thói quen "làm hỏng" trái tim mà bạn không biết
Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, người có chu vi bắp đùi dưới 60cm thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người khác, ở cả nam giới và phụ nữ.
Trái tim con người được coi là cơ quan vừa mạnh nhất lại vừa yếu nhất trong cơ thể con người. Nó là mạnh nhất bởi vì nó thực hiện các chức năng quan trọng nhất là cung cấp oxy máu cho tất cả các cơ quan để đảm bảo các cơ quan hoạt động trơn tru. Mặt khác, nó là cơ quan yếu nhất vì nó chỉ có thể chịu được áp lực trong một giới hạn cho phép, nếu áp lực tăng quá mức có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh tật.
Do đó, điều quan trọng là để chăm sóc cho trái tim khỏe mạnh là giảm áp lực cho tim. Một trái tim khỏe mạnh sẽ góp phần cho bạn có một cuộc sống lành mạnh. Thế nhưng, có những thói quen có thể "hủy hoại" trái tim bạn mà bạn không hề nhận ra.
Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn cần loại bỏ nhận biết và loại bỏ ngay những thói quen này trong cuộc sống của mình.
Dưới đây là những thói quen có thể "lảm hỏng" trái tim mà bạn cần loại bỏ ngay:
1. Không ăn đủ trái cây và rau xanh
Chúng ta đều biết rằng trái cây và rau quả là các thành phần chính của chế độ ăn uống. Chúng không những cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe mà còn đặc biệt tốt cho tim. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người uống nhiều hơn năm phần trái cây mỗi ngày ít có nguy cơ bị đột quỵ so với những người không tiêu thụ hoặc ăn trái cây với số lượng ít.
2. Tiêu thụ quá nhiều muối
Mặc dù muối là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nhưng bạn nên tiêu thụ chúng với lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá nhiều. Khi tiêu thụ quá nhiều muối, nó sẽ tạo ra áp lực lớn cho tim và các cơ quan khác để loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Từ đó gây ra các vấn đề về huyết áp cao và tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc suy tim.
3. Rối loạn giấc ngủ
Thường xuyên ngủ quá nhiều (hơn 9 giờ/đêm) hoặc quá ít (ít hơn 6 giờ/đêm) cũng gây tổn hại cho trái tim của bạn. Cả hai trường hợp trên gọi là rối loạn giấc ngủ đều có thể làm tăng huyết áp và tăng lượng kích thích tố gây căng thẳng. Mất ngủ, thiếu ngủ có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu, từ đó gây ra cao huyết áp. Ngoài ra, một nghiên cứu về giấc ngủ thực hiện tại Đại học Chicago, trong năm 2008, cho thấy có một mối liên hệ giữa giấc ngủ ngắn và khả năng tăng vôi hóa động mạch vành (canxi tích tụ trong động mạch vành).
4. Uống quá nhiều rượu
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ được giảm xuống ở những người chỉ uống tối đa 1-2 ly rượu mỗi ngày so với những người uống nhiều rượu. Uống nhiều rượu có thể làm cho áp suất trong máu tăng lên, gây áp lực cho tim và tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ hoặc suy tim.
5. Ngáy ngủ
Không chỉ gây phiền toái, ngáy ngủ còn có thể là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một sự rối loạn hô hấp có biểu hiện là hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ, điều này có thể gây áp lực lên tim. Hơn nữa, rối loạn giấc ngủ này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Vì vậy, nếu bạn xảy ra ngáy và thức dậy cảm thấy mệt mỏi thì hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ ngay lập tức để được điều trị thích hợp cho tình trạng này.
6. Thường xuyên tức giận
Mặc dù bày tỏ sự tức giận là một cách tốt để giải phóng căng thẳng và áp lực tinh thần nhưng sự tức giận thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Cảm xúc tiêu cực của con người gây ra sự căng thẳng trong cơ thể và nếu các phản ứng căng thẳng diễn ra nhiều lần nó sẽ trở nên có hại cho tim vì nó làm tăng áp lực lên tim. Những người kìm giữ cơn tức giận càng tăng nguy cơ suy tim, dễ dẫn đến đột quỵ hoặc bệnh tim.
Một số thói quen khác có hại cho tim của bạn:
- Tiêu thụ quá nhiều calo vào cơ thể
- Ăn nhiều thịt đỏ
- Xem tivi quá nhiều
- Sống cô lập...
Nếu bạn tập trung vào những thói quen và cố gắng để loại bỏ chúng sớm thì bạn sẽ giữ cho trái tim mình khỏe mạnh về lâu dài. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng đau ngực và mất hơi thở có thể là một nguyên nhân quan trọng của huyết áp cao. Nếu bạn bỏ qua những triệu chứng này sẽ có hại cho tim của bạn.
Nguồn: 2sao.vn