Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách (chương X)

Người Công Giáo và người Luthêrô nhận ra rằng họ và các cộng đồng nơi họ sống đức tin của họ thuộc về thân thể duy nhất của Chúa Kitô. Các lý do khiến hai bên lên án đức tin của nhau đã bị ném qua vệ đường. Nhờ vậy, người Luthêrô và người Công Giáo nhận diện được năm mệnh lệnh trong khi họ cùng nhau kỷ niệm năm 2017.

Chương X: Năm Mệnh Lệnh Đại Kết

238. Người Công Giáo và người Luthêrô nhận ra rằng họ và các cộng đồng nơi họ sống đức tin của họ thuộc về thân thể duy nhất của Chúa Kitô. Ý thức đang chiếu trên người Luthêrô và người Công Giáo cho họ thấy rằng cuộc tranh đấu của thế kỷ thứ mười sáu đã qua rồi. Các lý do khiến hai bên lên án đức tin của nhau đã bị ném qua vệ đường. Nhờ vậy, người Luthêrô và người Công Giáo nhận diện được năm mệnh lệnh trong khi họ cùng nhau kỷ niệm năm 2017.

239. Người Luthêrô và người Công Giáo được mời gọi suy nghĩ từ viễn ảnh hợp nhất thân thể của Chúa Kitô và tìm kiếm bất cứ điều gì có thể làm cho sự hợp nhất này được phát biểu ra và phục vụ cộng đồng thân thể Chúa Kitô. Nhờ phép rửa, họ hỗ tương nhận ra nhau như các Kitô hữu. Xu hướng này đòi một sự hoán cải tâm hồn liên tục.

Mệnh lệnh đầu tiên: Người Công Giáo và người Luthêrô sẽ luôn khởi đi từ viễn ảnh hợp nhất chứ không khởi đi từ quan điểm chia rẽ, ngõ hầu củng cố những gì được giữ chung dù các khác biệt vẫn còn được thấy và được trải nghiệm cách dễ dàng.

240. Trong quá trình lịch sử, các tuyên tín Công Giáo và Luthêrô vốn được định nghĩa là chống đối nhau. Họ từng kinh qua một phương thức tiếp cận đầy thiên kiến, một cách tiếp cận vẫn kéo dài cho đến ngày nay khi họ tranh luận với nhau về vấn đề như thẩm quyền chẳng hạn. Vì các vấn đề này bắt nguồn từ cuộc xung đột lúc ban đầu, nên chúng chỉ có thể được giải quyết hoặc ít nhất là bàn đến, bằng các nỗ lực chung nhằm sâu sắc hóa và tăng cường sự hiệp thông. Người Công Giáo và người Luthêrô cần trải nghiệm, khuyến khích, và phê phán lẫn nhau.

Mệnh lệnh thứ hai: Người Luthêrô và người Công Giáo sẽ để mình liên tục được biến đổi bởi việc gặp gỡ người khác và bởi việc cùng nhau làm chứng cho đức tin.

241. Qua đối thoại, các Tuyên Tín Công Giáo và Luthêrô đã học hỏi được rất nhiều và đã tiến đến chỗ đánh giá cao sự kiện này: sự hiệp thông giữa họ có thể có nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Đối với năm 2017, họ nên đổi mới nỗ lực của họ với lòng biết ơn đối với những gì đã thực hiện được, với sự kiên nhẫn và kiên trì vì đường đi có thể còn dài hơn dự kiến, với sự tha thiết không để mình hài lòng với tình thế hiện nay, với tình yêu đối với người khác ngay cả trong những thời điểm bất đồng và xung đột, với đức tin vào Chúa Thánh Thần, với đức cậy, mong rằng Chúa Thánh Thần sẽ làm nên trọn lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha, và với lời cầu nguyện tha thiết xin cho điều này có thể xảy ra.

Mệnh lệnh thứ ba: Người Công Giáo và người Luthêrô tái cam kết tìm kiếm sự hợp nhất hữu hình, cùng nhau khai triển xem điều này có nghĩa gì trong các biện pháp cụ thể và liên tục cố gắng đạt cho được mục tiêu này.

242. Người Công Giáo và người Luthêrô có trách vụ tái bộc lộ cho các đồng thành viên của mình các hiểu biết về tin mừng và đức tin Kitô giáo cũng như các truyền thống trước đây của Giáo Hội. Thách thức của họ là ngăn chặn, không cho cách đọc lại truyền thống này trở ngược lại thành các mâu thuẫn có tính tuyên tín cũ.

Mệnh lệnh thứ tư: Người Luthêrô và người Công Giáo sẽ cùng nhau tái khám phá sức mạnh của tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thời đại ngày nay.

