Những điều cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe

Để có một sức khỏe tốt, không hoàn toàn là phải sử dụng các thực phẩm "cung đình" như yên sào, bào ngư, vi cá ..., chỉ cần chúng ta chú ý những điều nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày là có thể đạt được mục đích có sức khỏe tốt mà không phải tốn quá nhiều chi phí.

 

Những điều cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của một người. Có một sức khỏe tốt, chị em mới có thể toàn tâm toàn ý cho việc chăm sóc gia đình cũng như trong công việc hàng ngày.
Để có một sức khỏe tốt, không hoàn toàn là phải sử dụng các thực phẩm "cung đình" như yên sào, bào ngư, vi cá ..., chỉ cần chúng ta chú ý những điều nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày là có thể đạt được mục đích có sức khỏe tốt mà không phải tốn quá nhiều chi phí.
Những điều cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe
Những điều cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe
1- Giảm bớt việc uống nước trà nhiều

2- Đừng ăn bánh mì ngay lập tức sau khi mới nướng xong

3- Đừng đứng gần máy sạc điện thoại cầm tay

4- Uống nhiều nước vào buối sáng, uống ít vào đêm

5- Đừng 
uống cà phê hai lần một ngày

6- Giảm bớt các thức ăn nhiều dầu

7- 
Tốt nhất là đi ngủ vào lúc 10 giờ tối và dậy vào 6 gìờ sáng

8- Đừng ăn quá nhiều sau 5 giờ chiều

9- Đừng uống quá một ly rượu mỗi ngày

10- Đừng uống thuốc với nước lạnh

11- Đừng đi ngủ hoặc nằm ngay sau khi uống thuốc

12- 
Ngủ không đủ 8 tiếng ảnh hưởng tới sức khoẻ

13- Chợp mắt ngủ được môt giấc ngắn vào buổi trưa sẽ giúp cho bạn lâu già

14- Nếu không chạy bộ đươc vào sáng sớm thì chạy bộ vào lúc từ 5 giờ chiều tới 8 giờ tối là tốt nhất

15- Khi pin gần hết điện bạn đừng nghe điện thoại vì lúc đó bức xạ cao gấp 1000 lần

16- Không nên dùng ống nghe điện thoại lâu quá. Sau mỗi một tiếng phải cho tai nghỉ một lát.

 

Lưu ý khi chế biến/sử dụng thực phẩm

Thực phầm là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu cho cơ thể, tuy nhiên, nếu chế biến/sử dụng thực phẩm không đúng khoa học thì không những không có ích cho cơ thể, thậm chí còn có phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta. Các chất phản dinh dưỡng tồn tại ở các hình thức sau: có chất thì ngăn cản cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, có chất thì phá hủy vitamin, có chất gây độc thậm chí có thể làm chết người.

Lưu ý khi chế biến/sử dụng thực phẩm

Lưu ý khi chế biến/sử dụng thực phẩm

Những chất làm giảm hấp thu protein: Trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein. Người ta cho rằng đó là do thiên nhiên phú cho nó để bảo vệ mầm sống trong trứng đang hình thành. Nếu chúng ta ăn trứng sống sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein của thịt, cá, sữa

Và chính ngay bản thân nó cũng rất khó tiêu. Bản chất hóa học chất kháng men tiêu hóa của trứng cũng là một protein, bởi vậy dưới tác dụng của nhiệt độ cao nó sẽ mất hoạt tính. Qua đó rút ra một điều là không nên ăn trứng sống, mà chỉ ăn trứng đã làm chín.

Trong sữa tươi cũng có chất kháng men tiêu hóa protein. Do đó có một số người ăn sữa tươi đầy bụng lâu tiêu, nhưng ăn sữa đã qua chế biến (sữa đun sôi, sữa hộp, sữa bột) thì không sao.

Trong hạt một số loại cây, nhất là cây họ đậu cũng có những chất phản dinh dưỡng. Các chất này là để bảo vệ phôi mầm chống lại tác động xấu của môi trường xung quanh. Bản chất hóa học của nó cũng là một loại protein, người ta đã chiết xuất và kết tinh được. Nếu ăn sống các hạt lạc, đậu ván, đậu Hà Lan, đậu tương… sẽ giảm khả năng hấp thu protein của cơ thể. Các chất phản dinh dưỡng này còn ngăn cản hấp thụ pipit, gluxit và làm tiêu hóa khó khăn. Nhưng các hạt đó đem đun nấu chín thì các chất phản dinh dưỡng bị phá hủy và ăn uống sẽ tốt.

Những chất làm hỏng vitamin: Trong cá sống có một chất kháng vitamin B1 (pyrithiamin). Người ta thí nghiệm cho mèo và chó ăn cá sống một thời gian dài thì thấy chúng đều bị thiếu vitamin B1 nghiêm trọng. Nhưng nếu ăn cá chín thì không sao cả. Như vậy nếu ai hay gỏi cá sống thì không những mất vệ sinh mà còn có thể bị thiếu vitamin B1.

Trong trứng sống còn có một chất nữa gọi là avidin. Khi ăn vào nó sẽ kết hợp với vitamin H (còn có tên biotin) thành phức chất avidin-biotin làm cho cơ thể bị thiếu vitamin H. Nhưng nếu trứng đun nấu từ 80oC trở lên thì chất avidin sẽ bị phá hủy.

