Ý nghĩa đằng sau phong cách của Đức Thánh cha Phanxicô

Rõ ràng Đức Phanxicô muốn hành động. Một số việc ngài đã làm nhanh chóng, như xem vấn đề đồng tính không còn thảo luận đến nữa vốn là vấn đề tranh cãi nơi người Công giáo và cảnh lộng lẫy độc đáo được coi là phụng vụ và nghi lễ của Công giáo tại Vatican. Các vấn đề phức tạp hơn cần một quá trình đồng bộ. Cơ hội rước lễ dành cho người ly hôn tái hôn, tình trạng sống độc thân của giáo sĩ và vai trò của phụ nữ trong thừa tác vụ trong Giáo hội đều là những vấn đề cần có sự hỗ trợ và hiểu biết sâu rộng trước khi đưa ra một sắc lệnh có hiệu quả và thành công.

Ý nghĩa đằng sau phong cách của Đức Thánh cha Phanxicô

 

 

 

Đặc điểm ít tín lý hơn

 

Rõ ràng Đức Thánh cha Phanxicô có một phong cách và phương pháp làm việc tương phản hoàn toàn với các vị tiền nhiệm trong 50 năm qua. Câu hỏi thường gặp đó là có ý nghĩa đằng sau phong cách này không và nếu có thì đó là gì?

Chú ý đến những lời gợi ý của ngài, nếu bạn biết bạn đang tìm gì, và điều này cung cấp manh mối về đường lối dẫn dắt Giáo hội của ngài.
 

Đức Phanxicô đã giúp nhiều người nhận ra hình ảnh của Giáo hội là một “bệnh viện dã chiến”, được bố trí để chữa lành cho các chiến binh bị tổn thương vì chiến tranh. 

Nhưng cũng có một sự kết nối cơ bản với sứ mệnh của Giáo hội như được diễn tả trong lời mở đầu Hiến chế Mục vụ về Hội Thánh trong thế giới hôm nay của Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes: “Vui mừng và Hy vọngưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và của bất cứ ai đang đau khổ, đây là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô”, (GS, 1). 

Người ta thường hiểu khác nhau về Giáo hội trong hai thập niên qua và đặc biệt là ở phương Tây: Giáo hội thành lũy, được bao bọc bởi hàng rào phòng thủ và chỉ cho những người thanh sạch, được tuyển chọn và được chấp thuận vào. 

Trong các cuộc họp hồng y trước khi được bầu làm giáo hoàng, được biết Đức Hồng y Bergoglio từng nói Giáo hội Công giáo quá “tự đề cập đến bản thân”, một từ ngài dùng để miêu tả thái độ đặc quyền và hợm mình, đặc biệt rõ ràng nhất là những quan điểm ngài thường xuyên chỉ trích khi lên ngôi giáo hoàng trong đó có thái độ phò giáo sĩ tham danh vọng. 

Từ tự đề cập đến bản thân được dùng trong bối cảnh Giáo hội dễ dàng chuyển sang một thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến hơn đó là từ chỉ quan tâm đến mình. 

Thái độ chỉ quan tâm đến mình như thế đã có những ảnh hưởng thực sự trên khắp thế giới, được minh họa sinh động trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục của Giáo hội, không được xử lý công khai vì sợ tai tiếng, và còn mang tai tiếng hơn khi che đậy. 

Trong khi Đức Phanxicô chưa gây được sự chú ý nào đến vấn đề lạm dụng tình dục và trong một số trường hợp ngài tỏ cho thấy ngài cần được cập nhật thông tin về vấn đề này, sẽ cần rất nhiều thay đổi mang tính sáng tạo để ngài hiểu thấu vấn đề này và cho phép thay đổi thích hợp cần thiết để các chức sắc Giáo hội có thể xử lý vấn đề này. 

Tại sao vậy? Vì nói một cách rõ ràng, ý của Đức Phanxicô là Giáo hội xác định vị trí của mình không phải từ chính những điểm cố định bên trong nhưng là từ nơi ơn gọi được tìm thấy, nơi Công đồng Vatican nói chung nhưng Gaudium et Spes nói riêng cho thấy: trong sự phục vụ một thế giới đói khát, đau khổ và thiếu thốn. 

Một trong những hành động đầu tiên khi Đức Phanxicô lên làm giáo hoàng là tôn phong thánh cho linh mục dòng Tên Peter Faber, người được ngài hết sức tôn sùng trong nhiều năm qua. 

Chính qua nghĩa cử này chúng ta có thể thấy những điều đang diễn ra trong nghị trình rộng hơn của ngài. 

Peter Faber là linh mục dòng Tên đầu tiên. Ngài không phải là một nhà thần học lỗi lạc mặc dù ngài là một chuyên gia tại Công đồng Trentô ngay trước khi qua đời ở tuổi 40. 

Được miêu tả qua tựa đề của cuốn tiểu sử nổi tiếng về ngài, Faber là “người bạn thầm lặng” được vị sáng lập dòng tên Inhaxiô Loyola tán thưởng và công nhận là vị linh hướng tốt nhất cho cuộc tĩnh tâm 30 ngày theo Linh Thao của Thánh Inhaxiô. 

Faber đặc biệt là mục tử của các linh hồn, người sẽ làm bất cứ điều gì để mang nguồn an ủi, hòa giải và động viên đến cho con người, thường đi bộ hoặc đi ngựa trên những đoạn đường dài đến chăm sóc những người cần giúp đỡ. 

