Ngày Của Mẹ

Tại Hàng Châu, hàng trăm trẻ em tại các trường mẫu giáo thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ bằng cách rửa chân cho mẹ của mình. Hành động nhỏ của các em đã khiến các bà mẹ cảm động. Riêng tại Nhật Bản, chân dung của các bà mẹ sẽ được các em nhỏ vẽ và đó là món quà mang ý nghĩa truyền thống của người dân Nhật dành cho mẹ... Khi được hỏi, hầu hết các bà mẹ đều nói rằng họ hạnh phúc nhất khi con cái thành tài, gia đình khỏe mạnh, họ không cần gì hơn. Nhưng, thẳm sâu trong tận đáy lòng, các bà mẹ đều có những mong muốn thầm kín...

 

Ngày Của Mẹ

Tìm hiểu về ngày của Mẹ

Hiếu Minh

Ở Việt Nam, ngày của Mẹ (hay còn gọi là Ngày Hiền mẫu) thường được gắn với ngày 8/3, 20/10 hoặc lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) để tôn vinh những người mẹ hiền. Gần đây, với sự hòa nhập nền văn hóa chung của thế giới, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có thêm ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 là Ngày của Mẹ theo nhiều nước phương Tây. Song ở nhiều nước, Ngày của Mẹ không thống nhất với nhau.

Ngày của Mẹ có nguồn gốc từ đầu những năm 1600 tại Anh nhưng những người Anh di cư sang lục địa mới (Mỹ) lại không duy trì ngày lễ này. Mãi đến năm 1914, vị Tổng thống thứ 28 của nước Mỹ Woodrow Wilson mới ký sắc lệnh chính thức công nhận ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm là Ngày của Mẹ trên toàn nước Mỹ. Đây được xem là một trong những ngày lễ lớn nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác sự ra đời và ý nghĩa của ngày này.

Năm 1858, Anna Reeves là người phụ nữ đầu tiên tổ chức một buổi lễ tôn thờ Mẹ thực sự. Tại quê nhà của mình ở West Virginia, bà đã tạo ra ngày Mother’s Work Day (kiểu như là Ngày Nhớ Công của Mẹ), mục đích là để tăng nhận thức của mọi người về vấn đề an toàn vệ sinh. Vào thời kỳ nội chiến, bà đã mở rộng phạm vi Mother’s Work day ra nhiều vùng miền hơn, để tăng cường vấn đề an toàn vệ sinh cho cả hai bên tham chiến.

Trong lúc Julia Ward Howe, tác giả của cuốn “Battle Hymn of the Republic”, nỗ lực để tạo ra một ngày quốc lễ dành cho mẹ, vinh danh tinh thần hướng về hòa bình của phụ nữ (hơn là chỉ là vấn đề “vệ sinh sạch sẽ”). Vào năm 1872, bà đã đề xuất và quảng bá Ngày của Mẹ vì Hòa bình (Mother’s Day for Peace), được tổ chức vào ngày 2 tháng 6. Năm sau đó ngày này đã được phụ nữ khắp 18 thành phố nước Mỹ kỉ niệm. Ngày lễ này tiếp tục được vinh danh một thập kỷ sau đó bởi những phụ nữ Boston, nhưng cuối cùng thì nó dần dần bị quên lãng sau khi Howe ngừng cam kết tài trợ cho những lễ kỉ niệm.

Tới năm 1905, Anna Reeves Jarvis đã qua đời và con gái của bà, Anna Jarrvis, đã tiếp tục sự nghiệp của mẹ. Anna đã thề trước mộ mẹ rằng cô sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành ước mơ của đời bà là tạo ra một ngày quốc lễ để vinh danh những người mẹ. Vào năm 1907, Anna đã tổ chức một chiến dịch gửi tặng những bông hoa cẩm chướng trắng cho những người tham gia hội họp ở Nhà thờ của mẹ mình ở Grafton, West Virginia. Vào năm 1908, nhà thờ của mẹ cô đã đồng ý yêu cầu của Anna về việc tổ chức một ngày chủ nhật phục vụ đặc biệt để vinh danh những người mẹ - truyền thống này đã được lan rộng ra nhiều nhà thờ của cả 46 bang vào những năm sau đó. Năm 1909, Anna đã bỏ công việc này và tự ứng cử mình vào một chiến dịch viết thư cầu khẩn những chính trị gia, các mục sư và các thị trưởng lập nên một ngày quốc lễ dành cho mẹ.

