ĐTC Phanxicô: Trả Lời Phỏng Vấn trên máy bay từ Tích Lan sang Phi Luật Tân

Trước khi rời Tích Lan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp cho vị tổng thống tân cử Tích Lan để cám ơn ông và nhân dân Tích Lan đã tiếp đón ngài. Sau Thánh Lễ riêng cử hành tại Tòa Khâm Sứ ở thủ đô Colombo, ngài đã ra thẳng phi trường, nhưng ngài đã ghé qua một Nguyện Đường dâng kính Đức Mẹ Lanka ở Viện Văn Hóa Biển Đức XVI. Ngài đã được 10 vị linh mục dòng tên ở đây nghênh đón, cùng với các người đánh cá, trong đó nhiều người đã góp phần xây dựng trung tâm này.

ĐTC Phanxicô: Trả Lời Phỏng Vấn trên máy bay từ Tích Lan sang Phi Luật Tân 

Nhân quyền và liên tôn - hòa bình, hòa giải và hòa hợp

Trước khi rời Tích LanĐức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp cho vị tổng thống tân cử Tích Lan để cám ơn ông và nhân dân Tích Lan đã tiếp đón ngài. Sau Thánh Lễ riêng cử hành tại Tòa Khâm Sứ ở thủ đô Colombo, ngài đã ra thẳng phi trường, nhưng ngài đã ghé qua một Nguyện Đường dâng kính Đức Mẹ Lanka ở Viện Văn Hóa Biển Đức XVI. Ngài đã được 10 vị linh mục dòng tên ở đây nghênh đón, cùng với các người đánh cá, trong đó nhiều người đã góp phần xây dựng trung tâm này.  

 

Sau 6 giờ bay từ Tích Lan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Căn Cứ Không Quân Villamor Phi Luật Tân vào lúc 6 giờ 35 chiều giờ địa phương. Dân chúng ca hát và nhẩy múa nghênh đón ngài khi ngài xuống khỏi máy bay. Ngài tất nhiên còn được nghênh đón bởi chính tổng thống Benigno Aquino III cùng với các vị giám mục, bao gồm cả Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, TGM Manila. 

 

Con đường dài 9 cây số, từ phi trường về tòa khâm sứ, đầy những người đứng hai bên nghênh đón vị chủ chiên tối cao của Giáo Hội Công Giáo trên chiếc giáo hoàng xa của ngài. Ngày mai ngài sẽ đến Dinh Tổng Thống ở Manila để chính quyền chào mừng, sau đó ngài gặp riêng tổng thống, rồi họp với thành phần chính quyền và ngoại giao đoàn. 

 

Trên chuyến bay từ Tích Lan sang Phi Luật Tân, ngài đã dành giờ trả lời cuộc phỏng vấn của thành phần truyền thông tháp tùng ngài, như được chuyển dịch như sau:

 

1. Quyền Tự Do Ngôn Luận và Quyền Tự Do Tôn Giáo

Tôi nghĩ rằng cả quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo đều là những quyền cốt yếu của con ngườiChúng ta hãy thẳng thắn nói đến chuyện Paris. Một điều chân thật đó là mỗi người có quyền tự do sống đạo của mình mà không phạm đến người khác. Đó là những gì tất cả chúng ta đều mong muốn. Sau nữa, việc xúc phạm hay gây chiến, việc sát hại nhân danh tôn giáo của mình, nhân danh Thiên Chúa, là những gì không đúng. Chúng ta bị chấn động về những gì đang xẩy ra, nhưng chúng ta hãy nghĩ về lịch sử của chúng ta, biết bao nhiêu là chiến tranh tôn giáo đã xẩy ra! Hãy nghĩ đến cuộc tàn sát của Thánh Bartholomew (xin xem biệt chú ở cuối câu trả lời này của người dịch). Quí vị thấy đó, chúng ta cũng phạm những tội như thế, nhưng việc sát hại nhân danh Thiên Chúa là không đúng, nó là những gì lầm lạc. Tôn giáo cần phải được tự do hành đạo nhưng đừng gây xúc phạm.