243. Việc dấn thân đại kết cho sự hợp nhất của Giáo Hội không chỉ phục vụ Giáo Hội mà còn phục vụ cả thế giới nữa để thế giới có thể tin. Trách vụ truyền giáo của phong trào đại kết càng trở nên lớn lao hơn, khi các xã hội của chúng ta càng trở nên đa nguyên hơn về phương diện tôn giáo. Ở đây, một lần nữa, cần có sự tái suy nghĩ và hoán cải.

Mệnh lệnh thứ năm: Người Công Giáo và người Luthêrô sẽ cùng nhau làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa bằng việc công bố và phục vụ thế giới.

244. Hành trình đại kết cho phép người Luthêrô và người Công Giáo cùng nhau đánh giá cao cái nhìn sâu sắc và kinh nghiệm thiêng liêng của Martin Luther về tin mừng công chính của Thiên Chúa, vốn cũng là lòng thương xót của Thiên Chúa. Trong lời nói đầu của tác phẩm tiếng Latinh của mình (1545), ông lưu ý rằng "nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, (và) suy gẫm ngày đêm", ông đã đạt được một cái hiểu mới đối với đoạn thư Rôma1:17: "ở đây, tôi cảm thấy rằng tôi đã hoàn toàn tái sinh và đã bước vào chính thiên đàng qua các cánh cửa mở rộng. Bởi đó, một khuôn mặt hoàn toàn khác của toàn bộ Kinh Thánh đã tự biểu lộ cho tôi thấy... Sau đó tôi đọc cuốn Tinh Thần và Chữ Nghĩa của Thánh Augustinô, trong đó, ngược với hy vọng, tôi thấy rằng ngài cũng giải thích sự công chính của Thiên Chúa một cách tương tự, như là sự công chính mà Thiên Chúa dùng mặc cho chúng ta khi Người công chính hóa chúng ta" (91).

245. Những ngày đầu của Phong Trào Cải Cách sẽ được tưởng nhớ một cách đúng đắn khi người Luthêrô và người Công Giáo cùng nhau lắng nghe tin mừng của Chúa Giêsu Kitô và để mình được mời gọi bước vào một hiệp thông đổi mới với Chúa. Sau đó, họ sẽ hợp nhất trong một sứ mệnh chung mà bản Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa từng mô tả: "Người Luthêrô và người Công Giáo chia sẻ mục tiêu tuyên xưng Chúa Kitô trong mọi sự; chỉ một mình Người là đáng được tin cậy trên hết mọi sự như là Đấng Trung Gian (1 Tim 2:. 5f), qua Người, Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần, tự ban chính Người và tuôn đổ các ơn đổi mới của Người" (JDDJ 18).

