Tình hình chiến sự thê thảm tại Iraq

Có ít nhất nửa triệu người tỵ nạn bên trong nội địa Iraq gồm các gia đình bồng bế nhau chạy trốn vì không biết tình hình nguy hiểm ra sao. Người ta rất mất định hướng, nhất là sau khi nghe các tin tức liên quan tới tầm mức bạo lực tại Siria và các nơi bị các lực lượng hồi sunnít đánh chiếm.

Tình hình chiến sự thê thảm tại Iraq

Phỏng vấn Đức Cha Emil Shimoun Nona, Giám Mục Canđê Mosul

EmilShimounNona-Mosul.jpg Đức Cha Emil Shimoun Nona

 

Trong các ngày qua tình hình chiến sự tại Iraq đột ngột gia tăng với các vụ tàn sát hàng ngàn người xảy ra tại thành phố Tikrit là quê sinh của ông Saddam Hussein. Các lực lượng Sunnít Thánh chiến Jihadist thân Al Qaeda đã bắt và giết chết 1.700 binh sĩ gần Tikrit. Tướng Qaasim Al-Moussawi đã xác nhận với đài BBC London tin này, và cho biết các hình được các lực lượng phiến quân Sunnít tung lên mạng là có thật. Trong khi đó thì có tin là các binh sĩ Iraq đã tìm cách tái tổ chức lại đội ngũ của mình sau khi bị thua trong các trận giao tranh các ngày vừa qua. Nhờ sự yểm trợ của các dân quân bộ tộc quân đội đã tái chiếm vài địa điểm ở mạn nam thành phố Tikrit. Trong khi đó từ Samarra gần chiến tuyến thủ tướng Nuri al Maliki đã lên đài truyền hình đưa ra lời kêu gọi tất cả những ai có khí giới đang chống lại Nhà nước hồi Iraq ngưng bạo lực. Hoa Kỳ đã đưa một chiến hạm vào vịnh Ba Tư, nhưng người ta còn chờ đợi sự lựa chọn của tổng thống Barack Obama, xem ông có chọn giải pháp can thiệp quân sự hay không. Về phía mình Iran xem ra quyết định trợ giúp thủ tưởng Maliki là người theo hệ phái Sciít và là đồng minh của Iran. Tổng thống Hassan Rohani đã khẳng định rằng Iran không có ý can thiệp quân sự vào Iraq, nhưng cũng không loại trừ khả thể cộng tác với Hoa Kỳ để ngăn chặn đà tiến quân của các lực lượng phiến quân Sunnít hướng về thủ đô Baghdad.


 

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Emil Shimoun Nona Giám Mục Canđê Mosul.

Hỏi: Thưa Đức Cha Nona, tình hình Iraq hiện nay ra sao?

Đáp: Hầu hết các gia đình đã trốn khỏi thành phố với hai bàn tay trắng không mang theo được gì hết. Chúng tôi đã tìm cách tìm chỗ trong các xứ thuộc đồng bắng Ninive để cho họ tạm trú. Người ty nạn ở khắp nơi trong các lớp dùng để dậy giáo lý, trong các phòng ốc của các nhà thờ, trong các nhà cũ của các vùng này. Thế rồi còn có các gia đình sống dưới lều ngoài trời gần Kurdistan. Nhưng tình hình tồi tệ lắm, và nếu tình hình cứ như thế thì người dân cần được trợ giúp cấp thiết.

Hỏi: Người dân trong các vùng này đang trợ giúp người tị nạn như thế nào thưa Đức Cha?

Đáp: Dân chúng đã bắt đầu trợ giúp các anh chị em này với tất cả những gì họ có. Nhưng họ không thể trợ giúp được lâu, vì khả năng của vùng này trong lúc này đây, chẳng là gì cả. Vì thế cần phải giúp người tỵ nạn một cách khác.

Hỏi: Vậy thì có thể làm được gì và phải làm gì bây giờ?

Đáp: Trước hết cần cấp thiết trợ giúp cho họ có thực phẩm, nước uống và các vật dụng cần thiết khác để sống, nhất là khi khí hậu nóng bức như hiện nay.

Hỏi: Các lực lượng Jihadist tiếp tục tiến. Tình hình của các nhà thờ và tu viện của Giáo Hội ra sao thưa Đức Cha?

Đáp: Có một nhà thờ trong giáo phận của tôi bị vài người cướp phá hôm qua và hôm trước nữa. Người ta không biết họ là ai: các dân quân hay là kẻ trộm. Chúng tôi không biết chính xác. Điều chúng tôi biết đó là những người sống gần nhà thờ, các gia đình hồi giáo, đã tìm cách bảo vệ nhà thờ. Họ đã thành công, nhưng hôm qua và hôm kia có vài kẻ trộm hay vài người vũ trang đã vào nhà thờ và lấy trộm tất cả những gì họ tìm thấy. Có một nhà thờ khác bị đốt cháy, nhưng thật ra đó không phải là một nhà thờ, mà là một cơ cấu của Giáo Hội Armeni, và trước khi thành phố Mosul thất thủ đã có binh sĩ trú ngụ trong đó.

Hỏi: Thưa Đức Cha, trong tình hình báo động hiện nay người dân hồi giáo đã phản ứng ra sao? Người dân và các gia dình hồi giáo cũng trợ giúp các tín hữu kitô, có đúng thế không?

Đáp: Chắc chắn rồi. Có những gia đình hồi giáo bảo vệ nhà của các kitô hữu cũng như các nhà thờ, nhưng cũng có những tín hữu hồi khác không làm điều này. Nhưng nói chung người dân hồi sống chung quanh các nhà thờ đang phản ứng rất tốt. Dân chúng cảm thấy họ không thể làm gì được đối với các dân quân hồi hay lực lượng jihadist. Ngôn ngữ người ta sử dụng là ngôn ngữ của bạo lực và vũ khí.

Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi những ai đang nghe đài Vaticăng hay không?

Đáp: Trước hết chúng tôi muốn hòa bình trở lại trong thành phố của chúng tôi và trên toàn đất nước Iraq. Bởi vì người dân muốn sống trong hòa bình và thanh thản. Toàn dân Iraq đã qúa mệt mỏi vì tình hình bất ổn này rồi, và người dân của thành phố chúng tôi thì lại càng mệt mỏi hơn nữa, vì chúng tôi đã phải sống trong tình trạng này từ nhiều năm nay. Chúng tôi muốn sống trong hòa bình, xứng đáng với phẩm giá con người. Điều thứ hai tôi muốn nói là cần phải trợ giúp những người ty nạn đang phải sống bên ngoài thành phố. Có rất nhiều gia đình kitô và hồi giáo sống bên ngoài thành phố. Phải làm sao để cho họ có thể trở về nhà cửa của họ và trợ giúp họ.

Sau đây là một số nhận định của bà Martina Pignatti Morano, chủ tịch tổ chức phi chính quyền có tên gọi là ”Một chiếc cầu cho”.

Hỏi: Thưa bà Martina, hiện có bao nhiêu người tỵ nạn tất cả?

Đáp: Có ít nhất nửa triệu người tỵ nạn bên trong nội địa Iraq gồm các gia đình bồng bế nhau chạy trốn vì không biết tình hình nguy hiểm ra sao. Người ta rất mất định hướng, nhất là sau khi nghe các tin tức liên quan tới tầm mức bạo lực tại Siria và các nơi bị các lực lượng hồi sunnít đánh chiếm. Thật ra giờ đây có nhiều người đang trở về nhà, vì cuộc khủng hoảng đã kéo dài từ một tuần nay rồi. Những người không trở về là các nhóm thiểu số, bởi vì nỗi lo sợ bị trả thù và xung đột giữa hai hệ phái rất lớn. Vì thế có hàng ngàn gia đình kitô, yazidi và shabak hiện nay đang ẩn trốn trong các thành phố chung quanh Mosul và chúng tôi đang tìm cách trợ giúp họ.

Hỏi: Các lực lượng hồi Sunnít gọi tắt là ISIS này có liên hệ gì với lực lượng hồi khủng bố Al Qeada không, và cho tới nay người ta đã biết tới nó như thế nào thưa bà?

Đáp: Đây là các chiến binh được các lãnh tụ quân đội người Siri cũng như người Iraq hướng dẫn. Điều tỏ tường là họ rất có tổ chức và có một chiến thuật chính trị rất rõ ràng. Muc đích họ nhắm tới là tiến chiếm thủ đô Baghdad và thành lập một vương quốc Hồi bao gồm Siria và Iraq. Số người xuống Iraq có lẽ khoảng 5.000, nghĩa là con số tương đối ít, nhưng họ đã thành công trong trong việc đạt tới kết qủa quân sự này, không phải chỉ vì họ rất có tổ chức, mà cũng bởi vì họ được yểm trợ bởi vài nhóm đối lập bên trong Iraq. Trên thưc tế sự thành công này của lực lượng ISIS là hậu quả của sự đàn áp kinh khủng của chính quyền hiện nay tự cảm thấy mình đại điện cho hệ phái Sciít tại Iraq. Sự dàn áp quân sự rất nặng nề chống lại hệ phái Sunnít trong qúa khứ. Vì thế chung quanh lực lượng ISIS có các nhóm chiến binh Sunnít, các cựu chiến binh và các lực lượng chính trị.

Hỏi: Trong lúc này thì tổng thổng Barack Obama tuyên bố Hòa Kỳ sẽ không gửi quân tới Iraq, nhưng sẽ trợ giúp Iraq có đúng thế không?

Đáp: Từ các lới tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ người ta có thể thấy rõ ràng nỗi lo lắng chính của Hoa Kỳ đó là lực lựơng hồi giáo Sunnít Iraq ISIS có thể kiểm soát các nhà máy lọc dầu chính của Iraq. Nhưng xem ra huynh hướng của Hoa Kỳ là trợ giúp chính quyền Iraq trong các vụ bỏ bom. Vấn đề đó là chính quyền của thủ tướng Maliki đã sử dụng biện pháp bỏ bom liên tục để đánh đuổi các lực lượng Sunnít bên trong tỉnh Anbar và đã dấy lên phong trào chiến đấu vũ trang của phe đối lập và lôi kéo các nhóm hồi giáo tới Iraq. Như vậy các năng động đang được thành hình thật là kinh hoàng, và đa số dân Iraq tin rằng trong 10 năm tới đây Iraq cũng sẽ không có hòa bình. Trong lúc này đây chúng ta phải chú ý nhiều hơn tới việc hiểu biết các năng động của xã hội dân sự Iraq, bởi vì các hiệp hội và các nghiệp đoàn Iraq toàn nước làm việc với nhau. Vì thế chúng tôi nói rằng các khác biệt hệ phải đã được thắng vượt từ năm 2007, bởi các mạng xã hội dân sự. Và từ tháng 9 năm 2013 rất nhiều nhóm đã hiệp nhất trong một diễn đàn xã hội Iraq, quy chiếu Bản nguyên tắc của Diễn đàn xã hội thế giới. Do đó có ý muốn từ phía các nhóm trong việc tưởng tượng ra và xây dựng một quan điểm khác cho Iraq, dựa trên công bằng xã hội. Có các sức mạnh đó và chúng cần được yểm trợ.

Linh Tiến Khải, RadioVaticana