Về quyền tự do ngôn luận: mỗi người chẳng những có quyền tự do và quyền nói những gì họ nghĩ có lợi cho công ích, họ còn có nhiệm vụ làm như thế nữa. Nếu một phần tử thuộc cơ quan lập pháp mà không nói những gì họ nghĩ là đường lối đúng cần phải theo là họ không mang lại lợi ích cho công ích. Bởi vậy người ta cần phải có quyền tự do này, nhưng họ không được gây xúc phạm, vìthật sự là sai lầm khi phản ứng một cách bạo động, chẳng hạn ông Gasbarri là người bạn xỉ nhục mẹ của tôi tức là ông ấy muốn nhận được một cú đấm. Việc khiêu khích và xỉ nhục niềm tin của người khác là những gì không đúng. Ở một trong những bài nói của mình, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nói về cái tâm thức hậu thực chứng này, về một khoa siêu hình học hậu thực chứng khiến dân chúng tin rằng các tôn giáo hay những việc bày tỏ tôn giáo là một thứ văn hóa tụt hậu. Chúng được chấp nhận đấy nhưng chúng bị giảm thiểu hóa, chúng không thuộc về một thứ văn hóa của minh tri. Đó là di sản của thời minh tri. Bởi vậy mà nhiều người lên tiếng chỉ trích, chế diễu và nhạo báng các tôn giáo của người khác. Họ tỏ ra châm chọc và làm như thế họ có thể bị một thứ phản ứng mà ông Gasbarri có thể bị vì ông ta đã nói điều xấu về mẹ của tôi. Cần phải có giới hạn. Tôn giáo nào cũng có thế giá của mìnhTôi không thể nào chế nhạo một tôn giáo tỏ ra tôn trọng sự sống con người và cá vị con người. Tôi sử dụng thí dụ về những giới hạn này để cho thấy rằng quyền tự do ngôn luận có giới hạn của nó, như trong thí dụ tôi đã nêu lên về mẹ của tôi. 
(Biệt chú của người dịch: "cuộc tàn sát của Thánh Bartholomewđược ĐTC Phanxicô trưng dẫn trong câu trả lời trên đây đã xẩy ra vào năm 1572 ở trong thời kỳ Chiến Tranh Tôn Giáo Pháp Quốc nhắm vào những người Huguenot là tín hữu Tin Lành thuộc Giáo Phái Calvin ở Pháp. Cuộc tàn sát này được cho là âm mưu của bà mẹ vua Charles IX là Catherine de Medici, xẩy ra vào đêm áp lễ Thánh Tông Đồ Bartholomew Tông Đồ, 23 rạng 24 tháng 8. Cuộc tàn sát này xẩy ra 5 ngày sau đám cưới của người chị em vua là Margaret với Henry III theo Tin Lành ở Navarre, một đám cưới vì thế đã qui tụ rất đông đảo thành phần giầu sang và tiếng tăm của người Huguenot. Hai ngày trước khi cuộc thảm sát xẩy ra, vua đã ra lệnh giết chết hết các lãnh tụ của người Huguenot đã. Kết quả là theo lệnh tàn sát của vua Pháp bấy giờ, con số đã bị sát hại được ước lượng từ 5 ngàn đến 30 ngàn người. Cuộc tàn sát này đã được mệnh danh là tệ nhất trong các cuộc tàn sát về tôn giáo của thế kỷ, khiến anh chị em Tin Lành có một ấn tượng không thể phai nhòa về Công Giáo là một tôn giáo khát máu và xảo trá. Tất nhiên không thể vơ đũa cả nắm, nhưng vẫn không thể thoát được hậu quả của "một con sâu làm rầu nồi canh". Vị biến cố đang xẩy ra ở Pháp nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy ngay một thí dụ điển hình đã xẩy ra trong lịch sử Pháp. Nếu người Pháp còn nhớ những ấn tượng xấu này có thể sẽ tác hành khác hơn chăng! Mở đầu Mùa Chay Đại Năm Thánh 2000, ngày 13/2, ĐTC GPII đã đại diện cho Giáo Hội hoàn vũ công khai lên tiếng xin lỗi về những gì con cái của Giáo Hội xúc phạm đến những ai khác ngoài Giáo Hội, và đồng thời cũng tha thứ cho những ai phạm đến Giáo Hội trong giòng lịch sử).
Vấn đề an toàn của tôi ư? Tôi quan tâm về sự an toàn của tín hữu
Cách hay nhất để ứng phó với các thứ đe dọa đó là ứng phó một cách ôn hòa, tỏ ra ôn hòa, khiêm tốn, từ ái, không hung hăng. Tôi thực sự quan tâm đến thành phần tín hữu, tôi đã nói với ban an ninh Vatican về vấn đề này: Ông Giani cũng có mặt trên chuyến bay này và là người chịu trách nhiệm về điều ấy, ông đã theo dõi kỹ lưỡng. Tôi rất quan tâm về vấn đề ấy. Thế nhưng các bạn biết rằngtôi có một yếu điểm, tôi rất ư là coi thường. Đôi khi tôi tự hỏi mình rằng: nếu chẳng may nó xẩy ra cho tôi thì sao? Tôi chỉ xin Chúa ơn đừng để tôi bị hại vì tôi không can đảm trước đớn đau, tôi cảm thấy rất sợ.
Các cảm tử quân và trẻ em

