"HÃY ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI ! "
Buổi nói chuyện của Đức Thánh Cha Phanxicô với các Bề Trên Tổng Quyền Nam ngày 3/1/2014
Do Cha Antonio Spadaro SJ ghi nhận.
09:25 vào buổi sáng. Tại hội trường Aula nova của Thượng Hội Đồng tại Vatican
Mỗi khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối thoại và nói chuyên một cách "tự do", bài phát biểu của Ngài có một nhịp điệu như những con « sóng » vỗ ; vì vậy người nghe phải theo dõi cẩn thận, bởi vì những lời nói của Ngài xuất phát từ một mối liên kết gắn bó Ngài với những người đang trò chuyện với Ngài. Bất cứ ai muốn ghi lại cuộc nói chuyện, thì phải chú ý, không chỉ đến nội dung mà thôi mà còn phải bắt kịp những mối quan hệ sống động đang được tạo ra. Đó là những gì đã xảy ra trong các buổi nói chuyện giữa Đức Thánh Cha và Liên hiệp các Bề Trên Tổng Quyền (Union des Supérieurs Géneraux), sau lần họp thứ 82 của Hiệp Hội các Bề Trên Tổng Quyền Nam [1]. Tôi đã có mặt trong số đó và đã ghi lại cuộc đối thoại này. Tôi sẽ cố gắng diễn tả ở đây một cách hoàn hảo nhất sự phong phú của nội dung, đổng thời cũng giữ được nhịp điệu của cuộc trò chuyện, một nhịp điệu sống động và tự phát. Trong suốt buổi nói chuyện kéo dài ba tiếng đồng hồ, với nửa giờ nghỉ giải lao. Trong thời gian này, Đức Giáo Hoàng đích thân đến chào hỏi mỗi Bề Trên Tổng Quyền, để cùng với các Ngài dùng một tách trà /cafe trong bầu không khí thoải mái.
Thật ra, các Bề Trên chỉ xin một buổi gặp mặt ngắn gọn để trao đổi đôi lời chúc mừng, nhưng chính Đức Thánh Cha đã muốn dành cả buổi sáng cho cuộc nói chuyện này. Ngài quyết định không đọc một diễn văn nào, ngược lại chỉ nghe những đóng góp đã được chuẩn bị: ngài muốn có một buổi nói chuyện thẳng thắn và tự do, gồm những câu hỏi và câu trả lời.
9:25 Các nhiếp ảnh gia vừa thông báo Ngài sắp đến ngồi ở phòng Aula Nova, của Thượng Hội Đồng tại Vatican. Có khoảng 120 Bề Trên đang chờ đợi Ngài.
Tu si : những người tội lỗi và tiên tri
Sau khi được chào đón với môt tràng pháo tay, Đức Thánh Cha đã an toạ đúng 9:30 sáng. Ngài nhìn đồng hồ và tự khen mình "đúng giờ theo kiểu Thụy Sĩ. " Tất cả cười: thật ra, Đức Giáo Hoàng muốn chào mừng Frère Mauro Jöhri, Tổng Quyền của Anh Em Hèn Mọn nhánh Capuchin, quốc tịch Thụy Sĩ, và là người vừa được bầu làm phó chủ tịch của Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp.
Sau một vài lời chào mừng ngắn gọn của Cha Chủ Tịch, Cha Adolfo Nicolás, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, và Tổng Thư Ký, Cha David Glenday, Comboni, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn một cách thân ái và đơn sơ lời mời của các Bề Trên. Sau đó Ngài đã lắng nghe một số câu hỏi đầu tiên. Những câu hỏi tu sĩ đặt với Đức Giáo Hoàng liên quan đặc biệt về căn tính và sứ mệnh của người tu sĩ: "Người ta mong đợi gì nơi đời sống thánh hiến? Ngài đòi hỏi gì? Nếu Ngài ở vị trí của chúng con, Ngài sẽ hưởng ứng cách nào lời mời gọi đi đến « vùng ven » để sống Phúc Âm, sine glossa, sống Tin Mừng cách triệt để ? Ngài cảm thấy được kêu gọi để làm gì? " Hoặc là :" ngày hôm nay chúng con nên tập trung vào những điểm mạnh nào ? Cái gì là ưu tiên? ".
Đễ trả lời, trước hết, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Ngài cũng là một tu sĩ, và do đó Ngài cảm nghiệm được từ kinh nghiệm những vấn đề đang được đề cập [2]. Giáo Hoàng tu sĩ cuối cùng là Camaldule Gregory XVI, được bầu vào năm 1831. Tiếp theo đó, Đức Thánh Cha Phanxicô rõ ràng liên tưởng đến Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc nhở rằng : "Ngài đã nói rằng Giáo Hội được phát triển nhờ các chứng từ, chứ không phải bằng cách cải đạo. Cách làm chứng thực sự có sức mạnh thu hút luôn xuất phát từ môt thái độ vượt ra ngoài sự thông thường, đó là: sự rộng lượng, sự từ bỏ, sự hy sinh, lòng vị tha, để chăm sóc người khác. Đó chính là cách làm nhân chứng, cách "tử vì đạo" của đời sống tu trì. Đối với người dân, những tu sĩ này là một "tín hiệu cảnh báo".
