Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?
Ngày 21-5-2013, ĐGH Phanxicô tạo một đợt “bão tố” đối với sự tranh luận về tôn giáo sau một bài giảng nói về người vô thần. Trong bài giảng này, ngài nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là gia nhập tôn giáo, nhưng là “chúng ta làm điều tốt”:
Thiên Chúa đã cứu độ tất cả chúng ta bằng Máu Thánh của Đức Kitô: Tất cả chúng ta, không chỉ người Công giáo. Mọi người. Kể cả người vô thần ư? Ngay cả người vô thần. Mọi người!... Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm điều tốt. Và tôi nghĩ rằng mệnh lệnh này đối với mọi người làm điều tốt là con đường tốt đẹp dẫn tới hòa bình.
Nếu mỗi chúng ta làm phần việc riêng mình, nếu chúng ta làm điều tốt cho người khác, nếu chúng ta gặp nhau ở đó, tức là làm điều tốt, và chúng ta đi chậm, nhẹ nhàng, từng chút một, chúng ta sẽ tạo nên văn hóa của sự gặp gỡ: chúng ta cần điều đó rất nhiều. Chúng ta phải gặp nhau trong việc làm điều tốt. “Nhưng tôi không tin, vì tôi là người vô thần! Còn làm điều tốt: chúng ta sẽ gặp nhau ở đó”.
Sau bài giảng gây tranh luận đó, các hàng tít trên các tờ báo lớn và chủ yếu như báo New York Times đã kêu lên với chữ “tin quan trọng” theo Đức giáo hoàng, thậm chí người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng: tất cả chúng ta, kể cả người vô thần, sẽ “gặp nhau ở đó [Thiên đàng]”, với điều kiện là làm điều tốt. Đây là một số ví dụ mà nhiều hàng tít lớn trên các tờ báo uy tín: “Thiên đàng dành cho người vô thần? Đức giáo hoàng tạo sự tranh luận”; “ĐGH Phanxicô có là tín đồ dị giáo? Không, nhưng ngài gợi lên các vấn đề”; “ĐGH Phanxicô nói: Ngay cả người vô thần cũng có thể vào Thiên đàng”.
Theo dòng tranh luận sôi nổi, LM Thomas Rosica, phát ngôn viên Tòa Thánh, đã “thanh minh” về câu nói của Đức giáo hoàng khi nói rằng Đức giáo hoàng bị hiểu lầm, rằng “họ không thể được cứu độ, biết Giáo hội được Đức Kitô thiết lập và cần ơn cứu độ, sẽ từ chối gia nhập Giáo hội hoặc vẫn ở trong Giáo hội”. Điều này làm cho nhiều nhà bình luận nói rằng sự “bào chữa” này của phát ngôn viên Tòa Thánh trái ngược với thực chất của điều giáo hoàng đã nói. Richard Dawkins, khoa học gia nổi tiếng và là người vô thần thẳng thắn, đã phản hồi: “Người vô thần lên Thiên đàng ư? Không. Xin lỗi thế giới, giáo hoàng bất khả ngộ đã hiểu sai. Vatican bước vào đó bằng sự sốt sắng”.
Đây không là lần đầu tiên ĐGH Phanxicô nói bằng cách nói tích cực đối với người vô thần. Trong cuộc gặp gỡ đại kết với các vị lãnh đạo các tôn giáo khác chỉ vài ngày sau khi đắc cử giáo hoàng, ĐGH Phanxicô đã nói rằng người vô thần và tín hữu có thể là “đồng minh quý giá” (precious allies) trong nỗ lực “bảo vệ nhân phẩm, xây dựng sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc và cẩn thận bảo vệ công cuộc sáng tạo”.
