Sau khi giải nhiệm 'vị Giám mục xa hoa', điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Vatican không thể phế quyền hoặc giải nhiệm một giám mục theo cách thức mà Vatican có thể và thường làm với một linh mục. Tuyên bố của Vatican về trường hợp Tebartz – van Elst biện minh cho việc từ nhiệm của ông bằng cách nói rằng tình trạng của ông “cản trở việc thi hành hiệu quả tác vụ của mình.”

Sau khi giải nhiệm 'vị Giám mục xa hoa', điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Làn sóng giải nhiệm các giám mục không chắc xảy ra...

Franz-Peter_Tebartz-van-Elst.jpg  Vị Giám mục Đức có 'lối sống xa hoa' từ chức

 

Tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô sa thải hay “chấp nhận sự từ chức” của vị giám mục Giáo Hội nước Đức, được gọi là “Giám mục xa hoa” vì cách chi tiêu mạnh, đã làm cho nhiều người Công giáo nghĩ rằng nhiều cuộc giải nhiệm khác có thể xảy ra.

Đây là câu trả lời: Có lẽ như thế, nhưng có lẽ không.

Lịch sử gần đây cho thấy lý do tại sao: Giám mục Robert Finn của thành phố Kansas, bang Missouri, vẫn còn trong nhiệm kỳ 18 tháng sau khi bị tuyên án và đã chi 1.4 triệu USD bảo lãnh cho mình – vì không báo cáo về một linh mục bị nghi ngờ lạm dụng. Hồng y Roger Mahony, Los Angeles, hưởng chế độ hưu trí cao cấp mặc dù bác bỏ bản báo cáo lạm dụng của vị kế nhiệm mình. Tương tự vậy, Hồng y Bernard Law, cựu Giám mục  Boston, vẫn sống cuộc sống giàu sang ở Rôma nhiều năm sau khi bị bắt ở Mỹ trong vụ bê bối lạm dụng.

Chưa kể đến Tổng Giám mục John Myers của Newark, New Jersey, người đứng đầu giáo phận đang có những vấn đề về những trường hợp lạm dụng cũng như chi số tiền lớn dành cho nhà nghỉ hưu cao cấp của mình.

Xét về mặt tài chính mà nói, “Giám mục xa hoa”, Franz -Peter Tebartz – van Elst của Limburg, Đức, là “không ai bằng”: Ông đã chi tiêu số tiền 43 triệu USD cho một khu cư trú mới sang trọng và tổ hợp văn phòng trong khi cắt giảm nhân viên.

Sau khi tin tức về các khoản chi phí bị lộ vào tháng Chín năm ngoái, Giám mục Tebartz – van Elst được đưa đến một tu viện và Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một sứ thần đến tìm hiểu điều gì đã xảy ra. Vào thứ Tư (ngày 26 tháng 3), Đức Phanxicô đã chính thức chấp nhận đơn từ chức của vị giám mục này, đây là điều Vatican đã đề nghị vào tháng Mười năm ngoái.

Vậy đây có phải là một khởi đầu cho một điều gì mới mẻ chăng? Điều đó có thể, vì ba lý do:

“Giám mục xa hoa” là một khởi đầu

Không chỉ Tebartz – van Elst đã chi tiêu một tấn tiền về tất cả những điều sai trái, nhưng ông đã làm như vậy ngay sau khi các vị hồng y bầu một vị giáo hoàng, người đang “thắt lưng buộc bụng” và khiêm nhường. Đức Thánh Cha Phanxicô muốn các giám mục phải “có mùi giống như cừu,” không xa hoa, và ngài không muốn họ hành động một cách độc đoán và tùy tiện mà Tebartz – van Elst đã cho thấy.

Trong thực tế, khi việc từ chức của Tebartz – van Elst được công bố vào thứ Tư, Đức Thánh Cha đang nói với hàng ngàn người tại quảng trường Thánh Phêrô rằng “một giám mục mà không phục vụ cộng đoàn thì sẽ làm điều không tốt.”