Do đó "Giáo Hội phải thu hút. Và các anh em phải thức tỉnh thế giới đấy ! Các anh em phải là chứng nhân của một cách làm khác, một cách hành động khác, một cách sống khác! Chúng ta có thể sống một cách khác trong thế giới này. Chúng ta hãy nói về tầm nhìn cánh chung, hoặc nói về các giá trị của Nước Trời đang thể hiện ở đây trên trái đất này. Điều quan trọng là chúng ta nên rời bỏ tất cả mọi thứ để theo Chúa. Không, tôi không muốn nói “triệt để. ". “ triệt để” theo nghĩa của Tin Mừng không phải là đặc quyền của tu sĩ : đặc tính này đòi hỏi tất cả mọi người phải có. Như những tu sĩ theo Chúa một cách đặc biệt, theo phong cách một người ngôn sứ. Đìêu tôi mong đợi từ các anh em là chứng nhân. Những tu sĩ phải là những người nam nữ biết đánh thức thế giới. "
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nhắc lại nhiều lần những khái niệm vừa mới nêu lên, mỗi lần càng đi sâu hơn. Và quả thực, Ngài tiếp tục: "Các anh em thực sự phải là chứng tá cho một cách làm khác, một cách cư xử khác. Nhưng trong cuộc sống, thật khó để mọi chuyện được trong sáng, chính xác, bày diễn ra một cách rõ ràng. Cuộc sống phức tạp, nó bao gổm ân sủng và tội lỗi. Ai không phạm tội không phải là một con người. Tất cả chúng ta đều lầm lổi và chúng ta phải nhìn nhận điểm yếu của chúng ta. Khi một tu sĩ công nhận sự yếu ớt và lỗi lầm của minh, thì họ không đi ngược lại với chứng từ mà họ được mời gọi phải sống, nhưng trái lại, họ đang cũng cố chứng từ của họ, và đó là môt điều đem lại an ủi cho mọi người. Do đó, điều tôi mong đợi nơi các anh em, là làm chứng tá. Từ các tu sĩ, tôi ước mong họ sống chứng từ đặc biệt này. "
Tránh chủ nghĩa cực đoan và soi sáng tương lai
Để tiếp tục trả lời những câu hỏi đầu tiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở lại một trong những điểm quan trọng của tư tưởng của Ngài: "Tôi xác tín một điều: những thay đổi lớn của lịch sử được thực hiện khi thực tế đã được nhìn thấy, không từ « trung tâm », nhưng từ « vùng ven »(vòng đai ngoài). Nó là một vấn đề cổ : chúng ta chỉ hiểu được thực tế khi chúng ta đứng nhìn nó từ « bên ngoài », chứ không phải từ một vị trí trung tâm nhưng xa vời với tất cả mọi thực tế khác. Để thực sự hiểu thực tế, chúng ta cần phải di dời ra khỏi vị trí « trung tâm » yên tĩnh, an nhàn để đi về vòng đai. Đứng ở vòng ngoài giúp ta nhìn rõ hơn và hiểu đúng hơn, giúp ta phân tích thực tế chính xác hơn, tránh được cho chúng ta bị khép kín trong thái độ tập trung và cách tiếp cận thuần tính chủ gghĩa giáo điều.
Do đó "thật là vô ích khi chúng ta ở ngay giữa một hình cầu. Để hiểu rõ, chúng ta cần phải "di chuyển", nhìn thực tế từ nhiều quan điểm khác nhau [4]. Chúng ta phải học suy nghĩ. Tôi thường nhắc đến một lá thư của Cha Pedro Arrupe, Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Tên. Đó là một bức thư gửi cho các Trung tâm điều tra Xã hội (ICSW). Trong lá thư này, Cha Arrupe nói về sự nghèo đói và nói rằng chúng ta cần có thời gian để liên lạc mật thiết với người nghèo. Đối với tôi, đó là một điều thực sự quan trọng: chúng ta phải cảm nghiệm thực tế từ kinh nghiệm, dành thời gian để đi về vùng ven để thực sự biết thực tế và cuộc sống của người dân. Nếu điều này không xảy ra, thì chúng ta có nguy cơ sống trong trừu tượng, ý thức hệ hay chủ nghĩa cự đoan, và như vậy thì thật không lành mạnh chút nào [5]. "
Sau đó Đức Giáo Hoàng dừng lại trên một trường hợp cụ thể, việc tông đồ với các bạn trẻ: "Ai làm việc với những người trẻ tuổi không thể chỉ nói những điều được sắp đạt sẳn với cấu trúc như một hiệp ước, bởi những điều này không ích lợi gì cho người trẻ. Chúng ta cần một ngôn ngữ mới, một phương pháp mới để trình bày vấn đề. Hôm nay, Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta điều này: rời khỏi tổ ấm của chúng ta để được sai đi. Người phải sống sự hiến dâng của mình trong đời sống nội vi, thì người ấy vẫn có thể sống sự « dằn co nội tâm » nây trong lời cầu nguyện để Phúc âm được phát triển. Với người khác, chúng ta có thể chu toàn nhiệm vụ như Tin Mừng nói : « Hãy đi khắp thế gian loan báo Tin Mừng cho mọi loài tạo thọ tạo ( Mc 16, 15 ). Với chià khóa giải thích nây, là hướng về « vòng đai hiện sinh » hay « vòng đai địa lý » - chúng ta có thể thực hiện điều răn mà Phúc âm đã nói. Đây là cách cụ thể nhất để bắt chước Chúa Giêsu, Người đã đi đến tất cả các « vùng ven ». Chúa Giêsu đã thực sự đi đến với mọi người. Riêng tôi, tôi cảm thấy không lo lắng lắm phải đi đến các vùng ngoại ô, do đó, các anh em cũng không nên cảm thấy lo lắng khi phải liên hệ với bất cứ ai. "
Như vậy, ưu tiên của đời sống thánh hiến là gì? Đức Giáo Hoàng đã trả lời như sau : "tính ngôn sứ của
Nước Trời không thể thương lượng được. Chúng ta phải nhần mạnh điểm : chúng ta phải trở thành ngôn sứ chứ không phải chơi làm một ngôn sứ. Tất nhiên, ma quỷ sẽ cám dỗ chúng ta nhiều, ví dụ : giả là ngôn sứ, chơi trò làm ngôn sứ, hoặc chỉ giả bộ có thái độ mà thực chất không có. Nhưng chúng ta không thể chơi với những thứ đó. Bản thân mình, tôi thấy một số điều rất đáng buồn trong lĩnh vực này. Không, người tu sĩ là những người đàn ông, đàn bà thắp sáng tương lai. "
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong cuộc phỏng vấn của mình với Civilta Cattolica, đã tuyên bố rõ ràng rằng các tu sĩ được mời gọi sống một cuộc sống ngôn sứ. Đặc điểm của những người tu sĩ là làm ngôn sứ, nghĩa là làm chứng về cách Chúa Giêsu đã sống trên trái đất này, và để công bố vương triều của Thiên Chúa thật là hoàn hảo như thế nào. Một người tu sĩ không bao giờ từ bỏ thái độ ngôn sứ. [... ] Hãy ghi nhớ những gì các bậc thánh, như các đan sĩ, những tu sĩ nam nữ đã làm từ Cha thánh Antoine. Làm ngôn sứ, đôi khi có nghĩa là làm ruido [6], tôi không biết làm thế nào để diễn tả... Những ngôn sứ thường gây ồn ào (ruido), thậm chí làm « rùm beng » (pagaille). Đặc sắc của tính ngôn sứ là trở thành men trong bột : lời ngôn sứ tiên báo tinh thần của Tin Mừng... [7] "