Một chương về vô thần trong cuốn sách đầu tiên của ĐGH Phanxicô
Trong cuốn sách của ĐGH Phanxicô xuất bản lần đầu tiên, cuốn “On Heaven and Earth: Pope Francis on Faith, Family and the Church in the Twenty-First Century” (Trên trời và dưới đất: ĐGH Phanxicô nói về Đức Tin, Gia đình và Giáo hội trong thế kỷ XXI), có một chương dành riêng cho chủ đề vô thần. Sách này gồm nhiều bài thảo luận giữa ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô), kể cả giáo sĩ Do Thái giáo Abraham Skorka, người Argentine, về nhiều chủ đề thuộc đức tin và tôn giáo.
Sự nhấn mạnh của chương này là tôn trọng và tha thứ cho người vô thần. ĐHY Bergoglio (nay là ĐGH Phanxicô) cho biết: “Khi tôi nói chuyện với người vô thần... tôi không đưa ra vấn đề về Thiên Chúa là điểm khởi đầu, trừ trường hợp họ đưa ra trước... Tôi không gạ gẫm họ vào đạo, hoặc từ bỏ chủ nghĩa vô thần; tôi tôn trọng họ và tôi chứng tỏ chính tôi là gì... Tôi cũng không nói đời họ bị kết án, vì tôi tin rằng tôi không có quyền phán xét về sự chân thật của người đó” (trang 11).
Mặt khác, giáo sĩ Do Thái giáo Skorka đã kết án cả người vô thần và tín hữu về “sự kiêu ngạo” của họ, thay vì ngầm khen họ là “người theo thuyết bất khả tri” (không thể biết, agnostic) – thuật ngữ này diễn tả những người nói rằng họ không chắc rằng có Thiên Chúa hiện hữu. Khi người vô thần phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, những người theo thuyết bất khả tri nói rằng không thể xác định sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Giáo sĩ Skorka nói: “Người theo thuyết bất khả tri nghĩ mình chưa có câu trả lời, nhưng một người vô thần 100% tin rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Đó là sự kiêu ngạo tương tự dẫn tới chút nào đó chân nhận Thiên Chúa hiện hữu, cũng như chiếc ghế tôi đang ngồi đây. Những người theo tôn giáo là những người có niềm tin, nhưng họ lại không biết chắc Ngài hiện hữu...”.
Hơn nữa, giáo sĩ Skorka nói: “Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống. Tôi không ngẫu nhiên xác nhận sự hiện hữu của Ngài vì tôi cần sống sự khiêm nhường tương tự mà tôi đòi hỏi ở người vô thần”.
Về cơ bản, giáo sĩ Skorka nói rằng chúng ta nên “khiêm nhường” khi giải quyết với người vô thần bằng cách không khăng khăng cho rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu. Sự thật ở đây là ĐHY Bergoglio thực sự không mâu thuẫn với giáo sĩ Skorka về các câu nói trên đây, và thực sự, chương sách kết thúc bằng lời biện hộ của giáo sĩ Skorka về “sự khiêm nhường” trong thái độ của người theo thuyết bất khả tri.
Người vô thần có vào Nước Trời?
Nhiều người, kể cả người Công giáo đúng nghĩa, vẫn phản ứng ủng hộ bài giảng của ĐGH Phanxicô, khen ngài tha thứ cho người “không có đức tin”. Đó là tốt và đáng để chúng ta tôn trọng những người theo các tôn giáo khác, nhiều người quên rằng người vô thần từ chối Thiên Chúa. Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Hoàn toàn trái ngược. Cuối cùng, Thiên đàng là Nước Trời của Thiên Chúa. Thiên đàng là nơi đời đời theo Chúa, tận hưởng vĩnh phúc.
Làm sao một người từ chối Thiên Chúa có thể vào Thiên đàng chứ? Người vô thần từ chối Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng là từ chối Nước Trời – họ từ chối tận hưởng vĩnh phúc, vì họ không tin điều đó. Vì chúng ta có ý chí tự do – một tặng phẩm Thiên Chúa không thể lấy đi khỏi chúng ta – Thiên Chúa không thể ép họ vào Nước Trời vì họ từ chối Ngài cho đến hơi thở cuối cùng.
Tại sao không nói về bằng chứng hiện hữu của Thiên Chúa?
