Trong năm 2012, người yêu thích thiên văn và bầu trời đã có cơ hội chứng kiến rất nhiều các hiện tượng thiên văn thú vị. Năm 2013 tới đây, những hiện tượng gì đang chờ đợi chúng ta quan sát?
13 hiện tượng thiên văn "bá đạo" nhất năm 2013
Mặt trăng “hẹn hò” sao Mộc, nhật thực lai, nguyệt thực nửa tối...
Hôm nay là thứ Hai cuối cùng của năm 2012, tức là chỉ còn 1 ngày nữa, chúng ta sẽ bước sang năm 2013.
Trong năm 2012, người yêu thích thiên văn và bầu trời đã có cơ hội chứng kiến rất nhiều các hiện tượng thiên văn thú vị. Năm 2013 tới đây, những hiện tượng gì đang chờ đợi chúng ta quan sát?
1. Ngày 21/01: Mặt trăng “hẹn hò” Sao Mộc
Sao Mộc tỏa sáng bên cạnh Mặt trăng ngày 25.12.2012.
Đối với Bắc Mỹ, hiện tượng này dễ dàng được nhìn thấy ngay cả từ các thành phố rực rỡ ánh đèn. Khi đó hai "đốm sáng" to - nhỏ này sẽ tiến sát đến nhau trên bầu trời đêm. Hiện tượng lý thú này sẽ chỉ xảy ra tiếp cho đến năm 2026.
2. Ngày 02 - 23/02: Thời khắc "lên ngôi" của Sao Thủy
Vào thời gian này, Sao Thủy sẽ toả sáng cách xa ánh sáng chói lòa của Mặt trời và có thể được nhìn thấy trên bầu trời phía Tây, ngay sau khi Mặt trời lặn.
Nó sẽ đạt đến độ “cách ly” lớn nhất với Mặt trời vào ngày 16/2 với độ sáng lớn nhất rồi mờ dần nhanh chóng sau đó.
3. Ngày 10 - 24/03: cuộc “gặp gỡ” sao chổi PANSTARRS
Sao chổi PANSTARRS (phát hiện tháng 6/2011) được dự kiến sẽ tiếp cận với bề mặt của Mặt trời (45 triệu km) và Trái đất (164 triệu km) vào khoảng thời gian này. Nó sẽ được nhìn thấy khá thấp trên bầu trời phía Tây Bắc ngay sau khi Mặt trời lặn.
4. Ngày 25/04: Nguyệt thực một phần
Hiện tượng này là do Mặt trăng đi vào vùng tối của hành tinh chúng ta và có thể được quan sát thấy tại một dải rộng lớn gồm toàn bộ châu Âu, châu Phi, phần lớn châu Á và châu Đại Dương.
Nguyệt thực một phần nhìn qua tháp truyền hình Sapporo, Nhật Bản ngày 4/6/2012.
Đây có thể coi là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2013 đối với người quan sát tại Việt Nam.
5. Ngày 09/05: Nhật thực hình khuyên
Do khi quan sát từ Trái đất, Mặt trăng trông có vẻ nhỏ hơn so với Mặt trời, hiện tượng này sẽ trông như hình ảnh 2 đồng xu xếp chồng lên nhau. Ở đó, ánh sáng Mặt trời sẽ tạo thành một quầng sáng hình nhẫn bao quanh vùng tối của Mặt trăng.
Nhật thực hình khuyên như một nụ cười da cam trên bầu trời Gumaca ở Philippines 21.5.2012.
Hiện tượng này có thể quan sát được trên phần lớn Thái Bình Dương, miền Bắc nước Úc, phía Đông New Guinea và một số gần quần đảo Solomon.
6. Ngày 28/05: Sao Kim và sao Mộc gặp nhau trên bầu trời
Vào ngày này, chúng ta sẽ cùng một lúc được quan sát hai hành tinh sáng nhất hệ Mặt trời là Sao Kim và Sao Mộc gặp nhau trên bầu trời, chỉ cách nhau chừng 1 độ ngay sau khi Mặt trời lặn ở phía Tây.
Khi đó, Sao Kim trên đường di chuyển về phía Tây Bắc của Sao Mộc và sáng gấp 6 lần Sao Mộc. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể quan sát được hiện tượng này.
7. Ngày 23/06: Mặt trăng tròn to nhất năm
Vào lúc 11:32 GMT (tương đương 18:32 giờ Việt Nam) ngày 23/06, Mặt trăng sẽ đạt độ tròn to nhất. Chỉ 32 phút sau đó, Mặt trăng sẽ di chuyển tới vị trí gần Trái đất nhất trong năm 2013 với khoảng cách 356.991km và trở thành “siêu trăng”.
Vài ngày sau đó, thủy triều được dự đoán là sẽ tăng cao đột ngột.
8. Ngày 12-13/08: Mưa sao băng Perseids
Đây là một trong hai trận sao băng lớn nhất trong năm với mật độ lên tới 90 sao băng mỗi giờ, trong đó có rất nhiều sao băng sáng và dài. Trận mưa sao băng kéo dài từ 22/07 tới 23/08 hàng năm, nhưng thời gian cực điểm là 12-13/08.
Một trận mưa sao băng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi có mật độ rơi ít nhất 60 vệt mỗi giờ.
Mặt trăng đầu tháng sẽ lặn trước nửa đêm, do đó vào rạng sáng ngày 13/08 là thời điểm lý tưởng để quan sát hiện tượng này nếu không có biến cố về thời tiết.
9. Ngày 18/10: Nguyệt thực nửa tối
76% đường kính Mặt trăng sẽ chìm vào vùng nửa tối của bóng Trái đất và chuyển sang màu đỏ nhạt trong hiện tượng này.
Đây là nguyệt thực nửa tối duy nhất trong năm 2013 và người quan sát tại Việt Nam có thể thấy nó vào lúc hoàng hôn ngày 18/10.
10. Ngày 03/11: Nhật thực lai
Đây là kiểu nhật thực trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Nó sẽ bắt đầu từ vùng biển Đại Tây Dương và kéo dài tới Trung Phi.
11. Giữa tháng 11 tới hết tháng 12: Sao chổi ISON
Minh họa Sao chổi ISON trong năm 2013.
Sao chổi ISON được phát hiện vào ngày 21/9/2012. Theo tính toán quỹ đạo cho thấy, sao chổi ISON sẽ “đi du lịch” gần sát với bề mặt của Mặt trời và trở nên “siêu sáng” vào ngày 28/11. Sau đó nó sẽ đi qua 64 triệu km của Trái đất trong 1 tháng.
12. Tháng 12: Sao Kim siêu sáng
Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời (sau Mặt trời và Mặt trăng). Trong năm 2013, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc Sao Kim tỏa sáng nhất.
Bắt đầu từ đầu tháng Sao Kim sẽ “chiếu sáng” cho bầu trời đêm phía Tây Nam tới 3 giờ sau khi Mặt trời lặn và tới 1,5 giờ vào cuối tháng.
Chúng ta sẽ không được chiêm ngưỡng Sao Kim sáng như một “ngôi sao của đêm” một lần nữa cho tới năm 2021.
13. Ngày 13-14/12: mưa sao băng Geminid
Mưa sao băng Geminid là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm (cùng với Perseids). Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm sao Gemini với mật độ có thể lên tới 120 sao băng mỗi giờ.
Mưa sao băng Geminid ở Yosemite Valley, California.
Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là rạng sáng ngày 14/12. Tại Việt Nam chúng ta cũng có thể quan sát hiện tượng này.
Theo http://kenh14.vn