Vậy, làm thế nào để trở thành ngôn sứ mà vẫn sống được đoàn sủng độc đáo của riêng mình ? Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta phải "củng cố tính thể chế ( institutionel) trong đời sống thánh hiến và không nhầm lẫn giữa tu hội với sứ vụ tông đồ. Vế thứ nhất tồn tại. Vế thứ hai sẽ qua di. Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa Hội dòng /Tu hội (institut) với việc tông đồ. Hội Dòng/Tu hội thì sáng tạo, luôn luôn tìm kiếm những con đường mới. Còn những vòng đai có thể thay đổi, và chúng ta có thể kê ra cả một danh sách luôn luôn khác nhau. "
"Đoàn sủng không phải là một chai nước loãng :
Những câu hỏi sau đó tập trung vào chủ đề ơn gọi. Địa lý nhân văn của Giáo Hội, cũng có nghĩa là những tu hội, các hội dòng trải nghiệm một sự thay đổi trong chiều sâu. Ơn gọi ở Châu Phi và Châu Á đang gia tăng, và họ chiếm đa số trong tổng số. Tất cả điều này đặt ra những thách thức nghiêm túc: sự hội nhập văn hóa của đoàn sủng, việc biện phân ơn gọi và sự tuyển chọn các ứng cử viên, những thách thức của việc đối thoại liên tôn, sự đại diện cân bằng hơn trong những cơ cấu quản trị của các tu hội và, nói chung, trong cấu trúc của Giáo Hội. Các Bề Trên mong được Đức Giáo Hoàng hướng dẫn trước tình trạng này.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Ngài cũng ý thức rằng địa lý của đời sống thánh hiến đã thay đổi rât nhiều và Ngài nói rằng "bất cứ nền văn hóa nào đều có khả năng được Chúa mời gọi, vì Chúa có quyền tự do khuyến khích ơn kêu gọi ở nơi nầy hay nơi khác. Chúa muốn nói gì với ta khi Ngài gửi đến cho chúng ta những ơn gọi đến từ những Giáo Hội trẻ hơn ? Tôi không biết phải trả lời sao. Nhưng tôi tự hỏi vậy chúng ta cũng phải tự hỏi như vậy nữa. Trong tất cả điều này, Chúa có một ý muốn của Ngài. Có những Giáo Hội đem đến những loại trái cây mới. Có lẽ trước đây họ không được phong phú lắm, nhưng ngày nay, thì ngược lại. Sự kiện này đương nhiên đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lại về sự hội nhập của đoàn sủng. Đoàn sủng thì duy nhất, nhưng như Thánh Ignatius đã nói, chúng ta phải sống đoàn sủng tùy theo nơi chốn, thời gian và con người. Đoàn sủng không là một chai nước loãng. Phải sống đoàn sủng với nhiều nghị lực, đọc lại nó từ góc độ văn hóa. Nhưng anh em có thể nói là chúng tôi có thể lầm lẫn, phạm những sai lầm. Đúng là hơi liều. Vâng, vâng : chúng ta luôn luôn vẫn sẽ phạm sai lầm, đó là môt điều chắc chắn. Nhưng điều này không ngăn chận chúng ta, bởi vì lúc đó nguy cơ làm sai sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Thật ra, chúng ta phải luôn xin lổi nhau và xấu hổ về những thất bại tông đồ vì thiếu can đảm. Ví dụ, chúng ta nên nhớ lại những linh hứng đầu tiên của Matteo Ricci mà những người đương thời của ngài đã bác bỏ [8]. "
Đức Thánh Cha tiếp tục, : « Tôi không nói về sự thích nghi theo phong tục dân gian, nhưng đây là vấn đề về cách thức suy nghĩ. Ví dụ, có những dân tộc suy nghĩ một cách cụ thể nhiều hơn là trừu tượng, hoặc ít nhất suy nghĩ một cách trừu tượng khác với kiểu trừu tượng của Phương Tây. Chính bản thân tôi, với tư cách một người Bề Trên Giám Tỉnh của dòng Tên ở Argentina, tôi đã cảm nghiệm sự khác biệt này. Tôi còn nhớ chúng tôi đã trải qua biết bao khó khăn để đối thoại, ngay cả trên những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, với một người anh em linh mục dòng Tên đến từ vùng của những người Guaranis. Những người này đã phát triển một suy nghĩ rất thực tế. Chúng ta phải sống với lòng dũng cảm và đương đầu với những thách thức này, ngay với các chủ đề quan trọng. Nói tóm lại, ta không thể đào tạo một người để trở thành tu sĩ mà không lưu tâm đến cuộc sống của anh ta, kinh nghiệm của anh ấy, tâm lý và bối cảnh văn hóa của anh ấy. Đó là con đường. Đây là những gì các tu sĩ truyền giáo vĩ đại đã làm. Tôi nghĩ đến những cuộc phiêu lưu phi thường của Cha Dòng Tên Segundo Llorente, người Tây Ban Nha. Ngài là môt nhà truyền giáo kiên cường và chiêm niệm ở Alaska, không chỉ học ngôn ngữ địa phương mà còn tìm hiểu cách suy nghĩ cụ thể của những người dân [9]. Hội nhập đoàn sủng là điều cơ bản, nhưng không bao giờ có nghĩa là tương đối hóa đoàn sủng. Chúng ta không được làm cho đoàn sủng ra cứng đờ và đồng đều theo một kiểu mẩu. Khi chúng ta đồng chuẩn hóa tất cả các nền văn hóa, thì chúng ta cũng giết chết đoàn sủng luôn". Đức Thánh Cha kết luận một cách cương quyết, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đặt để trong hàng ngũ lãnh đạo của Trung Ương các dòng và các tu đoàn những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, nơi đó thể hiện nhiều cách sống đặc sủng khác nhau".
Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn ý thức được có những nguy cơ, ngay cả trong việc tuyển chọn ơn gọi của những Giáo hội trẻ. Nhân dịp này, Ngài cũng nhắc lại, trong năm 1994, trong bối cảnh của Thượng Hội Đồng Thường Niên Về Sứ mệnh và Đời Sống Thánh Hiến, các Giám mục Phi Luật Tân đã lên án việc "buôn bán những tập sinh », để nói rằng nhiều nước ngoài đã đổ xô đến lập dòng trên đảo, nhằm cung cấp ơn gọi cho các nước Châu Âu. «Chúng ta phải chú ý đến những loại tình huống này », Đức Giáo Hoàng nói.