Ngoài ra, vào cuối tháng Mười Một vừa qua, Tebartz – van Elst đã trả tiền phạt theo lệnh của tòa gần 30.000 USD để tránh một khoản phí khai man là ông đã không bay chuyến bay hạng nhất tới Ấn Độ trong một chuyến đi từ thiện.

Không có tiến trình để sa thải một giám mục

Điều đó có vẻ kỳ lạ, nhưng Vatican không thể phế quyền hoặc giải nhiệm một giám mục theo cách thức mà Vatican có thể và thường làm với một linh mục. Tuyên bố của Vatican về trường hợp Tebartz – van Elst biện minh cho việc từ nhiệm của ông bằng cách nói rằng tình trạng của ông “cản trở việc thi hành hiệu quả tác vụ của mình.”

Nghe có vẻ mơ hồ, đó là bởi vì nó như thế. Trong những năm gần đây, các vị giáo hoàng khác nhau đã giải nhiệm hoặc buộc từ nhiệm nhiều giám mục, vì các lý do như: những việc ám muội về tài chính, nhận thức bất đồng chính kiến ​​với giáo huấn của Giáo Hội hay những tiết lộ cho biết họ là cha của một hoặc hai người con, như đã xảy ra với Giám mục phụ tá Gabino Zavala ở Los Angeles năm 2012.

Nhưng những lý do thực sự đằng sau việc giải nhiệm thường là phỏng đoán vì quá trình này là bí mật, ngay cả đối với những người đang bị điều tra. Thông thường, trong thực tế không có tiến trình nào cả – Vatican chỉ làm việc đằng sau hậu trường để gây sức ép một giám mục từ chức một cách âm thầm, và sau đó quên đi toàn bộ câu chuyện.

“Các giám mục là những người kế vị các tông đồ và là Đại diện của Chúa Kitô trong giáo phận của mình, nhưng theo Giáo Luật, họ có ít quyền hơn các linh mục xứ,” các biên tập viên của tờ The Tablet, một tuần báo Công giáo trụ sở tại London, cho biết trong một bài xã luận năm 2013 kêu gọi một hệ thống minh bạch và công bằng để giải nhiệm các giám mục.

Việc quản trị yếu kém không phải là tội để sa thải

Nếu có, rất khó khăn để tìm giám mục như thế trong các giáo phận. Thay vào đó, Giáo Luật thường đòi hỏi giám mục đã làm một điều gì đó rõ ràng là sai trái, chẳng hạn như ăn cắp hoặc lạm dụng cho bản thân mình – điều đó có thể dẫn đến “mất chức”.

Như Edward Peters, một blogger và luật sư Giáo luật, đã nói, “hành vi phạm tội không phải là điều tương tự như ‘việc quản lý yếu kém,’ và chắc chắn nó không phải là điều tương tự như ‘việc thi hành yếu kém.’ Làm một công việc xấu có thể biện minh cho việc sa thải một người cấp dưới,” Peters viết khi nối kết với việc từ chức của một giám mục Châu Phi  năm 2011, nhưng không làm nên những căn cứ để sa thải một thành viên thuộc phẩm trật.

Nó có giá trị lưu ý rằng các giám mục và hồng y bị thất sủng hiếm khi bị mất chức hoặc bị giải nhiệm. Trường hợp đơn cử là: Mahony, và Hồng y Keith O’Brien của Scotland, người đã bị giải nhiệm trong một vụ bê bối tình dục trước mật nghị Hồng y năm ngoái. Thay vì, họ được cho biết tiếp tục tại vị sự dám sát hoặc được chuyển đến một nơi ít bị chú ý.

Trong thực tế, Tebartz – van Elst, người bị giải nhiệm bất chấp sự hỗ trợ của nhiều người ủng hộ mạnh mẽ, vẫn còn là một giám mục, và Tòa thánh Vatican nói rằng “giám mục bị giải nhiệm… sẽ được trao cho một công việc khác vào một thời điểm thích hợp.”

UCAN / Religion News Service