Vào năm 1912, những nỗ lực của Jarrvis đã đi tới thành công: Quê nhà West Virginia của cô đã công nhận một ngày lễ chính thức dành cho mẹ. Hai năm sau, Quốc hội Mỹ đã thông qua một Nghị quyết chung, được ký bởi tổng thống Wilson, thiết lập một ngày Quốc lễ dành cho mẹ - nhấn mạnh vai trò của người mẹ trong gia đình. Từ đó trở đi, ngày lễ này đã ngày càng trở thành một ngày lễ lớn được nước Mỹ tổ chức hàng năm vào ngày chủ nhất thứ hai của tháng năm. Và tới giờ thì đã lan đi toàn thế giới!
Cuộc sống thật trớ trêu, có lẽ vì một sự nghiệp lớn lao như vậy mà chính bản thân Anna Jarrvis đã không có thời gian để có một đứa con của riêng mình và để trở thành một người mẹ thực sự. Nhưng điều đó chẳng khiến bà ngừng việc tự chúc mừng thành quả của mình mỗi năm cho tới hết cuộc đời.

Các quốc gia trên thế giới đang ngày càng coi trọng ngày lễ của Mẹ, và mỗi nước sẽ có một ngày riêng của mình để kỉ niệm ngày lễ này, dựa trên những ý nghĩa khác nhau của ngày cụ thể đó. Dù có thế nào đi chăng nữa thì ngày Lễ của Mẹ là một ngày lễ rất quan trọng và khác với những ngày Phụ nữ hay những ngày tôn vinh người phụ nữ khác.

Ngày của mẹ (10.5) sắp đến, cả thế giới đang bắt tay chuẩn bị cho những hoạt động đầy ý nghĩa trong ngày này. Món quà mà một bà mẹ thích nhất trong ngày này là gì? Hành động nào làm mẹ hạnh phúc nhất?

Khi được hỏi, hầu hết các bà mẹ đều nói rằng họ hạnh phúc nhất khi con cái thành tài, gia đình khỏe mạnh, họ không cần gì hơn. Nhưng, thẳm sâu trong tận đáy lòng, các bà mẹ đều có những mong muốn thầm kín.

Hoa hồng là món quà được mong ước nhất

Kết luận trên dựa vào kết quả cuộc điều tra xã hội tại Anh khảo sát những mong muốn của phụ nữ trong Ngày của mẹ sắp tới (10.5). Cuộc điều tra tiến hành với đối tượng là 500 bà mẹ có độ tuổi khác nhau và cùng trả lời một câu hỏi duy nhất: “Bạn muốn điều gì nhất trong Ngày của mẹ?”. Kết quả khảo sát đã đưa ra những bất ngờ thú vị: 22% thích được tặng một bó hoa to, 19% thích thiệp chúc mừng, 14% chọn sô-cô-la và 12% muốn quà tặng của mình là nước hoa cao cấp. Chỉ có 11% các bà mẹ muốn con cái chia sẻ ngày lễ với mình.

Kết quả của cuộc nghiên cứu này khẳng định một điều: phụ nữ hiện đại đã biết quan tâm nhiều đến bản thân. Họ vẫn có những ước mong riêng bên cạnh đức tính sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì con cái, gia đình.

Lý giải cho vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa người Anh Jean Smith cho biết: “Nếu phụ nữ dành trọn vẹn 1 ngày để sống cho bản thân thì 364 ngày còn lại họ sẽ xuất sắc hơn trong vai trò làm mẹ. Thường thứ người mẹ dễ xao nhãng nhất là chính họ. Vì thế Ngày của mẹ là cơ hội để họ nghĩ nhiều hơn cho niềm vui riêng của mình”.

Niềm vui cho Ngày của mẹ

Có lẽ cũng chính vì lý do đó mà hoa hồng thường được những người con tại châu Âu chọn để thể hiện tình yêu và sự biết ơn của mình dành cho mẹ. Tại Mỹ, quốc gia xem Ngày của mẹ như là quốc lễ đầu tiên trên thế giới, các bà mẹ sẽ được tận hưởng ngày dành cho riêng mình trong bầu không khí gia đình. Con cái sẽ làm bữa ăn sáng và phục vụ mẹ ngay tại giường. Hoa, thiệp, nước hoa, trang sức sẽ là những món quà được tặng nhiều nhất.

Tại Hàng Châu (Trung Quốc), hàng trăm trẻ em tại các trường mẫu giáo thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ bằng cách rửa chân cho mẹ của mình. Hành động nhỏ của các em đã khiến các bà mẹ cảm động. Riêng tại Nhật Bản, chân dung của các bà mẹ sẽ được các em nhỏ vẽ và đó là món quà mang ý nghĩa truyền thống của người dân Nhật dành cho mẹ. Riêng tại Việt Nam, trang web www.ngaycuame.com được lập ra như một cầu nối để những người con bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với mẹ thông qua việc gửi tặng mẹ những bó hoa hồng tươi thắm (hoàn toàn không tốn phí) nhân ngày đặc biệt này.

Khắp một vòng thế giới, 24 giờ trong ngày chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 5 đều là những giây phút người mẹ hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc. 24 giờ so với 8.736 giờ trong năm quả là quá ít, nhưng dường như bấy nhiêu cũng đủ “năng lượng” để các bà mẹ tiếp tục thực hiện thiên chức cao cả của mình.

Theo http://tinmung.net/