Sau đó, Ngài cũng đề cập đến ơn gọi của các thầy, và nói chung, ơn gọi của các tu sĩ không là linh mục. Ngài lấy làm tiếc rằng ngày nay chúng ta cũng chưa phát triển được một ý thức hệ nào về ơn gọi đặc biệt này. Ngài đề cập đến một tài liệu liên quan đến ơn gọi mà chưa bao giờ được đăng. Chúng ta nên trở lại tài liệu này để phân tích nó, nhằm tiếp tục suy nghĩ trên vấn đề một cách thíết thực hơn. Lúc đó, Đức Giáo Hoàng quay mặt nhìn Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Trưởng của Thánh Bộ các Hội Dòng và Tu Hội Tông Đồ / Đời Sống Thánh Hiến, và thư ký của Thánh Bộ, Đức Tổng Giám Mục José và nói rằng : «Tôi không thực sự tin rằng cuộc khủng hoảng ơn gọi của những tu sĩ không làm linh mục là một dấu chỉ của thời đại để nói rằng loại ơn gọi này không còn. Đúng hơn, chúng ta phải tìm hiểu những gì Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta. Để trả lời một câu hỏi về vấn đề những tu sĩ- thầy làm Bề Trên trong những Hội Dòng Giáo sĩ, Đức Thánh Cha trả lời rằng vấn đề liên quan đến khía cạnh giáo luật cần phải được giải quyết ở cấp độ này.
Đào tạo là một tác phẩm có tính thủ công, không phải là nghề cảnh sát
Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lắng nghe một số câu hỏi về chủ đề đào tạo. Ngài trả lời ngay, đưa ra một số chỉ dẫn vê những ưu tiên: "Đào tạo những ứng viên là một vấn đề cơ bản. Có bốn cột trụ trong việc đào tạo : tâm linh, trí tuệ, cộng đồng và tông đồ. Ảo ảnh mà chúng ta phải diệt trừ là hình ảnh về đời sống tu trì được xem như một nơi ẩn náu hoặc để được an ủi trước một thế giới "bên ngoài" khó khăn và phức tạp. Bốn cột trụ đó phải tương tác lẫn nhau ngay từ ngày đầu tiên bước vào tập viện, chứ không được cấu trúc riêng rẻ từng phần một. Phải có sự tương tác giữa nhau. "
Đức Giáo Hoàng ý thức được rằng, ngày hôm nay vấn đề đào tạo là một vấn đề không dễ dàng đề cập "Các nền văn hóa hiện nay phong phú và đem lại nhiều xung đột cho thời đại của chúng ta hơn cách đây vài năm. Văn hóa của chúng ta - thời trước - đơn giản và trật tự hơn. Ngày nay, hội nhập văn hóa đòi hỏi một thái độ khác. Ví dụ: chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách cấm làm điều này hay điều kia. Phải có rất nhiều cuộc đối thoại, trao đổi. Với một số nhà đào tạo, để tránh gặp vấn đề, một số bạn trẻ cắn răng, cố gắng không phạm sai lầm gì rõ ràng, chấp hành tốt, mặt mày tỏ vẻ tươi cười, chờ đợi một ngày nào được nghe nói, "Vâng, bạn đã hoàn thành việc đào tạo của bạn. " Đó là thứ đạo đức giả và là kết quả của chủ nghĩa giáo sĩ, một trong những cái tai họa khủng khiếp nhất. Tôi đã nói với các giám mục của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) vào mùa hè này, tại Rio de Janeiro «Chúng ta phải vượt qua xu hướng giáo sĩ này trong những nhà đào tạo và trong các chủng viện ». Có thể tóm tắt xu hướng này qua một lời khuyên mà tôi đã nhận được thời tôi còn trẻ : "Nếu bạn muốn tiếp tục, hãy suy nghĩ rõ ràng và hãy nói cách lờ mờ ». Rõ ràng, đó là một lời mời sống giả dối. Bằng mọi giá chúng ta phải tránh điều này ". Thực ra, tại Rio, Ngài đã định hình được tính giáo sĩ là một trong những nguyên nhân của sự " thiếu trưởng thành và tự do Kitô giáo"của dân Chúa [10].
Như vậy, "nếu chủng viện quá lớn, thì chúng ta phải chia ra thành nhiều cộng đoàn với những người đào tạo có khả năng đồng hành thực sự với những người này. Đối thoại phải nghiêm túc, không sợ hãi, chân thành. Và chúng ta phải thực sự nhận xét rằng ngôn ngữ của những người trẻ tuổi đang được đào tạo hiện nay rất khác với ngôn ngữ của những người đã đi trước: chúng ta đang sống một sự chuyển đổi thời kỳ. Việc đào tạo là một tác phẩm có tính thủ công, không phải một nghề cảnh sát. Chúng ta cần phải đào tạo con tim. Nếu không, chúng ta đào tạo những con quái vật nhỏ. Và sau đó những con quái vật nhỏ này sẽ đào tạo dân Thiên Chúa ! Ý nghĩ nầy làm tôi nổi da gà.