___________________

1. Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo Rôma/Luthêrô, “All Under One Christ: Statement on the Augsburg Confession 1980,” trong Harding Meyer and Lucas Visher (biên tập), Growth in Agreement I: Reports and Agreed Statements of Ecumenical Conversations on a World Level, 1972–1982 (Geneva: World Council of Churches, 1984), 241–47.
2. Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo Rôma/Luthêrô, “Martin Luther: Witness to Jesus Christ” I.1, trong Jeffrey Gros, FSC, Harding Meyer and William G. Rusch (biên tập), Growth in Agreement II: Reports and Agreed Statements of Ecumenical Conversations on a World Level, 1982–1998 (Geneva: WCC Publications, 2000), 438.
3. Karl Lehmann và Wolfhart Pannenberg (biên tập), Condemnations of the Reformation Era: Do They Still Divide? bản dịch của Margaret Kohl (Minneapolis, MN: Fortress, 1990).
4. Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma, Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa, (Grand Rapids, Michigan/Cambridge, U. K.: William B. Eerdmans, 2000). Nguyên bản ấn hành dưới tựa đề Gemeinsame Erklärung zur Rechtfertigungslehre (Frankfurt am Main: Verlag Otto Lembeck/ Paderborn: Bonifatius-Verlag, 1999).
5. H. George Anderson, T. Austin Murphy, Joseph A. Burgess (biên tập), Justification by Faith, Lutherans and Catholics in Dialogue VII (Minneapolis, MN: Augsburg Publishing House, 1985).
6. Unitatis Redintegratio = UR.
7. Jan Willebrands, “Lecture to the 5th Assembly of the Lutheran World Federation, on July 15, 1970,” trong La Documentation Catholique (6 September 1970), 766; Đức Gioan Phaolô II, “Letter to Cardinal Willebrands for the Fifth Centenary of the Birth of Martin Luther,” trong Information Service, no. 52 (1983/II), 83–84.
8. Đức Benedict XVI, “Diễn Văn”, tại cuộc Gặp Gỡ Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức, 23 tháng 9, 2011, tại trang mạng www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2011/september/documents/ hf_ben-xvi_spe_20110923_evangelical-church-erfurt_en.html; translation altered.
9. Công đồng Constance, phiên 3, 26 tháng 3, 1415.
10. Xem Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, The Apostolicity of the Church: Study Document of the Lutheran–Roman Catholic Commission on Unity(Minneapolis, MN: Lutheran University Press, 2006), 92, n.8. [= ApC].
11. Martin Luther, “Explanations of the Ninety-Five Theses,” bản dịch của Carl W. Folkemer, trong Helmut T. Lehmann and Jaroslav Pelikan (biên tập), Luther’s Works, American Edition, 55 vols, (Philadelphia and St. Louis, 1955–1986), 31:250. (=LW); WA 1, 62, 27–31.
12. Luther, “To the Christian Nobility of the German Nation concerning the Reform of the Christian Estate,” bản dịch của Charles M. Jacobs, rev. James Atkinson, trong LW 44:127; WA 6, 407, 1.
13. Đức Leo X, Cum postquam, 9 tháng 11, 1518, DH 1448, xem1467 và 2641.
14. Peter Fabisch và Erwin Iserloh (biên tập), Exsurge Domine in Dokumente zur Causa Lutheri(1517-1521), vol. 2 (Münster: Aschendorffsche, 1991), 366; Exsurge Domine, DH 1467-1472, cũng tại www.ewtn.com/ library/papaldoc/l10exdom.htm.
15. Đã dẫn, 368.
16. Luther, “Luther at the Diet of Worms,” bản dịch của Roger A. Hornsby, trong LW 32:112–3. Về “Những Lời” thay vì Lời, xin xem WA 8, 838, 7; về việc bỏ câu “Tôi không thể làm khác, tôi cương quyết đứng ở đây” (cf. WA 8, 838, 9), xem 113, ghi chú 2: “những chữ này viết bằng tiếng Đức trong bản văn tiếng Latinh mà bản dịch này dựa vào” nhưng “có bằng chứng rõ ràng” là Luther không nói những lời này.
17. Fritz Reuter (biên tập), Der Reichstag zu Worms von 1521: Reichspolitik und Luthersache, vol. 2 (Köln and Wien: Böhlau, 1981), 226–29; see also LW 32, 114–15, n. 9.
18. “The Augsburg Confession,” Bản Latinh, trong Robert Kolb and Timothy J. Wengert (biên tập), The Book of Concord: The Confessions of the Evangelical Lutheran Church (Minneapolis, MN: Fortress, 2000), 59.
19. Đã dẫn 29.
20. Công đồng Trent, Phiên Bốn, 8 tháng 4, 1546, Sắc Lệnh liên quan tới Kinh Thánh Qui điển.
21. Ibid. 22 Đã dẫn, Sắc Lệnh liên quan tới Việc Ấn Hành và Sử Dụng Sách Thánh 
23. Công đồng Trent, Phiên Sáu, 13 tháng 1, 1547, chương VII. 
