6 dấu chỉ thời cánh chung

“Kinh Thánh cho biết rằng Thiên Chúa sẽ có lúc tái lâm để xét xử nhân loại. Nhưng khác với Đại Hồng Thủy, ngày đó sẽ là một sự kiện đơn giản, có thể là một loạt sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Đại Hồng Thủy cho thấy rằng Thiên Chúa kiên nhẫn, nhưng Ngài đặt ra giới hạn chịu đựng. Mặc dù hình phạt hủy hoại dữ dội, nhưng Ngài vẫn xét xử công bình và cho nơi trú ẩn”

6 dấu chỉ thời cánh chung

Chúng ta nghe nói nhiều tới thời cánh chung, tận thế hoặc Chúa Giêsu giáng lâm. Nhưng rồi nghe mãi hóa nhàm nên chúng ta lại cho là bình thường. Đó là động thái nguy hại cho chính cuộc đời chúng ta. Hãy cảnh giác! Và liệu Kinh Thánh có cảnh báo chúng ta?

Thần học gia Jeff Kinley, tác giả cuốn “As It Was In The Days of Noah: Warnings from Bible Prophecy About the Coming Global Storm” cũng nghĩ vậy. Kinley nói: “Kinh Thánh cho biết rằng Thiên Chúa sẽ có lúc tái lâm để xét xử nhân loại. Nhưng khác với Đại Hồng Thủy, ngày đó sẽ là một sự kiện đơn giản, có thể là một loạt sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Đại Hồng Thủy cho thấy rằng Thiên Chúa kiên nhẫn, nhưng Ngài đặt ra giới hạn chịu đựng. Mặc dù hình phạt hủy hoại dữ dội, nhưng Ngài vẫn xét xử công bình và cho nơi trú ẩn”.

 

Đối với những người nghi ngờ tính hữu hiệu của Kinh Thánh hoặc không muốn nhìn nhận văn hóa ngày nay, Kinley chia sẻ 6 dấu chỉ và những gợi ý cho thấy thế giới đang đi đến ngày phán xét…

1. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta biết nhiều về vấn đề này. Đó là chủ đề nóng về tình trạng kinh tế. Trái khoản quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục tăng vọt. Trên khắp thế giới, các nước lớn và nhỏ đều không thỏa mãn nhu cầu nên lún sâu vào hố nợ nần. Cũng như thời ông Nô-ê, người ta phải nhờ vào các nước khác để sinh tồn, và họ phải trở về với Thiên Chúa. Kinh Thánh cho biết: “Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó” (2 Sbn 7:14). 

2. BẠO LỰC và ÁN MẠNG

 Kinley nói rằng có một bệnh dịch không thể kiểm soát là thù hận và bạo lực trong thế giới chúng ta, đó là điều hiển nhiên trong các loại tội phạm khủng bố vì thù hận, trong các nhóm tôn giáo, giết người có động lực thúc đẩy, giết những người vô tội và trẻ em trên khắp thế giới – điển hình là những người bị tàn sát dã man tại I-rắc trong những ngày vừa qua (tháng 8-2014). Năm 2011, hơn 1,2 triệu vụ phạm pháp dữ tợn đã xảy ra tại Hoa Kỳ – mỗi năm có 15.000 vụ giết người. Chúa Giêsu đã nói trước: “Thời ông Nô-ê thế nào thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24:37). Thời ông Nô-ê dầy bạo lực và sự xét xử của Thiên Chúa. Còn hơn là khuyến khích sợ hãi và lo lắng, Kinley động viên các Kitô hữu tìm hiểu các cách thể hiện tiên tri ngày nay và sống đức tin viên mãn là chia sẻ Đức Giêsu Kitô với người khác.

 

3. TRỘM CƯỚP

 Ngày nay, thông tin cá nhân và tài chính không còn an toàn vì các hacker (kẻ cắp dữ liệu). Mối quan ngại này bao gồm cả mật khẩu của điện thư (email passwords), hình ảnh webcam và điện đàm. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng kẻ trộm cắp không làm gì khác hơn là giết người và cướp của. Chúng ta hiểu thời đại chúng ta theo nghĩa đen, nhưng qua con mắt của Kinh Thánh, kẻ thù đang cố gắng ăn cắp tính đồng nhất hoặc sự nhân dạng của chúng ta (giống như trộm cướp thẻ căn cước). Kinley khuyên các Kitô hữu “sống khôn ngoan và cứu lấy thời đại của chúng ta”.

 

4. VÔ LUÂN

 Thế hệ này mê tình dục quá độ và coi thường tâm linh. Biên độ luân lý hầu như không còn trong văn hóa tự do tình dục, thoải mái chia sẻ các hình ảnh “đen”, kể cả âm thanh và văn bản. Các phương tiện di động (điện thoại, ipod, ipad, iphone,…) và mạng lưới xã hội (facebook, twitter, youtube,…) đầy những thứ độc hại. Kinley nhận xét: “Như trong thời ông Nô-ê, thời đại chúng ta là thế giới ưa tình dục, và ngày nay người ta dùng để bán đủ thứ – từ chiếc kẹo cao-su tới xe hói. Tình dục xuất hiện khắp nơi”.

 

5. BÁCH HẠI KITÔ GIÁO

 Năm 2011, gần 100 triệu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới. Năm 2012, con số này tăng gần gấp đôi. Kinley shares that the Bible reaffirms this as Chúa Giêsu nói: “Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:9-13).

 

6. ĐỨC TIN GIẢM SÚT

 Thánh Phaolô nói: “Vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ; đó là vì trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung” (1 Tm 4:1-2). Thời đại chúng ta có nhiều niềm tin sai lạc, các triết lý thời đại mới, và các bậc thầy tâm linh. Khi đến ngày tận thế, sẽ có nhiều các tiên tri giả, họ tự xưng là Đức Kitô. Kinley tin rằng việc phục hưng trong Giáo hội là cách mới và không được đề cập trong Kinh Thánh.

 

VĨ NGÔN: “ĐỪNG SỢ, THIÊN CHÚA LUÔN CHE CHỞ BẠN”

 

Tác giả Kinley nhắc nhở chúng ta rằng trong thời ông Nô-ê cũng như ngày nay, sự công chính và thánh thiện của Thiên Chúa luôn đứn vững. Khi các Kitô hữu biết trước sự trở lại của Đức Kitô, thì họ cũng phải như ông Nô-ê là biết sống sao cho người khác thấy mà trở về với ơn cứu độ. Hãy sẵn sàng chiến đấu và can đảm như lời Chúa nói với Áp-ram trước khi trở thành Tổ phụ Áp-ra-ham: “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng. Ngươi hãy bước đi trước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo. Ta sẽ đặt giao ước của Ta giữa Ta với ngươi, và Ta sẽ cho ngươi trở nên đông, thật đông. Ông Áp-ram cúi rạp xuống” (St 17:1-2).

 

JANA DUCKETT
TRẦM THIÊN THU
 (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)