Đức Giáo Hoàng sau đó nhấn mạnh rằng đào tạo không chỉ nhắm tới sự phát triển cá nhân, mà còn phải nhắm tới mục đích cuối cùng của nó : dân của Thiên Chúa. Khi đào tạo họ, chúng ta phải nghĩ về những người mà họ sẽ được gửi đến sau này : "Chúng ta phải luôn nghĩ đến các tín hữu, đến dân tộc trung thành của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải đào tạo những con người làm chứng, cần sự phục sinh của Chúa Giêsu. Người đào tạo phải nghĩ rằng những người được đào tạo sẽ được yêu cầu chăm sóc dân của Thiên Chúa. Trong bối cảnh này, chúng ta phải luôn nghĩ về dân Thiên Chúa. Chúng ta hãy thử nghĩ đến những người tu sĩ có trái tim chua chát như dấm : họ không được ơn gọi làm việc cho dân TC. Nói tóm lại, chúng ta không nên đào tạo những người nhân viên quản trị, những nhà quản lý, mà đào tạo người cha, người anh em, người đồng hành. "
Cuố cùng Đức Thánh Cha Phanxicô, muốn làm nổi bật môt nguy cơ khác: "Nếu vì gặp phải vấn đề trong lúc đào tạo hay vì những lý do nghiêm trọng, một người trẻ bị yêu cầu rời khỏi một tu viện nhung sau đó được chấp nhận vào một chủng viện, thì đây qủa là một vấn đề lớn. Tôi không nói về những người tu nhìn nhận mình là những kẻ tội lỗi - ai trong chúng ta cũng đều là tội nhân - nhưng mặt khác, không phải tất cả chúng ta đều là hư hỏng. Chúng ta chấp nhận người có tội, nhưng chúng ta không chấp nhận người hư hỏng ". Và đây, Đức Thánh Cha nhắc lại quyết định lớn của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong viêc đối phó với những trường hợp lạm dụng : « điều đó phải làm gương cho chúng ta, để chúng ta có can đảm nhìn viêc đào tạo cá nhân như một thách thức nghiêm túc, và luôn nghĩ đến người dân của Thiên Chúa. "
Sống tình huynh đệ bằng cách " vuốt ve các xung độ t"
Thượng Hội Đồng với chủ đề Tân Phúc Âm Hoá mời gọi tu sĩ làm chứng về sức mạnh của tính nhân văn trong Tin Mừng qua đời sống huynh đệ. Từ lời gọi này, một số câu hỏi được gởi đến Đức Giáo Hoàng về đời sống huynh đệ của các tu sĩ : "Làm thế nào để dung hoà những cam kết của nhiệm vụ thừa sai và của đời sống cộng đoàn ? Làm thế nào để chống lại xu hướng chủ nghĩa cá nhân? Làm thế nào để cư xử với anh em gặp khó khăn, với những người đang sống hoặc tạo ra sự xung đột? Làm thế nào để kết hợp công lý và lòng thương xót khi đối mặt với những trường hợp khó khăn? "
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng ngày hôm trước Ngài đã được Bề Trên của Taizé, Thầy Alois, đến thăm : "Tại Taizé, có tu sĩ Công giáo, Calvin, Luther... tất cả thực sự sống một đời sống tình huynh đệ. Họ quả là môt trung tâm tông đồ thực sự ấn tượng đối với giới trẻ. Tình anh em có một sức lôi cuốn rất lớn. Ngược lại, những bệnh hoạn ảnh hưởng đến tình anh em, cũng có một sức mạnh rất phá hoại. Nhung cám dỗ trong tình huynh đệ là những cản trở lớn nhất trong hành trình đời sống thánh hiến. Xu hướng cá nhân chẳng qua là một cách để tránh đau khổ khi sống tình huynh đệ. Thánh Gioan Berchmans [11] nói rằng, đối với thánh nhân, sự đền tội lớn nhất chính là sống đời sống cộng đoàn. Đôi khi rất khó để sống tình huynh đệ, nhưng nếu bạn không sống, thì bạn không phải là mãnh đất phì nhiêu. Công việc, ngay cả công việc "tông đồ", cũng có thể trở thành một cách trốn tránh đời sống huynh đệ. Nếu một người không sống được tình huynh đệ, thì người ấy cũng không thể sống đời sống tu trì. "
Đức Thánh Cha tiếp tục "Tình huynh đệ giữa người tu sĩ, ngay cả với tất cả các sự khác biệt, là một kinh nghiệm của tình yêu vượt lên trên mọi xung đột. Xung đột trong cộng đoàn là không thể tránh khỏi: một cách nào đó, phải xảy ra, nếu cộng đoàn thực sự sống các mối quan hệ một cách chân thành và trung thành. Đó là cuộc sống. Mơ ước về một cộng đoàn nơi đó anh em không gặp khó khăn là vô lý, và không phải là tốt. Nếu trong một cộng đoàn, không có sự đau khổ vì những xung đột, thì phải nói nơi đó còn thiếu một cái gì. Thực tế cho biêt là trong tất cả các gia đình và trong tất cả các nhóm, đều có sự xung đột. Và chung ta phải chấp nhận những cuộc xung đột đó : không nên nhắm mắt làm ngơ như không có. Nếu chúng ta che dấu nó, nó tạo ra áp lực và sau đó nó sẽ phát nổ. Một cuộc sống không có xung đột, không phải là cuộc sống nữa. "
Được- mất là vấn đề. Chúng ta biết rằng một trong những nguyên tắc cơ bản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là "thống nhất tốt hơn xung đột. " Những gì Ngài nói với tu sĩ phải được hiểu dưới ánh sáng của Evangelii Gaudium (số 226-230), nơi mà chúng ta được mời gọi "chấp nhận chịu đựng cuộc xung đột, giải quyết và biến nó thành một móc xích của một quy trình mới... " (số 227). Nên nhớ rằng đối với Bergoglio, tăng trưởng cá nhân không bao giờ là một thành tích đơn thuần, nhưng là môt thành tích tập thể, cộng đồng [12]. Với ý nghĩa này, cuộc xung đột có thể, và thậm chí phải tiến triển trong một quá trình trưởng thành.