Đây là chân dung Peter Faber nơi Đức Phanxicô người được ngài tôn phong thánh, vốn có thể được xem là sự phản ánh tự truyện. Đối với Đức Phanxicô, Faber là một người có thể “đối thoại với tất cả”, thậm chí với những người lãnh đạm nhất và ngay cả với kẻ thù. Ngài là một người sùng đạo giản dị, có thể có chút chất phác, một người có thể luôn sẵn sàng, có khả năng nhận thức rõ nội tâm, một người có thể đưa ra những quyết định lớn lao rõ ràng nhưng cũng có thể rất nhẹ nhàng và đằm thắm. 

Phương pháp hòa bình này dẫn đến sự chiêm niệm do Thánh Inhaxiô đề nghị trong Linh Thao và trên thực tế nhắc lại việc ngài đề nghị một người phù hợp chiêm niệm nên làm trước hết khi phải tranh luận hay tranh chấp, sẵn sàng xem đối thủ của mình có thiện ý và thậm chí ép bản thân xem những việc đối thủ đề xuất là hợp lý.

Cơ bản đây là phương pháp chấp nhận hay thông tri đức tin mang tính mầu nhiệm hơn là tín lý, và dường như có cơ sở trong các bài viết của triết gia dòng Tên ít được biết đến Michel de Certeau, người qua đời năm 1986.

 

Đối với de Certeau, Giáo hội quy chế và tín điều không tạo ra đường lối tiến bộ cho đức tin Kitô giáo trong một thế giới đa nguyên, hậu hiện đại và thế tục. Tương lai của Kitô hữu nằm nơi các nhà thần bí, theo de Certeau. Ý ông muốn nói gì qua điều này?

 

Đối với de Certeau, một nhà thần bí là một người hiểu được cuộc sống không ngừng thay đổi và bất kỳ thành tựu hay mục tiêu đạt được chỉ là sự kiện mở đầu cần khám phá nhiều hơn.

 

Nơi nào Đức Phanxicô áp dụng quan điểm này, vốn thực chất là quan điểm chiêm niệm và tinh tế chứ không phải là quan điểm tín lý và giáo huấn, sẽ có ý nghĩa đối với nơi đặt tầm quan trọng của ngài trong tư cách giáo hoàng.

 

Đức Phanxicô tin rằng “thái độ đúng đắn là thái độ của Thánh Augustinô: tìm kiếm Chúa để tìm thấy Ngài, và tìm thấy Chúa để tiếp tục tìm kiếm Chúa mãi mãi”.

 

Quan điểm này hoàn toàn tương ứng với định nghĩa nhà thần bí của de Certeau. Giống với de Certeau, phép ẩn dụ mà Đức Thánh cha thích dùng để nói về các cuộc gặp gỡ với Chúa là du hành, hay “bộ hành”, một điều mà cả hai đều rút ra từ Thánh Inhaxiô, người luôn xem mình là khách hành hương.

 

Như Đức Phanxicô nói: “Chúng ta gặp gỡ Chúa khi đang đi, dọc trên đường. … Chúa luôn xuất hiện bất ngờ, vì thế anh chị em không bao giờ biết sẽ tìm thấy ngài ở đâu và bằng cách nào”.

Phương pháp như thế không hề mang tính tín lý chút nào và thích hợp cho cuộc sống nội tâm hơn, như được Đức Phanxicô trình bày trong cuộc phỏng vấn phát hành trên tạp chí America năm ngoái.

 

“Khả năng tự nhận biết của con người thay đổi theo thời gian và ý thức của con người cũng sâu sắc hơn. Chúng ta hãy suy nghĩ về thời kỳ người ta chấp nhận cảnh nô lệ hay cho phép thi hành án tử hình mà không hề có vấn đề gì. Quan điểm xem giáo huấn Giáo hội như là một khối thống nhất cần bảo vệ mà không tinh tế hay có những cách hiểu khác là sai lầm”.

 

Sẵn sàng đón nhận những điều kinh nghiệm sống mang lại dẫn đến một nguồn thâm sâu khác vốn rõ ràng nằm trong phẩm chất của Đức Giáo hoàng hiện nay, sự nhận thức sâu sắc, sự thực hành hàng ngày của bất kỳ tu sĩ dòng Tên nào vẫn còn liên quan đến những điều nằm ở trọng tâm của Linh Thao dòng này.

 

Nhưng mục đích của việc chọn lựa là làm một việc gì đó, hành động. Lựa chọn luôn khó khăn và quyết định có thể trả giá đắt và sai lầm. Quá trình nhận thức rõ mà Đức Thánh cha rất quen thuộc nhấn mạnh nhu cầu cần có thật nhiều thông tin trước khi ra quyết định.

 

Đó là điều mà Thánh Inhaxiô đề nghị chú ý đến thúc giục Thánh Linh và cuối cùng là hành vi đức tin có thể đúng hoặc sai.

 

Rõ ràng Đức Phanxicô muốn hành động. Một số việc ngài đã làm nhanh chóng, như xem vấn đề đồng tính không còn thảo luận đến nữa vốn là vấn đề tranh cãi nơi người Công giáo và cảnh lộng lẫy độc đáo được coi là phụng vụ và nghi lễ của Công giáo tại Vatican. Các vấn đề phức tạp hơn cần một quá trình đồng bộ.

 

Cơ hội rước lễ dành cho người ly hôn tái hôn, tình trạng sống độc thân của giáo sĩ và vai trò của phụ nữ trong thừa tác vụ trong Giáo hội đều là những vấn đề cần có sự hỗ trợ và hiểu biết sâu rộng trước khi đưa ra một sắc lệnh có hiệu quả và thành công.

 

Chỉ có một quá trình hướng đến quyết định kiên nhẫn tập hợp người dân, thu thập và chia sẻ sự thật và quan điểm mới có thể cứu Giáo hội khỏi tình trạng bại liệt vốn hiện đang làm suy yếu Giáo hội.

 

Linh mục Michael Kelly SJ, UCAN