GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014
BẢN TIN 04
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 7 truyện dự thi mới. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người.
Ước mong quý độc giả khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường đính kèm cuối bản tin này.
Nhân đây Ban Tổ chức xin thông báo: Để tạo điều kiện cho các tác giả có thời gian hoàn thiện bản thảo dự thi, thời hạn nhận bài của giải 2014 được gia hạn kéo dài thêm một tháng, hạn cuối nhận bài đến hết ngày 31-3-2014.
Xin trân trọng giới thiệu 7 tác phẩm dự thi mới được chọn qua vòng sơ tuyển. Một số bài không lọt qua vòng loại do chưa phải là truyện ngắn (chỉ mang dạng chia sẻ tâm tình, tùy bút hoặc kể chuyện), do kết cấu lủng củng, chưa thống nhất ý tưởng, hoặc do lấy lại câu chuyện từ một truyện nào đó (phóng tác chứ không phải là sáng tác). Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.
Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.
Qui Nhơn, ngày 5-03-2014
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
BÀI DỰ THI
Mã số: 14-016
Tôi và B. (Hay câu chuyện của tôi và Baby Blue.)
1. Ấu thơ trong chúng tôi là…
B. là hàng xóm của tôi. Chẳng biết từ khi nào tôi và cậu ấy đã làm thân với nhau? Chỉ biết từ khi có trí nhớ và biết nói bi bô thì tôi đã chơi với cậu bạn này rồi. Cũng bởi hai nhà cách nhau bức tường hoa giấy hồng hồng, nghĩa là láng giềng, láng tỏi của nhau, nên từ thưở bé thơ, cả tôi và B. đã như là một đôi bạn. Một tình bạn rất sao nhỉ? Rất ư là sáng trong và trẻ nít, rồi cứ lớn dần nên theo năm tháng, bên cạnh nhau như thế! Chân thành, vui vẻ và tin tưởng nhau nhiều.
Hai đứa chúng tôi như hình với bóng của nhau. Dường như đi đâu cũng có đôi, có cặp. Tôi bám theo B. như sam và anh cũng không chịu đi một mình, nếu tôi vắng. Điều kì diệu nào đó gắn kết chúng tôi lại với nhau như thế?! Cả hai đều chưa từng thấy mình là kẻ gây phiền hà cho người kia, và ngược lại.
Tôi học chung trường, chung lớp, cả ngồi chung bàn với B. từ những ngày đầu tiên đi học. Tại hai bà mẹ cạnh nhà nhau, chắc cùng đưa con tới trường, thôi thì cho hai đứa nhỏ gần nhau, có nhỏ - to gì thì cũng dễ bảo ban nhau, dễ kiểm soát tụi trẻ hơn. Có lẽ thế mà, B. đã trở thành tri kỷ từ trước đó, rất lâu rồi, và mãi tới mai này đây.
Là những buổi sớm lọ mọ dậy đi học. Tôi có cái tính nề mề và hay trễ nải. Còn B. thì có vè là “người lớn” và “dừ” hơn tôi nhiều. Đồng hồ điểm đúng 6h40 là y như rằng, ngoài cổng, sẽ có tiếng gọi với vào bảo: “Này P., có mau lên không? Muộn học mất rồi nàyyyyyyyy!” Rồi tôi tất tưởi chạy mau ra cổng, chào đón người bạn, không quên cười một nụ cười thật tươi tắn. Chào ngày mới đáng yêu! Chào cậu, bạn thân yêu dấu!
Má xin cho tôi học thêm lớp đàn nhạc tại nhà sơ Yến, B. biết, cũng về thuyết phục mẹ cho cả hai đứa cùng đi học. Thế là lại chung chạ nhau một lớp học thêm nữa. Hồi ấy, niềm say mê mãnh liệt với những phím đàn, khuông nhạc và lời ca, cả hai hăng hái học hành. Đơn giản là với niềm vui nho nhỏ là biết chơi một bản đàn cho ba mẹ nghe, có thể hát tặng người mình quý mến một bài hát. Và với B., cậu bảo, muốn chơi đàn hay, để có thể một ngày nào đó không xa, cậu có thể đệm đàn cho Ca đoàn giáo xứ nhà mình cùng hát. Và muốn tôi là người bắt nhịp. Rất có thể lắm chứ! Hãy cứ giữ những niềm ước mơ tường như là giản dị ấy thôi, để bạn có đủ động lực và tự tin mà thực hiện điều ấy, một chút mỗi ngày, kiên trì với hoài bão của mình, rồi cũng sẽ thành hiện thực mà thôi. Phải đến năm 17 tuổi, B. đã có thể trở thành một nhạc công, có thể chơi những bản nhạc cho thánh lễ. Cậu vui sướng và hào hứng với sở thích đó! Tôi cũng ủng hộ B. bằng cách, mỗi tuần sẽ theo B. tới nguyện đường tập hát thánh ca vào những buổi tối ngày chẵn.
