Thịt quả cà chua không có hại nhưng thân và lá của nó lại chứa chất alkaloids (chất độc có thể gây choáng váng, buồn nôn). Hàm lượng chất độc này trong cà chua ăn hàng ngày lớn hơn nhiều so với cây cà chua dại. Bởi vậy, nếu sử dụng thân và lá cà chua để nấu ăn, bạn đã “tạo cơ hội” hại dạ dày và khiến mình lo lắng, căng thẳng, ăn không ngon, buồn nôn…
Vài điều cần biết về thức ăn.
1. Táo
Chất độc: Cyanide
Nơi chứa độc: Lõi (hạt) táo
Nơi chứa độc: Lõi (hạt) táo
Táo là loại quả có nhiều công dụng, rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trong lõi táo có chứa cyanide (chất độc có thể gây chết người) mà không phải ai cũng biết.
2. Cà chua
Chất độc: Alkaloids
Nơi chứa độc: Thân, cuống và lá
Chất độc: Alkaloids
Nơi chứa độc: Thân, cuống và lá
Cà chua được chào đón ở nhiều quốc gia trên thế giới, nó là nguyên liệu để chế biến nên rất nhiều món ăn ngon. Thịt quả cà chua không có hại nhưng thân và lá của nó lại chứa chất alkaloids (chất độc có thể gây choáng váng, buồn nôn). Hàm lượng chất độc này trong cà chua ăn hàng ngày lớn hơn nhiều so với cây cà chua dại. Bởi vậy, nếu sử dụng thân và lá cà chua để nấu ăn, bạn đã “tạo cơ hội” hại dạ dày và khiến mình lo lắng, căng thẳng, ăn không ngon, buồn nôn… Hãy loại bỏ thân, cuống, lá của cà chua trước khi chế biến thức ăn nhé!
3. Sơ ri (Cherry)
Chất độc: Cyanide
Nơi chứa độc: Hạt sơ ri
Chất độc: Cyanide
Nơi chứa độc: Hạt sơ ri
Sơ ri có thể được ăn sống, làm mứt, bánh kẹo. Dù có rất nhiều lợi ích nhưng sơ ri vẫn không khỏi “bị mang tiếng” là một loại quả có độc vì thành phần cyanide có trong hạt của nó. Nếu như bạn thích “trò” cắn hạt hoa quả (hay hạt ô mai ý) thì khuyên bạn chân thành, tránh xa hạt sơ ri ra nhé! Khi hạt sơ ri bị cắn vụn và ở trong miệng của bạn, axit prussic được tiết ra và các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện, nhẹ là nhức đầu chóng mặt, nặng là khó thở, tim đập nhanh, suy hô hấp. Vậy đó, không phải hạt quả nào cũng nhai được.
4. Ớt đỏ
Chất độc: Capsaicin
Nơi chứa "độc": Quả ớt
Chất độc: Capsaicin
Nơi chứa "độc": Quả ớt
Trong ớt đỏ có thành phần capsaicin (chất gây cay, nóng) khiến cho bạn có cảm giác “thú vị” khi ăn, tuy nhiên, ăn quá nhiều cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa. Các loại bình xịt hơi cay thường có thành phần capsaicin và gây nóng, bỏng rát.
5. Khoai tây
Chất độc: Alkaloids
Nơi chứa độc: Thân và lá
Chất độc: Alkaloids
Nơi chứa độc: Thân và lá
Khoai tây cũng như cà chua, có chứa alkaloids tại thân và lá. Và chắc hẳn, ai trong số các bạn cũng từng nghe qua một lần: ngay cả củ khoai tây cũng có độc. Nếu như nhìn thật kĩ, bạn sẽ thấy có màu xanh xanh ở khoai tây, đó chính là chất độc glycoalkaloid. Từ trước tới nay, cũng có người bị ngộ độc hay tử vong vì khoai tây. Ngộ độc do khoai tây gây ra sẽ khiến bạn lịm dần đi. Vì vậy, khuyến cáo bạn không sử dụng khoai tây đã mọc mầm hoặc cắt thật sâu, bỏ mầm đi.
6. Nấm
Chất độc: Nhiều loại
Chất độc: Nhiều loại
Thực tế thì 100 trong số 5000 loại nấm ở Mỹ được tìm ra là có độc hại. Mặc dù rất ít trường hợp dẫn đến tử vong, tuy nhiên nấm độc có hại cực kì cho đường tiêu hóa. Nấm có độc thường mọc hoang dại, có hình thù và màu sắc đẹp, bắt mắt. Một trong những loại nấm chết người nhất là Alpha-amanitin, loại này có thể làm tổn hại nghiêm trọng cho gan.
7. Hạt điều
Chất độc: Urushiol
Nơi chứa chất độc: Hạt điều thô
Chất độc: Urushiol
Nơi chứa chất độc: Hạt điều thô
Mặc dù không hẳn là một loại hạt nhưng hạt điều có cấu trúc vỏ và sự phát triển tương tự như các loại hạt khác. Khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được hấp chưa, còn thô hay không. Quá nhiều urushiol có thể dẫn đến tử vong đấy.
8. Sắn
Chất độc: Cyanide
Nơi chứa chất độc: Thịt, vỏ, rễ sắn
Chất độc: Cyanide
Nơi chứa chất độc: Thịt, vỏ, rễ sắn
Sắn là món ăn quen thuộc của chúng mình, dù rằng bây giờ chúng mình ăn ngày càng ít đi rồi. Sắn luộc ăn khá bùi, ngọt và đôi lúc thấy hơi đăng đắng. Trong sắn có chứa cyanide vì vậy những ai ngộ độc sắn sẽ gặp triệu chứng buồn nôn, tê liệt, lảo đảo… Khi đói ăn sắn dễ bị đỏ bừng mặt, váng đầu, chân tay tê liệt vì vậy chỉ nên ăn khi đã no mà thôi. Trước khi luộc sắn cần lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo và mở vung khi đun bạn nhé!
9. Cá nóc
Chất độc: Tetrodotoxin
Nơi chứa chất độc: Một số cơ quan nội tạng của cá
Chất độc: Tetrodotoxin
Nơi chứa chất độc: Một số cơ quan nội tạng của cá
Cá nóc được biết đến với chức danh loài vật độc thứ hai trên thế giới. Rất nhiều người cảm thấy cá nóc rất ngon vì thịt cá có thể chế biến được rất nhiều món ăn đặc sắc. Tuy nhiên, một số bộ phận trong cơ thể cá (như gan) lại chứa chất kịch độc và gây chết người. Việc lọc chất độc trong cá nóc là rất khó, sơ sảy dẫn đến mất luôn cả tính mạng ạ. hux. Những người trúng độc cá nóc sẽ bị tê liệt, huyết áp tăng cao, sau đó tắt thở. Cũng chính vì thế mà rất nhiều người không dám động vào cá nóc vì độ độc của nó!