10 điều lạ trong Thập Giới

Cựu Ước là bản văn phức tạp. Thập Giới (Mười Điều Răn) là một phần trong Cựu Ước. Có thể bạn thấy ngạc nhiên vì đã không biết nhiều về một trong các bản văn nổi tiếng nhất thế giới.

10 điều lạ trong Thập Giới

1. Có ba bản văn Thập Giới có thể thấy trong chương 20 của sách Xuất Hành, chương 34 của sách Xuất Hành, và chương 5 của sách Đệ Nhị Luật. Các bản này khác nhau dù ít hay nhiều. Các tác giả Kinh Thánh không đồng ý với nhau, đôi khi thấy có nhiều bản khác.

2. Vào cuối thời Kinh Thánh, Thập Giới là dạng Kinh Thánh đầu tiên hướng dẫn niềm tin và thực hành. Tuy nhiên, người ta không tuân thủ về nghĩa đen. Ngày nay, nhiều nhóm Kitô giáo và Do Thái giáo tiếp tục có cách hiểu và cách áp dụng khác nhau.

3. Luật ngày Sa-bát hình thành cầu nối giữa ba điều răn đầu – nói về bổn phận đối với Thiên Chúa, và bảy điều răn tiếp theo – nói về bổn phận đối với tha nhân.

4. Thập Giới xuất phát từ văn hóa khác nhau theo nhiều cách. Xã hội cổ xưa rất nhiều “gia trưởng”, phụ nữ là “tài sản” và nảy sinh sự nô lệ. Các điều răn phản ánh các giá trị đó.

5. Tại sao chỉ có mười điều răn? Lý do thuyết phục nhất là phương pháp giúp trí nhớ: Các luật này như mười ngón tay để dễ nhớ.

6. Điều răn thứ năm “Chớ giết người” không phải trong mọi trường hợp, vì không kể trong chiến tranh và hình phạt. Cách hiểu bình thường về động từ này dẫn tới việc lạm dụng điều răn này, nhất là trong thảo luận hiện đại ngày nay.

7. Điều răn thứ sáu “Chớ làm sự dâm dục” thường được hiểu là mệnh đề nói về luân lý giới tính nhưng không cấm chung về hoạt động tình dục ngoài hôn nhân, điều này rất hạn hẹp.

8. Một trong các từ khó dịch nhất trong Thập Giới là động từ “thèm muốn”, có thể được dịch là “mưu đồ”. Trong tiếng Do Thái, từ này có nghĩa rộng của từ “mong muốn”. Cách dịch này cũng biểu lộ nhiều quan điểm về ý nghĩa của điều răn này.

9. Nhiều Kitô hữu không giữ điều răn này dựa trên “ngày thứ bảy” theo nghĩa đen. Đa số, nhưng không phải tất cả các Kitô hữu đã thay đổi ngày nghỉ từ thứ Bảy tới Chúa Nhật, không có sự bảo đảm về Kinh Thánh.

10. Mặc dù cách dịnh thông thường của từ “đôi cách đại bàng” trong chương 19 của sách Xuất Hành, khi Thiên Chúa nói với Mô-sê, những con chim (birds) này không là những chim đại bàng (eagles) mà là những con kền kền (vultures), đặc biệt là những con sư tử đầu chim (griffon vultures). Đây là sự tương phản từ hình ảnh chim đại bàng đầu trọc Mỹ có trên các đài kỷ niệm về Thập Giới.

 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ beliefnet.com)

http://conggiao.info/news/390/23106/10-dieu-la-trong-thap-gioi.aspx