Ăn gỏi cá sống không những mất vệ sinh mà còn có thể bị thiếu vitamin B1

Trong một số loại rau như bắp cải, bầu bí, dưa chuột… có một men phá hủy axít ascocbic (vitamin C) gọi là ascocbioxyđaza. Nếu thái dưa chuột thành miếng chưa ăn ngay để ngoài khí trời một lúc lâu sẽ bị mất hết vitamin C. Rau bắp cải thái vụn để lâu mới nấu cũng bị mất hết vitamin C do bị men nói trên oxy hóa.

Cản trở hấp thụ chất khoáng: Một số rau quả như khế, chua me… có hàm lượng axit oxalic khá cao. Axit oxalic và các muối hòa tan của nó cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể. Thiếu niên đang tuổi dậy thì, trẻ em còi xương cơ thể đang cần tới nhiều canxi thì không nên ăn khế, chua me… Những người bị sỏi thận loại sỏi canxi oxalat cũng không nên ăn nhiều các loại rau quả này. Những người có thời gian đông máu kéo dài do thiếu canxi cũng không nên ăn thực phẩm có nhiều axit oxalic và các muối của nó.

Trong một số rau thuộc họ thập tự (bắp cải, củ cải, cải bẹ…) có một số chất kháng giáp trạng thuộc loại chất đường phức hợp (glucozit). Khi ăn vào cơ thể dưới ảnh hưởng của các men, chất glucozit bị phân hủy tạo ra các chất thioxyanat và izothioxyanat cản trở việc kết hợp iốt của tuyến giáp trạng. Nhưng nếu các rau này đem nấu chín, chất kháng giáp trạng sẽ bị phân hủy. Những người bị bệnh bướu cổ do ăn uống thiếu iốt thì không ăn ăn rau sống (ăn ghém, món ăn tươi trộn dầu giấm…) các rau củ họ thập tự. Nếu ăn chỉ ăn chín.

Chất độc hại: Ở măng tươi và sắn tươi có một loại glucozit khi gặp nước, axit, hoặc men tiêu hóa sẽ giải phóng ra axit xyanhydric (công thức hóa học HCN) ở thể tự do. HCN là một chất độc rất hay gây ngộ độc ở những người ăn nhiều sắn mà dân gian gọi là “say sắn”. HCN tập trung nhiều ở vỏ sắn, là chất dễ hòa tan vào nước, dễ bay hơi. Muốn ăn sắn không say khi chế biến sắn phải bóc hết lớp vỏ dầy, cắt khúc đem ngâm nước, khi sôi mở vung…

Trong quả cà chua xanh và củ khoai tây có chứa một chất ancaloit có tên là solanin. Ở củ khoai tây solanin chỉ tập trung nhiều ở vỏ và nhất là mầm khoai (ở thịt củ có rất ít) dễ gây ngộ độc cho người ăn. Để tránh bị ngộ độc solanin không ăn cà chua xanh. Ắn khoai tây cần gọt hết vỏ, khoét bỏ hết chân mầm rồi mới ngâm rửa, chế biến. Nếu củ khoai đã mọc nhiều mầm thì bỏ đi, không nấu ăn.

 

Cách chăm sóc đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn"

Ánh mắt biểu hiện cho sức khỏe và sự sống. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta vô tình khiến cho đôi mắt trở nên căng thẳng, mệt mỏi,  việc này không phải là một điều tốt, vì đôi mắt thường có khuynh hướng bị mất dần thị lực và sức khỏe của chúng cũng bị yếu dần đi mỗi ngày.

Một vài lời khuyên sau đây của các chuyên gia trong việc giúp bạn chăm sóc đôi mắt một cách thích hợp. Những phương pháp chăm sóc này tuy đơn giản, dễ thực hiện, nhưng sẽ mang lại kết quả tuyệt vời trong việc nuôi dưỡng đôi mắt “cửa sổ tâm hồn”.

Cách chăm sóc đôi mắt

Cách chăm sóc đôi mắt

- Bạn nên coi trọng vấn đề rửa mắt một cách thường xuyên. Theo các chuyên gia, việc làm mát mắt bằng nước lạnh là phương pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc đôi mắt.

- Thường xuyên tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin như đu đủ, trứng, cá, sữa và các loại rau lá xanh trong chế độ ăn hàng ngày, cũng là một bước tốt trong việc chăm sóc mắt.

- Uống nhiều nước. Điều này đã được chứng minh mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt.

- Trong trường hợp bạn bị vòng thâm quầng dưới mắt, hãy đặt một lát dưa leo hoặc khoai tây lên vùng da bị ảnh hưởng để điều trị.

- Khi mắt bị căng thẳng, bạn hãy sử dụng nước mát để rửa. Biện pháp này sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái cho mắt ngay lập tức.

- Nhúng một miếng bông gòn vào ly nước sữa ấm rồi đặt nó lên mắt cũng có thể giúp làm dịu tình trạng mệt mỏi của mắt.

- Tạo thói quen luyện tập, giúp thư giãn các cơ ở mắt, bằng cách nhắm mắt lại rồi suy nghĩ đến những chuyện vui nào đó vào những khoảng thời gian cố định hàng ngày.

- Khi mắt bị đỏ, ngứa bạn có thể rửa chúng bằng dung dịch nước muối pha loãng. Phương pháp này giúp chữa trị tình trạng mắt bị nhiễm trùng.

- Trong trường hợp mắt có khuynh hướng bị sưng bụp, bạn hãy chợp mắt một lát, có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng một cách đáng kể.

- Điều cuối cùng bạn cần nhớ là phải thường xuyên kiểm tra mắt theo định kỳ mỗi năm một lần.

Theo Sitagita online