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, chúng ta phải đồng hành với cuộc xung đột: "Chúng ta không bao giờ được hành động như linh mục hay thầy Lê-vi trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu ; họ chỉ đi qua đường. Nhưng phải làm sao ? » Đức Giáo Hoàng nói : «Tôi còn nhớ câu chuyện của một thanh niên 22 tuổi. Anh ấy đang trải qua môt cuộc khủng hoảng trầm cảm. Đây tôi không nói về một tu sĩ, nhưng về một người thanh niên trẻ tuổi. Anh ta đang sống với mẹ là một người góa phụ làm nghề giặt quần áo cho những gia đình khá giả. Anh này không đi làm nữa và sống trong sương mù của rượu chè. Mẹ anh không thể làm được điều gì khác hơn là : mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi nhà, bà nhìn anh một cách vô cùng dịu dàng. Cậu thanh niên này, ngày hôm nay, đã trở thành một nhân vật quan trọng : cặp mắt dịu dàng của mẹ, cuối cùng, đã làm người con trai rung dộng, và anh ấy đã vượt qua cơn khủng hoảng này. Các bạn hãy nhớ lại về sự dịu dàng của Thánh Phanxicô. Sự dịu dàng giúp vượt qua được các xung đột. Và nếu đó vẫn là chưa đủ, thì có lẽ sau đó nên thay đổi cộng đoàn. "
Đức Giáo Hoàng nói "Đúng là đôi khi chúng ta tàn nhẫn với nhau. Chúng ta thường sống sự cám dỗ là chỉ trích, để thoả lòng riêng tư của mình hoặc để gây ra lợi ích cá nhân. Đôi khi cuộc khủng hoảng trong tình huynh đệ là do sự yêu ớt của bản tính, và trong trường hợp này, cần thiết tìm đến sự giúp đỡ của một người chuyên nghiệp, một nhà tâm lý học. Đừng sợ hành động như vậy ; không nên lo sợ sẽ nhất thiết rơi vào chủ nghĩa tâm lý. Nhưng chúng ta không bao giờ, không bao giờ, được hành động như một nhà quản lý trước sự xung đột của một bạn trẻ. Chúng ta phải để con tim xen vào "
"Tình huynh đệ là một cái gì đó rất tinh tế. Trong bài thánh ca của Kinh Chiều I Lễ trọng kính Thánh Giuse nước Argentina, chúng ta xin vị thánh này bảo vệ Giáo Hội với ternura eucaristi nghĩa là sự dịu hiền của Thánh Thể, n [13]. " Vâng, đó là cách cư xử với anh em : với sự trìu mến của Thánh Thể. Phải vuốt ve xung đột. Tôi nghĩ đến một lần Giáo Hoàng Phaolô VI nhận được thư của một đứa trẻ với nhiều hình vẽ. Phaolô VI nói, trên một bàn làm việc với nhiều lá thơ chứa đầy vấn đề khó khăn, thì sự xuất hiện của một bức thư loại này làm cho Ngài cảm thấy khỏe khoắn. Sự trìu mến làm ta thấy nhẹ nhàng. Sự trìu mến Thánh Thể không che giấu cuộc xung đột, nhưng giúp chúng ta đương đầu với nó như những người trưởng thành ".
Các mối quan hệ qua-lại giữa tu sĩ và Giáo hội địa phương
Sau đó các Bề Trên Tổng Quyền đặt ra với Đức Giáo Hoàng một số câu hỏi về sự tháp nhập của các cộng đoàn tu sĩ trong những Giáo hội địa phương và mối quan hệ với các giám mục: làm thế nào để các đặc sủng của các Hội dòng khác nhau được tôn trọng và phát huy vì lợi ích của Giáo Hội địa phương ? Làm thế nào để cổ võ sự hiệp thông giữa các đặc sủng và các hình thức khác nhau của đời sống Kitô hữu, nhằm nâng cao sự tăng trưởng của mọi người và phát triển tốt hơn sứ vụ truyền giáo ?
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết từ nhiều năm qua, đã có yêu cầu xem xét lại các tiêu chuẩn hướng dẫn mối quan hệ trong Giáo Hội giữa các giám mục và tu sĩ. Những tiêu chuẩn này đã được thảo ra vào năm 1978 bởi Bộ Tu Sĩ và Bộ các Giám Mục ( Mutuae relationes ). Đức Giáo Hoàng đồng ý rằng đã đến lúc phải làm việc này, bởi vì "tài liệu này đáp ứng một thời đại nào đó nhưng nay không còn phù hợp nữa. Các đặc sủng của các Hội Dòng khác nhau phải được tôn trọng và phát huy bởi vì chúng ta cần đưa các Hội Dòng này vào trong giáo phận. Ngài nói tiếp : « Kinh nghiệm cho tôi biết rằng có những vấn đề có thể phát sinh giữa giám mục và các cộng đoàn tu sĩ. ". Ví dụ, nếu một ngày kia các tu sĩ quyết định rời bỏ công trình vì lý do thiếu người, thì Đức Giám mục thường bị bất ngờ phải tự xoay sở ( như phải cầm trong tay môt « củ khoai tây nóng »). Riêng tôi, tôi đã sống những kinh nghiệm khó khăn theo kiểu này. Người ta cho tôi biết rằng tu sĩ của một Hôi dòng đó sẽ phải rời bỏ công trình của họ và tôi không biết phải làm gì. Môt lần kia, tôi chỉ được thông báo khi mọi chuyện đã xong. Nhưng tôi cũng có thể kể những kinh nghiệm khác ngược lại rất tích cực. Nói tóm lại, tôi đã có gặp những vấn đề đó, nhưng tôi cũng biết rằng không phải lúc nào các giám mục cũng biết rành rẽ về các đặc sủng và các công trình của tu sĩ. Chúng tôi, các giám mục, chúng ta phải hiểu rằng những người thánh hiến không phải là một vật liệu cấp cứu, nhưng là những đặc sủng giúp phong phú hoá các giáo phận. Sự tháp nhận của các cộng đoàn tu sĩ trong lòng giáo phận là một điều quan trọng. Chúng ta phải bảo toàn việc đối thoại giữa các giám mục và tu sĩ để tránh việc các giám mục đơn thuần xem các tu sỉ như những công cụ hữu ích mà thôi, chỉ vì không hiểu biết về đặc sủng của họ ». Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã giao cho Bộ Tu Sĩ trách nhiệm tiếp tục suy nghĩ và sửa đổi tài liệu Mutuae relationes.
Các ranh giới của sứ vụ : vấn đề loại trừ (bên lề ) / văn hóa và giáo dục
Những câu hỏi cuối cùng liên quan đến ranh giới của sứ vụ của những người thánh hiến. Đức Giáo Hoàng đã thường nói về "đi ra ngoài" ; "đi" và "ranh giới ". Do đó, các Bề Trên Tổng Quyền hỏi Ngài họ phải ra đi về những ranh giới nào ; cái nhìn của Ngài về sự hiện diện của đời sống thánh hiến trong «thực tế loại trừ » mà chúng ta thấy trong thế giới của chúng ta ? Nhiều Hội dòng có sứ vụ giáo dục : cái nhìn của Ngài về cách phục vụ này ? Ngài nghĩ gì với những tu sĩ tham gia vào lĩnh vực này?".