Từ chối Thiên Chúa và vô thần là liều mạng vào lửa đời đời – trừ phi người vô thần sám hối trước khi chết. Người vô thần là người có linh hồn với nguy cơ vào hỏa ngục. Nếu chúng ta gặp ai đó sắp đâm đầu vào vách đá, rõ ràng là sẽ chết, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có “tôn trọng” họ mà để mặc họ liều mạng? Hay là chúng ta sẽ kêu cứu, la lớn, bảo anh ta dừng lại và đi đường khác?
Tại sao ĐHY Bergoglio nói về việc tha thứ cho người vô thần, và dành hẳn một chương về người vô thần? Chúng ta không nên nói với người vô thần về bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu chăng? Thánh Thomas Aquinas, Thánh Anselm và nhiều Giáo phụ có bằng chứng hợp lý và mạnh mẽ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không thích hợp chút nào để đưa ra bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu.
Thay vì vậy, có vẻ ngày nay nên nhấn mạnh sự tha thứ và chấp nhận những người không có niềm tin. Thay vì nhấn mạnh sự tha thứ và tôn trọng người vô thần, chúng ta không nên chia sẻ với họ về niềm vui và bình an nhờ tin vào Thiên Chúa, và số phận bi đát đang chờ những người từ chối Thiên Chúa đến cuối đời chăng? Sự thật đau lòng, nhưng vẫn cần nói về điều tốt của người vô thần.
Chứng thực mặc nhiên của thuyết vô thần/thuyết bất khả tri
Trong cuốn sách này, ĐHY Bergoglio không sửa đổi hoặc biện hộ lý thuyết về “sự không chắc chắn” của giáo sĩ Skorka. Chúng ta nhớ lại lời của giáo sĩ Skorka: Mặc dù riêng tôi tin Thiên Chúa hiện hữu, nhưng là kiêu ngạo khi nói rằng Ngài hiện hữu như thể chỉ là sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống”.
Câu nói này chứng thực “thuyết bất khả tri” (không biết Thiên Chúa hiện hữu hay không). ĐHY Bergoglio nói:“...Theo cảm nghiệm về Thiên Chúa, luôn có câu hỏi không được trả lời, một cơ hội ngụp lặn trong Đức Tin... chúng ta có thể nói Thiên Chúa là ai, có thể nói về các thuộc tính của Ngài, nhưng không thể nói Ngài là cái gì... Tôi cũng nói rõ đó là kiêu ngạo, các lý thuyết đó không chỉ cố gắng xác định bằng sự chắc chắn và sự chính xác về các thuộc tính của Thiên Chúa, mà còn làm ra vẻ nói Ngài là ai”.
Chúa Giêsu ở đâu trong cuộc đối thoại?
Nếu tôi là ĐHY Bergoglio, đối thoại với giáo sĩ Skorka, làm sao tôi trả lời sự chứng thực của thuyết bất khả tri? Tôi sẽ trả lời bằng cách nói rằng Chúa Giêsu là bằng chứng tối hậu về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Cuộc đời của Ngài, việc làm của Ngài, và nhất là sự phục sinh của Ngài là bằng chứng vượt qua sự nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là bằng chứng thật, cụ thể, có tính lịch sử, không thể từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Có lần Tông đồ Philipphê đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14:8). Chúa Giêsu nói: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?” (Ga 14:9-10).
Thay vì nói với người vô thần: “Là người vô thần cũng được, bạn vẫn vào Thiên đàng nếu bạn làm điều tốt”, thiết nghĩ chúng ta nên nói về mối nguy cơ của việc sống vô thần, bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và Thần tính của Chúa Giêsu. Họ có thể tranh cãi với chúng ta, la hét chúng ta, ghét chúng ta vì thách đố quan điểm của họ – nhưng nếu nói về “sự thật đau lòng”, và mặc dù như vậy, cũng cứ nên nói ra – chỉ vì muốn tốt cho họ.
PAOLO REYES
Trầm Thiên Thu (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)