24. Đã dẫn.
25. Đã dẫn, chương VIII.
26. Đã dẫn, chương XIV.
27. Đã dẫn, chương XVI.
28. Công đồng Trent, Phiên Bẩy, 3 tháng 3, 1547, Lời Nói Đầu.
29. Công đồng Trent, Phiên 21, 16 tháng 7, 1562, chương III, điều 2.
30. Công đồng Trent, Phiên 22, 17 tháng 9, 1562, chương II, điều 3.
31 Công đồng Trent, Phiên 23, 15 tháng 7, 1563, các chương III và IV.
32. Luther, “Letter to John Lang, Wittenberg, May 18, 1517,” bản dịch của Gottfried Krodel, trong LW48:44; WAB 1; 99, 8.
33. Luther, ‘Heidelberg Disputation,” trong Harold J. Grimm, trong LW 31:39; WA 1; 353, 14.
34. WA TR 1; 245, 12.
35. Luther, “Letter to Elector John Frederick, March 25, 1545,” trích trong Heiko Obermann, Luther: Man between God and the Devil, bản dịch của Eileen Walliser-Schwarzbart (New Haven & London: Yale University Press, 1989), 152; WAB 11, 67, 7f; WAB 11, 67, 7f.
36. “Thiên Chúa sẽ không từ chối ơn thánh của Người cho ai làm những điều ở trong họ”.
37. WA 40/II; 229, 15.
38. Luther, “Disputation against Scholastic Theology (1517)”, bản dịch của Harold J. Grimm, LW31:13; WA 1, 227, 17–18.
39. Luther, “The Small Catechism,” trong BC, 351-54.
40. Công đồng Trent, Phiên Sáu, 13 tháng 1, 1547, điều 1.
41. Luther, “Smalcald Articles,” trong BC, 301.
42. WA 39/1, 2–3, 205.
43. Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma, Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa (Grand Rapids, MI., Cambridge: Eerdmans, 2000) [=JDDJ].
44. Đã dẫn, Tuyên Bố Chung Chính Thức của Liên Minh Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma, 43tt.
45. JDDJ, Annex 2C, trích dẫn “The Formula of Concord, Solid Declaration,” II. 64f., trong BC, 556.
46. Công Đồng Chung Lateran thứ bốn, Kinh tin Kính Lateran (1215), DH 802.
47. Luther chỉ thị cho mục sư Luthêrô Simon Wolferinus không được trộn lẫn các yếu tố thánh thể đã truyền phép còn dư lại với các yếu tố vừa truyền phép. Luther nói với mục sư này “hãy làm những gì chúng ta làm tại đây (tứ tại Wittenberg), nghĩa là, ăn và uống những yếu tố còn lại của Bí Tích với các người rước lễ ngõ hầu không cần phải nêu ra các vấn đề gây gương mù và nguy hiểm về việc khi nào hành động bí tích chấm dứt (Luthers Werke—Weimarer Ausgabe, Briefweschel, X: 348f.).
48. Công đồng Trent, Phiên 13, 11 tháng 10, 1551, Chương IV. 
49 Đã dẫn, Chương II.
50 Xem “Apology of the Augsburg Confession” X, trong BC 184–85. 
51 Growth in Agreement I, 190–214.
52 Công đồng Trent, đã dẫn (ghi chú 23), trích dẫn Các Kết Án Thời Kỳ Cải Cách
53 Bản dịch tiếng Anh lẫn lộn câu này; xin tham chiếu nguyên bản tiếng Đức, trong H. Meyer, H. J. Urban and L. Vischer (biên tập), Dokumente wachsender Űbereinstimmung: Sämtliche Berichte und Konsenstexte interkonfessioneller Gespräche auf Weltebene 1931–1982 (Paderborn: Bonifatius and Frankfurt: Lembeck, 1983), 287.
54. Các Kết Án Thời Kỳ Cải Cách, 3.II.1.2, 86.
55. Đã dẫn, 3.II.1.4, 88.
56. Luther, “Freedom of a Christian,” bản dịch của W. A. Lambert, rev. Harold J. Grimm, trong LW31:354; WA 7; 27, 17–21.
57. Luther, “Christian Nobility,” trong LW 44:127; WA 6; 407, 22f.
58. Luther, “Psalm 82,” bản dịch của C. M. Jacobs, trong LW 13:65; WA 31/1; 211, 17–20.
59. Gratian, Decr. 2.12.1.7.
60. Luther, “To the Christian Nobility,” bản dịch của C. M. Jacobs, rev. J. Atkinson, trong LW 44, WA 6; 441, 24f.
61. Luther, “A Sermon on Keeping Children in School,” bản dịch của Charles M. Jacobs, rev. Robert C. Schulz, trong LW 46:219–20; WA 30/2; 526, 34; 527, 14–21; 528, 18f., 25–27.
62. Xem the Wittenberger Ordinationszeugnisse, trong WABr12, 447–85.
63. WA 38 423, 21–25.
64 Apology XIII, “On the Number and Use of the Sacraments” 7, trong BC, 220.
65 Peter Lombard, Sent. IV, dist. 24, cap.12.
66 Philipp Melanchthon trích dẫn lá thư của thánh Jerome trong “De potestate et primatu papae tractatus,” trong BC, 340. Cũng nên xem WA 2; 230, 17–9; Jerome, “Letter 146 to Evangelus,” trong J.-P. Migne (biên tập), Patrologia Latina XXII (Paris, 1845), 1192–95; “Decretum Gratiani,” pars 1, dist. 93, trong E. Friedberg (biên tập), Corpus Iuris Canonici (Graz, 1955), 327–29.