Chúng tôi rất giống một cặp đôi thân thiết của khu phố phải không nào? Và cũng công nhận, B. là một chàng trai thực sự dịu dàng. Tôi đã không ít lần phải tròn măts lên và hỏi B. : “Cậu có chắc là con trai không vậy hả B. ?” khi mà thấy những hành động có vẻ hơi nữ tính hóa một chút của B. thể hiện ra, mà tôi tận mắt chứng kiến.
Ví dụ như cậu rất yêu hoa. Nhà cậu ấy lúc nào cũng đầy hoa tươi, vườn thì chẳng thiếu loại cây xanh nào, đều là do cậu ấy sưu tầm, chăm sóc. B. bảo: “Người yêu thì không chắc là có, nhưng hoa và cây xanh thì phải luôn có một khoảng xanh mướt mải, và ngào ngạt hương.” Vâng! Đích thị cậu bạn của tôi là một tín đồ cực kì yêu môi trường. Khi đã hăng hái trông một loạt những loài cây khác nhau. Tôi phong cho cậu ấy cái tên nghe rất hay và anh hùng nhé! “Người-nhân-tạo-những-lá-phổi-xanh.”
Hay như cái cách cậu ta trở tôi bằng xe đạp vào mỗi sáng tới trường trên cung đường quen thuộc đi đi, về về. Lúc nào B. cũng nhẩn nha đạp thật chậm, tránh tất cả những ổ gà, ổ vịt trên đường, vừa đạp, vừa luyên thuyên kể những mẩu chuyện vu vơ với tôi, hoặc cậu sẽ khe khẽ thì thầm hát một bài hát nào đó, mà tôi cũng không nhớ rõ giai điệu. Tôi chọc B. bằng cách gọi cậu ta là: “Chị gái yêu quý ơi!”, và điều ấy, khiến cậu ta nổi điên lên, còn tôi thì nhe nhởn ra mà cười đùa. Đã bảo là B. của tớ vô cùng hiền lành và tốt tính mà. Hình như B. chưa bao giờ giận tôi quá nửa ngày thì phải?
2.Chuyên gia tâm lý.
Mọi chuyện chỉ thay đổi khi một hôm, tôi cãi nhau to tiếng, nặng lời với mẹ. Vì những lý do rất chẳng ra đâu, vì tôi nghĩ, ba mẹ cứ mãi chẳng hiểu cho tôi. Những bất đồng trong quan điểm, tôi không thể giải thích, làm sao mẹ để mẹ có thẻ đủ tin tưởng là tôi đã trưởng thành và có thể tự do làm những điều mình mong muốn và yêu thích. Tôi đã òa khóc bất lực, rồi chạy lên tầng thượng. Bỗng cửa tầng thượng nhà bên bung mở, một mái đầu với những lọn tóc xoăn nhẹ và gương mặt thanh tú bước ra, là B.. Cậu trèo qua bức tường ngăn cách không cao lắm, sang bên sân nhà tôi, và ngồi xuống bên cạnh, nhẹ nhàng và ủi an, hỏi han: “Cậu có sao không?” Tôi kể về sự vụ cãi nhau với mẹ và những mong muốn nho nhỏ của mình về một cuộc sống tự do hơn chút. Mệt mỏi và chán trường dồn nén. Tôi đã nghĩ, mình lên khócc thật to.
- Tại sao cậu không kiên nhẫn ngồi lại với mẹ và giải thích thêm, để mẹ cậu có thể hiểu thấu những điều cậu mong?
- Không! B. ạ, rốt cuộc bố mẹ tớ chẳng hiểu gì về con gái của họ hết! Tới buồn và thất vọng nhiều!
- Nhưng cậu định sẽ làm gì bây giờ?”
- Tớ không biết, thật sự tớ không biết B. ạ, lòng tớ đang rối bời…”
B. ngồi lặng yên bên tôi, rồi bình thản nói:
- Bố mẹ nào mà chẳng thương yêu đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Chỉ là chúng ta đã chưa chịu mở lòng ra đủ nhiều để cho ba mẹ hiểu mà thôi. Bất đồng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng là ta biết lắng nghe nhau. Cậu hãy nhẩn nha, nhẹ nhàng cùng tâm sự với mẹ. Có những nỗi niềm riêng, chúng ta không thể tự giải quyết nổi. Nhưng chúng ta cần đến ba mẹ, những người sẽ luôn sẵn sang giúp đỡ chúng ta mọi lúc. Chúng ta có gia đình là để những lúc gặp khó khăn, bất lực, có người lắng nghe và nâng đỡ. Còn về sự tự do của tuổi trẻ. Tớ thiết nghĩ, tự do sống không phải là ta sống ở đâu? Mà quan trọng rằng là ta đã làm được những gì, bằng chính bản thân mình. Đó mới là mục đích của một cuộc sống tự do thực thụ.