Trước hết, Đức Giáo Hoàng nói rằng chắc chắn có những ranh giới địa lý, và chúng ta phải sẵn sàng di chuyển. Nhưng vẫn còn có những ranh giới « tượng trưng », mà không ai ấn định trước được và cũng không như nhau đối với mọi người, « nhưng phải tìm kiếm dựa trên các nền tảng đặc sủng của mỗi Hội dòng. Vì vậy, chúng ta phải nhận định tất cả tùy theo từng đặc sủng riêng biệt. Hẳn là những thực tế loại trừ vẫn là vấn đề ưu tiên, cần được phân định. Tiêu chuẩn đầu tiên là trong những thực tế loại trừ và đứng bên lề xã hội này, phải gởi đến những người tốt nhất, tài năng nhất. Đây là những tình huống với nhiều nguy cơ lớn hơn, đòi hỏi lòng can đảm với rất nhiều lời cầu nguyện. Và bề trên phải đồng hành với những người tham gia vào công việc này. Đức Giáo Hoàng nhắc lại "Luôn luôn chúng ta có nguy cơ bị mắc vào cạm bẫy của sự phấn khởi thúc đẩy gửi những tu sĩ đầy thiện ý, nhưng lại không thích nghi được với hoàn cảnh này. Trong những tình huống phải gởi họ đến những vùng bên lề này thì không nên lấy một quyết định nào mà trước đó không đảm bảo được đã có sự phân định và môt lối đồng hành phù hợp.
Ngoài thách thức này (của việc đứng bên lề, ) Đức Thánh Cha còn nêu ra hai thách thức quan trọng khác : đó là thách thức văn hóa và giáo dục trong các trường học và đại học. Trong lĩnh vực này, những người sống đời thánh hiến có thể cống hiến một cách tuyệt vời. Ngài nhớ lại: " Khi các cha của Civilta Cattolica đến gặp tôi, tôi nói với họ về ranh giới của tư duy, thứ tư duy độc đáo và yếu kém. Tôi đã tha thiết đề nghị họ những ranh giới này. Tương tự như vậy, Tổng Viện Trưởng của dòng Salêdiêng, biết là, đối với họ, tất cả mọi chuyện bắt đầu từ một giấc mơ đem nền giáo dục tới vùng biên giới. Đó là giấc mơ của Don Bosco đã đẩy những tu sĩ của Hội Dòng Salêdiêng đến các vùng có tính giáo dục của Patagonia. Chúng ta có thể nêu ra nhiều ví dụ khác. "
Đối với Đức Giáo Hoàng, những cột trụ của giáo dục là "truyền đạt kiến thức, truyền đạt cách làm, truyền đạt các giá trị. Đức tin được truyền đạt thông qua các cột trù này. Các nhà giáo dục phải cùng tầm vóc với những người họ đang giáo dục. Họ phải tự hỏi làm thế nào để loan báo Chúa Kitô với một thế hệ đang thay đổi ". Sau đó, Ngài nhấn mạnh: " Nhiệm vụ giáo dục ngày nay là một nhiệm vụ quan trọng, then chốt ! then chốt ! then chốt !". Rồi Ngài kể lại một số kinh nghiệm của mình tại Buenos Aires về việc chuẩn bị rất cần thiết để tiếp đón và giáo dục những trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên đang sống những tình huống phức tạp, đặc biệt là trong gia đình: " Tôi nhớ trường hợp của một cô gái rất buồn, cuối cùng đã thổ lộ với cô giáo, lý do về tình trạng của cô : "người bạn trai của mẹ tôi không thích tôi. " Tỷ lệ những người trẻ tuổi tại các trường mà có cha mẹ ly thân rất cao. Tình huống mà ngày nay chúng ta đang sống đem lại những thách thức rất mới, mà đôi khi khó hiểu cho chúng ta. Làm thế nào để loan báo Chúa Kitô cho những thanh niên nam nữ này ? Làm thế nào để loan báo Chúa Kitô cho một thế hệ đang thay đổi ? Chúng ta phải cẩn thận đừng ban bố cho giới trẻ một liều thuốc ngừa chống lại đúc tin. [14]. "
Vào khoảng 12’30, sau ba tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha nói rằng Ngài rât tiếc phải chấm dứt cuộc trò chuyện này: "dành những câu hỏi khác cho lần tới ", Ngài vừa nói vừa mỉm cười. Ngài nói rằng ông nha sĩ đang chờ Ngài. Trước khi chào tạm biệt các Bề Trên Tổng Quyền, Ngài có một thông báo : “năm 2015 sẽ là một năm dành riêng cho đời sống thánh hiến". Những lời này đã được chào đón với tràng pháo tay kéo dài. Giáo hoàng nhìn Tổng Trưởng và Thư Ký của Bộ Tu Sĩ và các Hiệp Hội Tu Đoàn -Tu Hội mỉm cười và nói, "đó là lỗi của 2 vị này, vì đó là một trong những đề xuất của các vị : khi hai người này gặp nhau, họ rất nguy hiểm ! ", làm cho mọi người cười rộ lên.
Rời khỏi phòng, Đức Giáo Hoàng nói: "Cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn về hành vi đức tin mà các bạn đã có trong cuộc họp này. Cảm ơn các bạn vì những gì các bạn làm, vì tinh thần đức tin và sự tìm tòi cách phục vụ của các bạn. Cảm ơn các bạn đã làm chứng tá, Cảm ơn các bạn vì những vị tử đạo mà các bạn tiếp tục cung cấp cho Giáo Hội, cảm ơn các bạn vì những sự sỉ nhục mà các bạn phải trải qua: đây là con đường Thánh Giá. Cảm ơn các bạn hết lòng".
Văn bản gốc: "Svegliate il mondo! ". Colloquio di Papa Francesco con tôi Superiori Generali. Antonio Spadaro SI © 2014 Civilta Cattolica tôi 3-17.
Bản dịch Pháp ngữ: Nicolas Steeves sj.