67. Melanchthon, “Consilium de moderandis controversiis religionis,” trong C. G. Bretschneider (biên tập), Corpus Reformatorum, vol. II (Halle: C. A. Schwetschke, 1895), 745f.; 1535).
68. Trích dẫn Melanchthon, Treatise on the Power and Primacy of the Pope, BC, 340: BSLK, 489, 30–35.
69. Năm 2007, Hội Đồng Liên Minh Luthêrô Thế Giới chấp nhận bản “Episcopal Ministry within the Apostolicity of the Church: The Lund Statement of by the Lutheran World Federation – A Communion of Churches” dù bản này “không có ý định là một văn kiện huấn quyền”, bản này tìm cách minh giải cho Hiệp Thông Luthêrô hiểu một số câu hỏi liên quan tới episkopé, lưu ý tới cả truyền thống Luthêrô lẫn các hoa trái của các dấn thân đại kết. Xem www.lutheranworld.org/lwf/index.php/affirms-historic-statementon- episcopal-ministry.html.
70. Xem Randall Lee và Jeffrey Gros, FSC (biên tập), The Church as Koinonia of Salvation: Its Structures and Ministries (Washington, D.C.: United States Conference of Catholic Bishops, 2005), 49–50, §§107–109.
71. Các câu hỏi này cũng đã được thăm dò bởi the Őkumenischer Arbeitskreis evangelischer und katholischer Theologen; công trình của họ đã được thu thập trong Das kirchliche Amt in apostolischer Nachfolge, 3 vols (Freiburg: Herder and Göttingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 2004, 2006, 2008).
72. Sylvester Prierias, “Dialogue de potestate papae,” trong P. Fabischand E. Iserloh (biên tập), Dokumente zur Causa Lutheri (1517-1521), vol. I, (Münster: Aschendorff, 1988), 55.
73. John Eck, “Enchiridion locorum communium adversus Lutherum et alios hostes ecclesiae (1525–1543),” trong P. Fraenkel (ed.), Corpus Catholicorum 34 (Münster: Ascendorff, 1979), 27.
74. Xem WA 7; 97, 16–98, 16.
75. WA 10/1, 1; 232, 13–14.
76. Luther, “Preface to the Wittenberg edition of Luther’s German writings (1539),” bản dịch của Robert R. Heitner, trong LW 34:285; WA 50; 559, 5–660, 16.
77. Luther, “First Lectures on the Psalms,” bản dịch của Herbert J. A. Bouman, trong LW 10:332; WA 3; 397, 9–11).
78. Luther, “Bondage of the Will,” bản dịch của Philip S. Watson với Benjamin Drewery, trong LW 33:26; WA 18; 606, 29.
79. WA 10/2; 92, 4–7.
80. Melchior Cano, De locis theologis, Book 1, chap. 3 (Migne, Theologiae cursus computus1 [Paris, 1837]), col. 82.
81. www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19651118_deiverbum_ en.html.
82. Các vấn đề này cũng đã được thăm dò ở Đức bởi the ökumenischer Arbeitskreis evangelischer und katholischer Theologen; công trình của họ có trong W. Pannenberg và Th. Schneider (biên tập), Verbindliches Zeugnis, 3 vols (Freiburg: Herder and Göttingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1992, 1995, 1998).
83. Luther, “Large Catechism,” trong BC, 436–38 (bản dịch đã sửa đổi); BSLK 665, 3–6; 667, 42–46.
84. www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_decree_19641121_ unitatis-redintegratio_en.html.
85. “Do đó, chúng tôi khiêm nhường xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của các anh em ly khai của chúng tôi, cũng như chúng tôi tha thứ những ai vi phạm xúc phạm chúng tôi” (UR 7).
86. “Hơn nữa, trong việc bác bỏ mọi cuộc bách hại bất cứ ai, Giáo Hội, ý thức rõ gia sản mình có chung với người Do Thái và được đánh động không phải bởi các lý do chính trị nhưng bởi tinh thần yêu thương của Tin Mừng, kết án việc kỳ thị, bách hại, biểu lộ tâm tình bài Do Thái, nhằm chống lại người Do Thái ở bất cứ thời nào và do bất cứ ai” (NA 4).
87. Đức Gioan Phaolô II, “Day of Pardon,” 12 tháng 3, 2000, tại www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/ homilies/2000/documents/hf_jp-ii_hom_20000312_pardon_en.html.
88. Đức Gioan Phaolô II, Ut Unum Sint, 25 tháng 5, 1995, 88.
89. Jan Willebrands, “Lecture to the 5th Assembly of the Lutheran World Federation, on 15 July 1970,” trong La Documentation Catholique (6 September 1970), 766.
90. “Action on the Legacy of Lutheran Persecution of ‘Anabaptists,” tại www.lwf-assembly.org/uploads/ media/Mennonite_Statement-EN_04.pdf.
91 Luther, “Preface to the Complete Edition of Luther’s Latin Writings,” bản dịch của Lewis W. Spitz, Sr., trong LW 34:337; WA 54; 186, 3.8–10.16–18.
 

Hết

Vũ Văn An