Có thể là tôi bất kính, thế nhưng tôi muốn nói rằng ở đằng sau các cuộc tấn công tự sát đều có một yếu tố về tình trạng bất quân bình của con người, không biết có phải là một thứ bất quân bình về tâm thần hay chăng, nhưng là một thứ bất quân bình của con người. Có một cái gì đó bất ổn nơi con người này, con người bất quân bình trong đời sống của mình. Họ bỏ mạng sống của mình nhưng không bỏ mạng một cách tốt đẹp. Có rất nhiều người hoạt động, như các vị thừa sai chẳng hạn: họ hiến mạng sống của mình, nhưng là để xây dựng một điều gì đó. Những người tự sát tấn công thì lại thí mạng sống của mình để hủy diệt. Có một cái gì đó sai lạc ở đây. Tôi đã duyệt một luận án về thành phần cảm tử quân Nhật Bản được một phi công Alitalia viết. Tôi chỉnh lại phần về phương pháp nhưng hiện tượng này thì tôi hoàn toàn không hiểu gì, và nó chẳng những là một hiện tượng Đông phương mà còn dính dáng tới những thể chế chuyên chế độc tài hủy diệt sự sống hay hủy hoại khả thể của một tương lai. Thế nhưng, như tôi đã nói trước, đây không phải chỉ là một hiện tượng Đông phương. Về vấn đề sử dụng trẻ em trong các cuộc tấn công: các em được sử dụng ở mọi nơi cho rất nhiều điều, các em bị khai thác làm việc, bị sử dụng làm nô lệ và bị làm dụng tình dục. Mấy năm trước đây có một số nghị sĩ Á Căn Đình và tôi đã muốn tung ra một cuộc vận động ở những khách sạn sang nhất để tuyên bố rằng ở trong các khách sạn đó không được khai thác trẻ em để phục vụ khách du lịch, nhưng chúng tôi không thể thực hiện được... Có những lần thăm Đức quốc, đôi khi tôi lướt qua các bài viết nói về vấn đề du lịch tình dục ở các phần đất Đông Nam Á bao gồm cả trẻ em nữa. Trẻ em cũng được sử dụng trong các cuộc tấn công tự sát nữa. Tôi không dám nói thêm nữa. 

 

Một cuộc họp liên tôn khác ở Assisi

 

Có đề nghị là nên có một cuộc gặp gỡ liên tôn ở Assisi khác chống lại bạo lực. Tôi biết rằng có người đang làm việc này. Tôi đã nói với Đức Hồng Y Tauran và tôi biết nó là một vấn đề mà các tôn giáo khác cũng quan tâm nữa.  

 

Việc Đức Giáo Hoàng viếng thăm Chúa Phật giáo ở Tích Lan

 