Chuyễn ngữ : Nt. Trần Thị Quỳnh Giao - FMM
[1] Đai Hội nhóm họp từ ngày 27 - 29 tháng 11 tại Salesianum ở Rome. Cuộc họp này là một cuộc họp gặp gỡ xoay quanh ba kinh nghiệm đã hướng dẫn các suy luận. Cha Hervé Janson thuộc Hội Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, Little Brothers của Chúa Giêsu, đã nói về "ánh sáng giúp tôi sống dịch vụ này để anh em của tôi và làm thế nào Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hỗ trợ niềm hy vọng của tôi. "Anh Mauro Jöhri Dòng Capuchinô giải thích" làm thế nào Đức Giáo Hoàng Phanxicô truyền cảm hứng cho tôi và cung cấp cho tôi những thách thức trong việc phục vụ các linh hoạt Hội Dòng của tôi. " Cuối cùng, Cha Kulücke Hainz, Hội Lời Chúa, dừng lại trên “về việc lãnh đạo nội bộ của một Hội Dòng truyền giáo trong bối cảnh quốc tế và liên văn hóa dưới ánh sáng của gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. "
[2] Chúng ta hãy nhớ lại rằng khi JM Bergorio... là Giám Tỉnh của tỉnh dòng Argentina, đã xuất bản Meditaciones religiosos para, Ediciones Diego Torres, năm 1982, một cuốn sách thu thập một loạt suy tư rõ ràng cống hiến cho những người bạn để hiểu được một số chủ đề chính mà Bergoglio sau đó sẽ triển khai.
[3] Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong bài giảngThánh Lễ khai mạc của Hội nghị lần thứ năm của các giám mục châu Mỹ La tinh và vùng Caribê tổ chức tại Shrine của Aparecida (13 tháng 5 năm 2007). Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường lấy lại khái niệm này của vị tiền nhiệm của mình. Ngài đã lấy lại trong bài nói chuyện của Thánh Martha trên 01 tháng 10, thêm rằng : "Khi người ta, các dân tộc, thấy chứng từ khiêm tốn, dịu hiền, lòng nhân hậu, thì họ cảm thấy nhu cầu mà ngôn sứ Zechariah :"Chúng tôi muốn đến với bạn!". Khi người ta cảm nghiệm nhu cầu trước một chứng từ Bác ái khiêm nhu, không kiêu căng và sẵn sàng thần phục và phục vụ ». "Chúng ta tìm thấy lại đây câu trích dẫn trong bài phát biểu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI Phanxicô ngày 04 tháng 10, trong chuyến thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Rufino tại Assisi, và cũng trong Gaudium Tông huấn Evangelii (số 14).
[4] Xem JM Bergoglio, Nel cuore dell'uomo. Tưởng e impegno, Milan, Bompiani, 2013, p. 23, Giáo Hội Đức Thánh Cha Phanxicô Tôi hy vọng. Cuộc trò chuyện với Cha Antonio Spadaro, Flammarion / nghiên cứu, năm 2013, p. 94 và s.
[5] Đức Giáo Hoàng bày tỏ niềm tin François này trong Evangelii Gaudium khi Ngài viết: "Mô hình này không phải là hình cầu, mà không phải là lớn hơn các phần khác, trong đó mỗi điểm là khoảng cách bằng nhau từ trung tâm và nơi đó không có sự khác biệt giữa một điểm này.
với một điểm kia. Mô hình này là sự đa diện, phản ánh sự hội tụ của tất cả các yếu tố một phần trong anh giữ lại tính độc đáo của họ. "(Số 236)
[6] từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "tiếng ồn".
[7] Giáo Hội mà tôi mong muốn, p. 74.
[8] Sự hiểu lầm là do sự kiện, trong sứ vụ truyền giáo quá khứ của mình, các linh mục dòng Tên đã tìm cách thích nghi với việc loan báo Tin Mừng cho các nền văn hóa và các việc sùng bái địa phương. Nhưng điều này đã gây ra mối lo âu, và trong Giáo Hội, đã dấy lên nhiều tiếng nói trái ngược với tinh thần trước một thái độ như vậy, như thể nó gây ô nhiễm sứ điệp Kitô giáo. Những suy tư, những quan điểm Ngôn Sứ đã không chấp nhận vào thời đó bởi nó vượt quá hiểu biết bình thường của các sự kiện.
[9] Cha P. Segundo Llorente (Mansilla Thị trưởng, León, Tây Ban Nha, ngày 19 Tháng Mười Một 1906 - Spokane, Washington, Hoa Kỳ, 26 tháng 1 năm 1989), Dòng Tên, đã dành hơn bốn mươi năm như một nhà truyền giáo tại Alaska. Ông là đại diện ở Hội nghị Hoa Kỳ của tiểu bang Alaska, được coi là người đồng sáng lập. Ông được chôn cất tại một nghĩa trang Ấn Độ ở De Smet, Idaho, chỉ dành cho người Mỹ Ấn Độ bản địa. Năm 29 tuổi, khi đến Akulurak, khó khăn đầu tiên của ông là không chỉ để tìm hiểu người Eskimo, nhưng để nói về Thiên Chúa cho những người có một cách suy nghĩ hoàn toàn khác so với châu Âu. Ông đã viết 12 quyển sách về kinh nghiệm truyền giáo của mình.
[10] JM Bergoglio, phát biểu tại cuộc họp với các Giám Mục phụ trách Hội đồng Giám mục châu Mỹ La Tinh (CELAM), nhân dịp cuộc họp điều phối chung tại Trung tâm nghiên cứu của Sumaré, Rio de Janeiro, ngày 28 tháng 7 năm 2013
[11] John Berchmans (Diest, Bỉ, ngày 12 tháng 3 năm 1599 - Roma, August 13, 1621) là một linh mục dòng Tên, và được phong thánh bởi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1888. Ngày 24 tháng 9 năm 1618, Thánh nhân đã tuyên khấn lần đầu trong dòng Tên vào năm 1619 ông đã được gửi đến Rome để hoàn thành các nghiên cứu về triết học tại Đại học La Mã. Tại đó bị bệnh, Thánh nhân qua đời chỉ sau hai năm, Ngày 13 tháng 8 năm 1621. Đúng với phương châm yêu thích của mình, « hãy làm tốt điều anh đang làm » và « Làm tối đa với điều tối thiểu », Thánh nhân đã làm được những điều bình thường một cách phi thường và từ đó trở nên vị thánh của đời sống cộng đoàn
[12] Cf JM Bergoglio, È amore gli occhi sau đó, Milan, Rizzoli, 2013, p. 46
[13] Guarda Iglesia de Quien fue Figura / Inmaculada y Maria mẹ; / Guardala intacta, firma y con ternura / của eucaristía.
[14] Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước đây đã nhiều lần nhấn manh5h đến chủ đề về giáo dục trong những lần can thiệp khác nhau mà Ngài đã có trong tư cách là Hồng Y Tổng Giám mục của Buenos Aires. Chúng tôi đặc biệt lưu ý: scegliere vita. Proposte mỗi tempi difficili, Milan, Bompiani, 2013.