BÍ ẨN CÁNH ĐỒNG CHUM

Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm. Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này.
BÍ ẨN CÁNH ĐỒNG CHUM
 
Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xiengkhuang tại cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Trong Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh bí mật, Cánh đồng chum được đề cập đến một cách đặc thù để chỉ cả vùng đồng bằng Xiengkhuang chứ không phải chỉ địa điểm văn hóa này.
 
 

Huyền thoại và lịch sử địa phương

 
Các cô gái Hmong leo lên chum tại Vị trí 1

Các nhà khảo cổ tin rằng, các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa của họ ngày nay không được người ta hiểu biết thấu đáo làm ra. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm.
Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác, một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng.
Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp tên làMadeleine Colani thuộc Viện Viễn đông Bác cổ (École Française d'Extrême Orient những năm 1930. Bà đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật khu vực cánh đồng chum và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Các khai quật của bà là toàn diện nhất dù đã có những cuộc khai quật khác.
Một quả bom của Hoa Kỳ đã phá hỏng một động trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam khi quân đội Pathet Lao sử dụng hang động làm căn cứ -

Vị trí

 
Vị trí của Cánh đồng chum và đồng bằng Xiêng Khoảng được bôi xanh.

Nguồn gốc của những chiếc chum

 
Jar Site 1
 
 
Jar Site 3
 
Madeleine Colani suy doán, với nhiều bằng chứng kèm theo, rằng các cánh đồng chum có liên hệ với một con đường bộ hành từ bắc Ấn Độ.  

Tình trạng hiện nay

Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc Chiến tranh bí mậtvẫn gây thương thích mỗi tuần. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2 và Vị trí 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ nhưng nhiều người vẫn không để ý đến các biển báo này.

 
Một cánh đồng với những cái chum lớn nhỏ, chiếc nằm cô độc, cái quây tụ thành nhóm… nằm ngổn ngang trên nền đất khô cằn xơ xác rộng khoảng 25 hecta.
Nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani thuộc Viện Viễn đông Bác cổ cho rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm. Họ cũng cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm. Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này.
 
Đây là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại thời chiến tranh thuộc "Chiến tranh bí mật" vẫn thường xuyên gây thương thích cho người qua lại. Trong thời kỳ chiến tranh đó, không quân Mỹ đã rải bom dày đặc khu vực này. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở những vị trí theo chỉ dẫn của biển báo các quả bom chưa nổ.
 
Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp Viện Viễn đông Bác Cổ những năm 1930. Bà đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật khu vực cánh đồng chum và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt.
 
Truyền thuyết về những chiếc chum đá rằng đây là những bình ủ rượu mà vị vua cổ đại Khun Cheung đã dùng để khao quân sau khúc khải hoàn. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nghiêng về giả thuyết cho rằng Cánh đồng Chum là một nghĩa trang khổng lồ, mỗi một chiếc chum là một chiếc quách dùng để an táng một xác người.
 

 

Đa phần những chiếc chum không có nắp, có hình dạng vuông tròn khác nhau, cái đứng hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất, đây đó có những chiếc chum đã vỡ, thủng đáy hoặc sứt mẻ.

Sưu tầm.