Tàu lặn Trung Quốc sắp khảo sát ở Biển Đông

Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, dự kiến sẽ tiến hành các nhiệm vụ thực nghiệm tại Biển Đông trong tháng 5 và tháng 6 năm nay...

Tàu lặn Trung Quốc sắp khảo sát ở Biển Đông

 

Nhà chức trách Trung Quốc cũng đang cân nhắc việc điều tàu Giao Long tới khảo sát vùng đáy biển quốc tế, để tìm kiếm hạt quặng đa kim tại đông bắc Thái Bình Dương,Global Times đưa tin.

Tháng 6-2012, tàu Giao Long đã lập kỷ lục lặn mới của Trung Quốc, sau khi chạm tới độ sâu 7.062m dưới mực nước biển, trong lần lặn thứ 5 ở Rãnh Mariana, nơi sâu nhất hành tinh tại Thái Bình Dương.

 

Trung Quốc luôn khẳng định chương trình tàu lặn của nước này nhắm tới nghiên cứu khoa học, thám hiểm hoà bình và tài nguyên thiên nhiên. Các nhà khoa học cho rằng đáy của các đại dương chứa đựng nhiều khoáng sản có giá trị tiềm tàng, nhưng độ sâu quá lớn gây nên những khó khăn về công nghệ đối với việc khai thác chúng trên diện rộng.

Chiến đấu cơ Nhật chặn máy bay quân sự Trung Quốc

Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản hôm 10-1 đã xuất kích để ngăn chặn phi cơ quân sự của Trung Quốc gần không phận của quần đảo tranh chấp SenkakuĐiếu Ngư.

 

Truyền hình Fuji của Nhật dẫn lời các quan chức nước này cho biết radar quân sự của họ phát hiện các máy bay của Trung Quốc ở phía bắc quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp và căng thẳng đôi bên. Phi cơ Trung Quốc không bay vào không phận trên quần đảo, nhưng ở trong khu vực mà Nhật cho là "vùng phòng không" của Nhật.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa xác nhận thông tin nói trên, AFP cho hay.

 

Theo truyền hình Nhật, khi các phi cơ F-15 của Nhật, xuất phát từ căn cứ ở đảo Okinawa tới, thì các máy bay Trung Quốc bỏ đi. Sự hiện diện của máy bay Trung Quốc kéo dài đến 5 giờ chiều nay theo giờ địa phương.

Kể từ khi chính phủ Nhật công bố quốc hữu hoá 3 trong số các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân, Trung Quốc thường xuyên cho tàu và mới đây bắt đầu cho các máy bay tiến tới gần quần đảo, với lý do tuần tra cho vực mà Bắc Kinh cho là lãnh thổ của Trung Quốc. Các đảo ở quần đảo này hiện do Nhật kiểm soát trên thực tế.

 

Báo có xu hướng bảo thủ của Nhật là Sankei Shimbun nhận xét hôm qua rằng số lượng tàu và máy bay Trung Quốc tiếp cận quần đảo trong thời gian gần đây tăng lên. Trong tháng 12, các chiến đấu cơ của Nhật cũng nhiều lần xuất kích để ngăn chặn các máy bay chính phủ - chứ chưa phải máy bay quân sự - của Trung Quốc.

Chính phủ Nhật mới đây cho biết có thể bổ sung 2,1 tỷ USD cho ngân sách quân sự trong thời gian ngắn tới, như một phần trong gói kích thích kinh tế khổng lồ mà tân Thủ tướng Shinzo Abe chủ trương. Ông Abe đắc cử thủ tướng Nhật tháng trước và tỏ rõ cam kết sẽ cứng rắn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

 

Ánh Dương