Có một trong 5 tín hiệu này, hãy đi khám ngay vì gan của bạn đang "kêu cứu"!

Những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, u buồn cũng gây ảnh hưởng tới ngũ tạng và tổn thương gan nặng nền. Duy trì thái độ sống lạc quan, rộng lượng là điều không thể thiếu đối với việc dưỡng gan...

Có một trong 5 tín hiệu này, hãy đi khám ngay vì gan của bạn đang "kêu cứu"!

Do các tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên các bệnh về gan thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi công năng của cơ quan này đã bị suy yếu, cơ thể của chúng ta thường xuất hiện một số biểu hiện dưới đây.

1. Uống rượu dễ say

Một số người bình thường sở hữu tửu lượng rất tốt, nhưng càng ngày càng nhanh có cảm giác "say" khi uống rượu hoặc các đồ uống có cồn khác.

Sự trượt dốc không phanh của tửu lượng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy công năng gan đang ngày càng suy giảm, làm ảnh hưởng tới khả năng phân giải cồn trong cơ thể.

2. Mũi đỏ

Mũi ửng đỏ" là do mao quản ở phần đầu mũi giãn nở hình thành nên. Trên thực tế, không phải bất cứ ai gặp phải tình trạng trên cũng đồng nghĩa với việc họ bị tổn thương gan. "Mũi đỏ" cũng dễ bắt gặp ở phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là một trong những dấu hiệu báo trước chức năng gan đang ngày một suy yếu.

Kết quả hình ảnh cho gan

3. Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng

Ngoài những công năng kể trên, gan còn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chức năng gan bị suy yếu đồng nghĩa với việc khả năng tái tạo của da bị cản trở.

Bên cạnh đó, khi "nhà máy xử lý độc tố" của cơ thể gặp phải vấn đề bất thường, chức năng giải độc cũng theo đó suy giảm, dẫn tới tình trạng vết thương lâu lành, dễ mưng mủ, nhiễm trùng.

4. Mặt sạm đen

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu sắt. Đây cũng là lý do khiến cơ quan này trở thành nơi sắt tích tụ trong cơ thể.

Khi các tế bào gan bị tổn thương, sắt từ trong tế bào sẽ chảy vào mạch máu, khiến nồng độ sắt trong máu tăng cao, dẫn tới tình trạng da mặt chuyển sang màu đen.

Triệu chứng này thường xảy ra ở nam giới và phụ nữ đã mãn kinh. Bởi vậy, khi thấy sắc mặt dần chuyển sang màu đen, bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh lý.

5. Mọc nhiều mụn

Kích thích tố progesterone trong cơ thể con người có thể thúc đẩy bài tiết chất nhờn dưới da, mà tạng gan lại có chức năng phá vỡ kích thích tố progesterone, điều chỉnh cân bằng kích thích tố.

Vì vậy, khi công năng gan bị suy yếu, nồng độ progesterone sẽ tăng lên đáng kể khiến cơ thể nhanh chóng phát sinh mụn nhọt.

Kết quả hình ảnh cho gan

Nguyên tắc "bốn không" bảo vệ gan phải nằm lòng

- Không uống rượu: Đối với những lá gan bình thường thì uống một lượng rượu vừa đủ rất có lợi, nhưng nếu uống quá nhiều rượu thì sẽ rất hại.

Trong khi đó, những người bị bệnh gan lại uống rượu trong một thời gian dài lại chẳng khác nào hành động "tự sát". Bởi lá gan mắc bệnh đã bị suy giảm công năng đáng kể, tuyệt đối không nên uống một chút rượu nào.

- Không thức khuya: Theo các chuyên gia y tế, khoảng thời gian từ 11h đêm đến 2h sáng là lúc khí huyết trong gan vượng nhất, cũng là thời điểm tốt nhất để gan "nuôi" máu, đồng thời bắt đầu thời gian thải độc của cơ quan này.

Tuy nhiên, quá trình thải độc của gan chỉ được tiến hành khi cơ thể đang ngủ say. Lên giường trước 23 giờ và đảm bảo sâu giấc trong khoảng thời gian từ 11:00 đến 3:00 là cách chăm sóc tốt nhất cho cơ quan được ví như "nhà máy xử lý độc tố" của cơ thể.

- Không tức giận: Người Trung Quốc có câu "đa sân thương can, đa dâm thương thận, đa thực hựu thương tỳ vị. Ưu tư thương tỳ, phẫn nộ thương can, lao lực thương thần."

Có nghĩa là: Giận dữ thương gan, phóng túng hại thận, ăn nhiều hại tỳ vị, ưu tư thương tỳ, u buồn hại gan, phiền não làm hao tổn tinh thần.

Bởi vậy, những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, u buồn cũng gây ảnh hưởng tới ngũ tạng và tổn thương gan nặng nền. Duy trì thái độ sống lạc quan, rộng lượng là điều không thể thiếu đối với việc dưỡng gan.

-ST-