Nhà sư coi ngôi chùa này đã làm sao đó để được chính quyền mời đến phi trường. Vị này cũng là người bạn tốt của Đức Hồng Y Ranjith và khi vị ấy chào tôi thì xin tôi đến viếng thăm ngôi chùa ấy. Tôi đã nói với đức hồng y nhưng không đủ giờ. Khi tới Tích Lan tôi đã phải hủy bỏ cuộc họp của tôi với các vị giám mục, vì tôi cảm thấy không được khỏe lắm, sau đoạn đường 29 cây số thì tôi cảm thấy bị kiệt sức. Hôm qua, khi từ Đền Thánh Mẫu Madhu về thì cơ hội đã tới. Tôi đã gọi điện thoại và tới đó. Ngôi chùa này còn giữ được hài tích hai người môn đệ của Phật tổ. Các hài tích này đã từng ở Anh quốc trước đây và các nhà sư đã tìm cách lấy lại. Nhà sư này đã đến phi trường và tôi đã đến thăm lại tại nhà. Thế nên, hôm qua, tôi đã thấy một điều tôi không bao giờ ngờ rằng tôi lại thấy được ở Madhu, đó là chẳng những tín hữu Công giáo có ở đó mà còn cả tín đồ Phât giáo, Hồi giáo và Ấn giáo nữa. Tất cả họ đều đến đó để nguyện cầu và họ nói rằng họ xin ơn ích. Trong thành phần dân chúng, thành phần không bao giờ sai quấy, có một cái gì đó liên kết họ lại với nhau, và nếu họ liên kết lại với nhau một cách tự nhiên như thế trong việc cùng nhau đến cầu nguyện ở một đền thánh Kitô giáo nhưng không chỉ cho Kitô giáo... thì tôi làm sao lại không thể đến ngôi chùa Phật giáo này chứ? Những gì đã xẩy ra ở Đền Thánh Mẫu Madhu đây rất là quan trọng, nó phản ảnh cái cảm quan về tính chất liên tôn được cảm nghiệm thấy ở Tích Lan. Có một số nhóm bảo thủ nhưng lại không đi với dân chúng, họ là thành phần thế giá về thần học... Người ta đã có lần nói rằng các tín đồ Phật giáo phải xuống hỏa ngục, cả những người Tin Lành nữa. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng họ bị sa hỏa ngục. Tôi còn nhớ cảm nghiệm đầu tiên của tôi về vấn đề đại kết như thế này. Bấy giờ tôi mới có 4 hay 5 tuổi gì đó, và tôi đang đi theo bà của tôi là người đang dắt tay tôi. Bên kia lề đường có hai người đàn bà thuộc Salvation Army mang cái mũ họ không đội trên đầu kèm theo cái nơ: "Bà ơi họ có phải là nữ tu không?", tôi hỏi. Bà tôi đáp lại rằng: "Không, họ là những người Tin Lành, nhưng họ là những người tốt!" Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy một người nói tốt về người thuộc tôn giáo khác với mình. Việc Giáo Hội tỏ ra tôn trọng các tôn giáo khác đã gia tăng rất nhiều. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói đến việc tôn trọng các thứ giá trị của họ. Lịch sử Giáo Hội đã có những thời kỳ tăm tối, chúng ta không được cảm thấy xấu hổ khi nói thế vì chúng ta còn đang hành trình. Tính chất liên tôn này là một tặng ân. 

 

Bức Thông Điệp mới

 

Tôi không biết con người ngược đãi thiên nhiên có hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng thay đổi khí hậu hay chăng nhưng họ phải chịu trách nhiệm một phần lớn. Chúng ta đã chiếm được thiên nhiên, được mẹ Trái Đất, ở một mức độ nào đó. Một nông dân lão thành có lần đã nói với tôi rằng: Thiên Chúa bao giờ cũng thứ tha, đôi khi Ngài tha thứ cho con người nhưng Ngài không bao giờ tha cho thiên nhiên. Chúng ta đã khai thác nhiên nhiên quá nhiều. Tôi nhớ có nghe các vị giám mục ở Hội Nghị Giám Mục Châu Mỹ Latinh ở Aparecida (2007) nói về tình trạng phá rừng ở Amazon, tôi thực sự không hiểu nhiều mấy. Thế rồi 5 năm trước đây một ủy ban nhân quyền và tôi đã tung ra lời kêu gọi hãy ngừng lại dự án phá rừng khủng khiếp ở miền bắc Á Căn Đình. Bấy giờ chỉ có một thể chế thu hoạch duy nhất, đó là các nông gia biết rằng sau khi trồng trọt lúa được 3 năm thì họ cần phải thay đổi loại thu hoạch một năm để phục hồi đất đai. Ngày nay những cây đậu nành được trồng cấy cho tới khi đất bị tiêu hao đi. Nhân loại đã quá thải. May thay ngày nay nhiều người đang nói đến điều này và tôi muốn nhắc các bạn về người anh em yêu dấu của tôi là Thượng Phụ Bartholomew, vị đã viết nhiều về vấn đề này và tôi đã đọc nhiều về những gì ngài đã viết để soạn dọn cho bức thông điệp của tôi. Thần học gia Romano Guardini đã nói về một thứ "phi văn hóa - inculture" thứ hai, đó là khi mà các bạn chiếm hữu thiên nhiên bằng cách biến văn hóa thành "phi văn hóa". Đức Hồng Y Turkson và toán làm việc với ngài đã trình bày bản thảo thứ nhất của bức thông điệp nàyTôi đã làm việc với bản thảo này và hiện nay tôi đã soạn bản thảo thứ ba để gửi cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, cho Quốc Vụ Khanh và vị thần học Giáo Hoàng Gia để họ có thể bảo đảm rằng tôi không nói những gì là vô nghĩaTôi sẽ giành ra cả một tuần lễ trong Tháng 3 để hoàn tất bức thông điệp này. Rồi nó sẽ được chuyển dịch nữa. Tôi nghĩ rằng nếu mọi sự xuôi thuận thì nó sẽ được ban hành cùng lắm vào khoảng tháng 6 tháng 7. Điều quan trọng đó là cần bảo đảm rằng có một khoảng thời gian giữa việc ban hành nó và cuộc họp về khí hậu ở Paris tới đây. Tôi cảm thấy thất vọng với cuộc hội nghị này vừa rồi ở Peru. Chúng ta hãy hy vọng sẽ thấy được một chút can trường hơn ở Paris. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề nữa cần phải bàn luận với các tôn giáo khác và cần có một thỏa thuận theo cảm nhận chung. Tôi đã nói về điều này với các vị đại diện tôn giáo khác và ít là có 2 thần học gia đã làm điều ấy: tuy nhiên, nó sẽ không phải là một tuyên ngôn chung, các cuộc họp với các tôn giáo sẽ xẩy ra sau. 

