Tác dụng kỳ diệu của nước đá

Những viên đá nhỏ xíu trong tủ lạnh không chỉ giúp chúng ta giả khát mà còn là sản phẩm giúp cho sức khỏe của chúng ta. Thật vậy nước đá cũng là một vị thuốc độc đáo. Sách xưa có viết "nước đá tinh vị ngọt lạnh, không độc, chủ trị nóng trong người, buồn khát, chống say nóng".

 

Tác dụng kỳ diệu của nước đá

Những viên đá nhỏ xíu trong tủ lạnh không chỉ giúp chúng ta giả khát mà còn  là sản phẩm giúp cho sức khỏe của chúng ta.

Thật vậy nước đá cũng là một vị thuốc độc đáo. Sách xưa có viết "nước đá tinh vị ngọt lạnh, không độc, chủ trị nóng trong người, buồn khát, chống say nóng".

 

Dưới đây là một số công dụng cụ thể của nước đá:

1-Chống nhiễm khuẩn
Miệng các vết thương ngoài da rất dễ bị nhiễm trùng. Bạn có thể tránh
tình trạng đó bằng cách dùng nước đá làm lạnh phía ngoài da hoặc vùng xung
quanh vết thương. Nhiệt độ thấp sẽ khống chế sự xâm nhập và phát triển của
vi khuẩn, chống nhiễm trùng vết thương.

2- Chữa bỏng
Khi bị bỏng ở phạm vi nhỏ, hãy lập tức dùng đá ăn làm lạnh vùng bị bỏng.
Việc này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn ngăn ngừa tấy đỏ, mọng nước.

3. Cầm máu
Khi bị chấn thương, bạn nên dùng nước chườm lên chỗ bị thương để cầm máu và
giảm nhẹ mức độ chảy máu. Nếu vết thương không lớn, bạn có thể dùng nước đá
xoa lên bề mặt, nó giúp cho vùng da bị thương co lại, cầm máu rất tốt. Nếu
bị chảy máu dưới da, việc chườm đá bên ngoài cũng giúp cầm máu.

4. Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu mũi (máu cam), bạn nên chườm đá vào huyệt nghênh hương
(điểm này nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và
đường pháp lệnh hai bên khóe miệng), máu sẽ lập tức ngưng chảy. Bạn củng có
thể chườm đá vào sóng mũi, máu sẽ lập tức ngưng chảy.



5. Giảm nhịp đập của tim, giảm căng thẳng
Khi thấy nhịp đập tim vượt quá mức 100-140 lần/ phút, bạn hãy dùng khăn
sạch nhúng vào nước đá lạnh sau đó vắt khô đắp lên trán, lên mặt, nhịp tim
sẽ giảm dần đều. Khi căng thẳng, lo lắng quá mức, bạn cũng có thể dùng cách
này.
6. Giảm sốt
Trong trường hợp sốt cao, trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bạn hãy
cho nước đá vào túi chườm và gối dưới đầu bệnh nhân để giảm sốt và tránh
tổn thương tới não.

7. Làm đẹp bằng nước đá
Một số chuyên gia thẩm mỹ khuyên nên rửa mặt buổi sáng bằng nước đá. Quy
trình này sẽ giúp làm trẻ hóa làn da, xóa nếp nhăn, làm khít lỗ chân lông
và giúp đôi má ửng hồng tự nhiên.
Cách làm*: Lấy một viên đá kích cỡ vừa phải, chà vào mặt và cổ, sau đó lau
khô bằng khăn lông mềm rồi thoa kem dưỡng da ban ngày mà bạn vẫn thường
dùng.

8. Làm giảm mỡ bụng
Nước đá làm quá trình đốt mỡ hoạt động mạnh hơn và củng cố các mô liên kết
ở bụng khá tốt. Để đạt được điều đó bạn hãy dùng các mẩu nước đá chà lên
bụng và cố gắng chịu lạnh để đạt được hiệu quả như ý.

9. Giảm dau
- Nước đá có thể giúp giảm đau tại vùng bị thương. Chẳng hạn, khi bị gai đâm 
vào ngón tay, hãy dùng nước đá chườm ngoài để làm tê lạnh chỗ bị
thương, sau đó mới khêu gai ra, bạn sẽ không hề bị đau.

10. Trị thâm quầng mắt
Bọc viên đá trong một tấm vải rồi chà vòng quanh mắt, làm như vậy trong
vòng 10 phút, những thâm quầng mắt sẽ biến mất.
11. Trị viêm, ngứa do côn trùng đốt
Mùa hè nóng bức là thời điểm côn trùng có độc, muỗi dễ sinh sôi phát triển.
Nếu bị chúng đốt, bạn có thể dùng đá lạnh đặt trực tiếp lên chỗ bị đốt.
Cách làm này vừa trị ngứa, vừa ngăn ngừa chất độc từ côn trùng lan rộng.
Lưu ý: Thời gian mỗi lần đặt đá trực tiếp lên da không được quá 30 phút,
nếu không da sẽ bị tổn thương.

Những mẹo hay chữa nghẹt mũi

Mũi bạn bị nghẹt vô cùng khó chịu nhưng bạn không muốn hoặc không thể dùng thuốc, đây sẽ là những mẹo nhỏ vô cùng hữu ích cho bạn.

 

 

 

1. Hít hơi nước 

Khi bạn bị nghẹt mũi, hãy đi vào phòng tắm, đóng chặt cửa và xả nước nóng ra. Khi nước bốc hơi khắp phòng tắm, hãy hít thật sâu, nếu không bạn có thể đun sôi một nồi nước, chùm khăn lên đầu và cúi mặt cách nồi khoảng 15cm. Sau đó, hít lấy hơi nước nóng. Bạn có thể đổ một vài giọt dầu khuynh diệp vào bồn tắm, ra sàn nhà tắm, hoặc vào nồi nước sôi. Hơi nước giúp làm giảm viêm, rửa sạch xoang và giúp bạn hết nghẹt mũi.

2. Uống trà cam thảo

Hãy thử uống trà cam thảo khi bạn bị nghẹt mũi. Cam thảo có tác dụng phá vỡ chất nhầy trong mũi và phổi, do đó, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.

3. Xịt dung dịch nước muối vào mũi
Dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc và được chứng minh có hiệu quả hơn so với các loại thuốc xịt mũi khác. Nước muối có tác dụng làm sạch khoang mũi và giảm viêm. Bạn có thể tự pha chế dung dịch nước muối cho mình bằng cách cho nửa thìa muối ăn và một nhúm thuốc muối vào 200ml nước ấm. Không sử dụng lại dung dịch nước muối cũ sau 24 giờ.

4. Ăn đồ nóng
Ăn đồ ăn có tiêu và ớt giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi. Tiêu và ớt có chứa chất capsaicin, có tác động làm cho nước mũi chảy ra.

5. Bạc hà
Dầu bạc hà có bán ở các cửa hàng thực phẩm. Bạn nhỏ dầu lên một miếng vải hoặc bông, sau đó, hít vào mũi. Dầu bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà, được chứng minh là có khả năng thông mũi. Hoặc bạn có thể uống trà bạc hà, và hít hơi trà khi uống.

6. Ăn cháo gà
Chuẩn bị một nồi cháo gà nóng. Phương pháp đơn giản này có thể phá vỡ chất nhầy, giúp bạn khỏi cảm lạnh nhanh hơn.

Theo violet.vn.