Những điều thú vị về 'bạn đồng hành' của ông già Noel
Tuần lộc có tên khoa học là Rangifer tarandus, còn gọi là tuần lộc Bắc Mỹ. Chúng thuộc họ hươu nai ở vùng Bắc Cực và gần Bắc Cực. Ngoài ra, chúng còn sống ở châu Âu và châu Á. Tuần lộc ăn thực vật, chủ yếu là địa y và rêu. Ảnh: Shutterstock.
|
Cả giống đực và giống cái tuần lộc đều phát triển sừng. Kích thước và trọng lượng của tuần lộc phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Những con đực trưởng thành cao khoảng 1 m và nặng trung bình 170 kg. Cá thể cái có chiều cao tương tự nhưng trọng lượng khoảng 90 kg. Ảnh: U.S. Fish & Wildlife Service. |
|
Các nhà khoa học cho biết, tuần lộc chạy rất nhanh, chúng có thể di chuyển với tốc độ 80 km/h. Bên cạnh đó, chúng có thể đi chặng đường dài tới 5.000 km/năm, với thành tích này, tuần lộc được mệnh danh là loài có vú trên cạn có cuộc hành trình dài nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock. |
|
Tuần lộc chịu lạnh rất tốt. Cơ thể tuần lộc được bao phủ bởi hai lớp lông dày có khả năng giữ không khí, nhờ đó chúng sống thoải mái giữa mùa đông mà không bị lạnh. Ảnh: Shutterstock. |
|
Những con tuần lộc biết giữ im lặng, vì thế ông già Noel không phải lo lắng việc chúng đánh thức bọn trẻ đang ngủ khi đi phát quà, trừ những con tuần lộc đeo chuông ở cổ. Con tuần lộc đực có cái túi khí lớn ở cổ, chúng phát ra âm thanh khàn khàn thu hút sự chú ý của con cái trong mùa giao phối. Tuần lộc cái chỉ giao tiếp với đồng loại vài tháng đầu sau khi sinh con vào mùa hè. Đối với con cái, túi khí để giúp chúng giao tiếp với đứa con. Ảnh: Shutterstock. |
|
Ông già Noel chọn tuần lộc cái để kéo xe. Vào cuối mùa giao phối đầu tháng 12, sừng của tuần lộc đực sẽ rụng, còn sừng con cái tồn tại suốt mùa đông. Bên cạnh đó, trong mùa giao phối, tuần lộc đực mất 95% lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nên chúng chỉ còn 5% mỡ khi tới dịp Giáng sinh, trong khi, con tuần lộc cái vẫn dự trữ 50% lượng mỡ, điều này giúp chúng chịu rét tốt có thế ở mức - 43 độ C. Đây là nguyên nhân vì sao ông già Noel chỉ chọn tuần lộc cái để kéo xe. Ảnh: Stockxpert. |
Trang Nguyên (theo Livescience)