 

Các đề tài viếng thăm Phi Luật Tân

 

Thật là nguy hiểm khi giản lược hóa các sự ở đây nhưng cốt lõi của sứ điệp sẽ là người nghèo.Người nghèo là người muốn vươn lên, người nghèo là thành phần hứng chịu các hậu quả của Trận Bão Yolanda và vẫn còn chịu các hậu quả của nó, người nghèo là người có niềm tin tưởng và niềm hy vọng. Dân Chúa, thành phần người nghèo, thành phần người nghèo bị khai thác bởi những kẻ gây ra rất nhiều sự bất công về xã hội, tinh thần và đời sống. Ở Nhà Trọ Thánh Matta vào một ngày kia, những người Ethiopa đã cử hành và mời khoảng 50 nhân viên. Tôi có mặt ở đó với họ và tôi đã nhìn thấy những người Phi Luật Tân, những người đã lìa bỏ xứ sở của mình, cha mẹ của mình, con cái của mình để đến đây làm việc... thành phần người nghèoĐó là những gì sẽ được tập trung của chuyến viếng thăm đây.

 

Chân Lý và Hòa Giải ở Tích Lan

 

Tôi thực sự không biết các ủy ban về chân lý ở Tích Lan ra sao. Tôi quen với một ủy ban ở Á Căn Đình và tôi đã hỗ trợ nó vì nó hoạt động tốt đẹp. Tôi không thể nói gì chuyên biệt hơn nữa. Điều tôi có thể nói đó là tôi hỗ trợ tất cả mọi nỗ lực quân bình trong việc dễ dàng hóa sự thỏa thuận chung. Tôi đã nghe vị Tổng Thống Tích Lan nói điều này: Tôi không muốn nhận định của tôi được coi là một nhận định chính trị. Ông ấy đã nói với tôi rằng ông muốn đẩy mạnh công việc đang được thực hiện để cổ võ hòa bình và hòa giải. Đoạn ông đã đề cập đến một chữ khác nữa. Ông ấy nói rằng: sự hòa hợp cần phải được thiết lập nơi dân chúngSự hòa hợp còn hơn là hòa bình và hòa giải nữa, nó còn là một âm nhạc. Ông đã nói thêm rằng sự hòa hợp này sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc và niềm vui. Điều ấy tác động tôi và tôi đã nói: 'nghe thì hay đấy nhưng không dễ dàng gì!' Ông đã trả lời: 'Đúng thế, chúng ta cần phải đi vào lòng người'. Điều ấy khiến tôi suy nghĩ trước khi tôi trả lời: chỉ có đi vào lòng người là thành phần biết được đâu là bất công và cái khốn khổ gây ra bởi độc tàiChỉ khi nào tiến vào lòng người chúng ta mới có thể tìm thấy những đường lối chính đáng bất thỏa hiệp. Những ủy ban về chân lý là một trong những yếu tố có thể giúp ở chỗ này, thế nhưng cũng còn có những yếu tố khác giúp chúng ta chiếm đạt hòa bình, hòa giải, hòa hợp và tiến vào lòng người. Tôi xin mượn những lời của Tổng Thống Tích Lan.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/world-news/detail/articolo/francesco-filippine-38560/

Nếu cần xem lại 2 ngày đầu xin bấm:  Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du Tích Lan (Sri Lanka) và Phi Luật Tân (12-19/1/2015)