Hội chứng Nomophobia

Bạn có đang mắc phải hội chứng Nomophobia không? Đây sẽ là một căn bệnh của tương lai hay chỉ là một hiện tượng nhất thời trong cuộc sống mà công nghệ đang xoay vần quá nhanh chóng? Thiết nghĩ, dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng cần biết cân bằng công nghệ và cuộc sống hiện tại.

 

Nomophobia – Hội chứng bất an khi không tiếp xúc với điện thoại

Sự phụ thuộc vào các thiết bị di động của con người đang tăng tới mức đỉnh điểm.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã đưa con người bước chân vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên các thiết bị di động. Điện thoại di động và máy tính bảng xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Thực tế này đã khai sinh ra một khái niệm mới có tên “Nomophobia” – Hội chứng bất an khi không tiếp xúc với điện thoại.
 
Vậy lý do gì khiến con người trở nên phụ thuộc vào các thiết bị di động nhanh và mạnh mẽ đến vậy? Không thể phủ nhận mạng xã hội, với tác dụng to lớn cho phép mọi người chia sẻ và kết nối, là một trong những nhân tố quyết định dẫn tới việc nghiện sử dụng điện thoại. Theo một vài nghiên cứu gần đây, có đến 53% số người sở hữu điện thoại thông minh check các trang mạng xã hội mỗi giờ.
 
Nomophobia – Hội chứng bất an khi không tiếp xúc với điện thoại 1
Điện thoại di động – Mạng xã hội: Đôi bạn thân gắn bó.
 
Vậy thế còn trường hợp bạn không may mất điện thoại thì sao? Năm ngoái, LookOut – một công ty an ninh di động đã tiến hành một nghiên cứu chỉ ra 73% số người được hỏi hoảng loạn khi bị mất điện thoại, 14% cảm thấy tuyệt vọng và buồn chán trong khi đó 7% thậm chí có dấu hiệu ốm yếu về mặt thể chất.
 
Quả thực điện thoại đã không chỉ đơn thuần đóng vai trò là một thiết bị thứ cấp nữa. Thêm vào đó, sự ra đời và phát triển của các thiết bị như Microsoft Surface cũng góp phần làm xu hướng “di động hóa” diễn ra mạnh mẽ khi đang làm lu mờ dần khoảng cách sức mạnh giữa laptop và các thiết bị có tính di động cao như tablet.
 
Nomophobia – Hội chứng bất an khi không tiếp xúc với điện thoại 2
Dần dần, các thiết bị nhỏ gọn và có tính di động cực kì cao sẽ thế chỗ PC hay laptop?
 
Không những thế, một trong những lý do nữa khiến con người “dính chặt” vào chiếc điện thoại nữa là sự phát triển của các ứng dụng di động. Mới đây, Apple đã đạt cột mốc 40 tỷ lượt tải về ứng dụng và con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng. Ảnh hưởng của các ứng dụng lớn đến nỗi một nghiên cứu được đăng trên trang tin Mashable đã khẳng định 85% người dùng di động ở Tây Ban Nha thà bỏ uống nước còn hơn bỏ ứng dụng di động. 40% người Đức được hỏi thì cho rằng cai nghiện cà phê còn dễ hơn xóa bỏ tất cả ứng dụng gấp nhiều lần.
 
Nomophobia – Hội chứng bất an khi không tiếp xúc với điện thoại 3
Số người được hỏi trả lời cai nghiện cà phê còn dễ hơn cai nghiện điện thoại ở các quốc gia khác nhau.
 
Bạn có đang mắc phải hội chứng Nomophobia không? Đây sẽ là một căn bệnh của tương lai hay chỉ là một hiện tượng nhất thời trong cuộc sống mà công nghệ đang xoay vần quá nhanh chóng? Thiết nghĩ, dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng cần biết cân bằng công nghệ và cuộc sống hiện tại. Hãy thoải mái trải nghiệm bằng chính đôi tay và con mắt của bạn thay vì khi nào cũng lăm lăm điện thoại để “khoe” lên Facebook về những gì bạn đang thấy, lúc ấy, có thể bạn sẽ lỡ mất phần thú vị nhất của khoảnh khắc mình đang có!

Cú Mèo - Theo MASK.

 

Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại

 

Với sự lạm dụng điện thoại của giới trẻ như hiện nay thì những quảng cáo gây ấn tượng mạnh mẽ như thế này mới thực sự có tác dụng.

Nhắn tin, gọi điện thực sự đã trở thành một thói quen trong cuộc sống hiện đại, nhất là với giới trẻ. Điện thoại được coi là công cụ liên lạc tiện dụng và nhanh chóng nhất. Nhưng việc lạm dụng điện thoại lại gây ra nhiều hậu quả khó lường cho cả người sử dụng và những người xung quanh. Sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi khiến giới trẻ thờ ơ với mọi thứ và đôi khi quên cả những người đang giao tiếp với mình.
Apple, Samsung số 2 không ai số 1 1
Nghiêm trọng hơn, việc nhắn tin hay gọi điện khi đang tham gia giao thông chính là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, trên thế giới, một số trường học, cơ quan và tổ chức đã thực hiện chiến dịch “Không nhắn tin khi đang lái xe”.
 
Chiến dịch này được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 13/11/2012 với mục đích giáo dục và cảnh báo giới trẻ về tác hại của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.
 
Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại 1
Hãy dùng ngón tay cái vào việc khác thay vì nhắn tin.
Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại 2
Nhắn tin hay là chết???
Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại 3
Gọi điện thoại khi lái xe và... hậu quả.
 
Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại 4
Sử dụng điện thoại khi lái xe nghĩa là bạn đang hoàn toàn mất tập trung.
 
Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại 5
 
BMW tham gia vào chiến dịch mang tên "Đừng vừa lái xe vừa nhắn tin: Khi nổ máy, hãy ngừng nhắn tin”
Những thông điệp gây sốc về việc sử dụng điện thoại 6
Theo kenh14.com