Và buổi tối hôm đó tôi đã kể chân thành tất cả những ước mong của mình với ba mẹ. Ba mẹ đã bình yên lắng nghe tôi. Rồi ba mẹ lo lắng nhìn tôi:
- Sao con không nói rành rẽ ra cho ba mẹ được hiểu con hơn? Ba mẹ rất vui khi con có ý thức sống tự lập, nhưng không đồng nghĩa là ba mẹ sẽ bỏ mặc, buông thả con khi con yếu đuổi, gặp khó khăn…
Tôi nhìn mẹ, rưng rưng muốn khóc quá chừng.
Từ sau hôm ấy, B. được thăng chức, tôi bắt đầu gọi cậu ta với cái giọng đầy thương yêu: “Anh trai yêu quý!” B. cười, vẻ mãn nguyện khi mà được tôi công nhận đúng với giới tính của mình. Và phải công nhận rằng, B. là một cậu chàng tâm lý.
Thời gian lao vụt đi, nhanh quá! Chúng tôi cũng đã khôn lớn bao nhiêu. Chỉ tới một hôm nọ, tôi đã say sưa ngắm B. chơi piano ở nhà thờ xứ, gương mặt sáng, thanh thoát, vầng trán cao, trong chiếc áo sơ mi màu Baby Blue, tôi mới nhận ra, chàng trai tri kỷ ấy đã luôn bên tôi trong suốt những năm tháng qua. Không dưng vành môi tôi dãn nở một nụ cười, rất tươi.
Khi mà tôi may mắn có B. là bạn, dường như chẳng có gì phải lắng lo cả. Cứ nói hết với B., tất cả những nỗi lòng, tâm trạng và nghe những lời khuyên chân thành, dạn dĩ từ cậu ấy. Ánh mắt quan tâm dịu àng, ân cân và trìu mến, ở bên B. tôi có cảm giác rất an nhiên và dễ chịu. Thật lòng, tôi không biết phải nói lời cám ơn như thế nào với B. cho vừa đủ hết những gì cậu mang đến cuộc đời tôi. Tươi vui, sống động và lành trong.
3. Sau một lời yêu
Một chiều thu rất đẹp, nắng vàng như mật. B. gọi điện khoa với tôi, cậu đã tập được bản nhạc “Spring time” của Yiruma, và rất muốn chơi bản nhạc nhạc hay cực kì ấy cho tôi nghe. B. đàn, những ngón tay như chạy trên phím đàn đen-trắng, hối hả và say mê lạ kì. Từng phím đàn như căng lên niềm hạnh phúc. Những nốt nhạc vang lên êm ái, trong veo như những gì đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ. Của tôi và B.
- Cậu chơi tuyệt lắm!
Tôi vỗ vỗ tay sau khi bản nhạc được B. chốt hạ, thật hoàn hảo. B. nghẹn lời. Không dưng tôi bước đến gần B., vòng tay ôm eo B từ phía sau. Cúi xuống rất nhẹ. Đặt cằm lên vai B., thì thầm:
- Cậu giỏi quá!
Tôi thì thầm tiếp, giọng như run rẩy đi:
- Tớ yêu cậu mất rồi!
Và trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy B. như lặng đi. Cậu khẽ gỡ nhẹ tay tôi ra, và nói:
- Cậu đừng nên như thế được không? Đừng yêu tớ. Tớ…không xứng đáng! Cậu đừng làm tớ khó xử được không?
Rồi B. lặng lẽ rời đi. Bóng cậu mờ dần, mờ dần.
Lúc ấy, tôi cảm giác mọi thứ xung quanh như vụn bể tan tành. Mọi thứ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, sau một lời yêu không thành. Hoàng tử chơi đàn trong tâm trí tôi như hoàn toàn chết yểu. Nước mắt tôi chảy vồn vã và mặn mòi. Ngoài thềm nắng lá rơi đầy. B. bỏ đi và không hề ngoảnh lại. Và từ hôm ấy, chúng tôi không còn liên lạc thường xuyên nữa, dù là sát vách. Có lẽ nào, một sợi dây vô hình nào đó đã ngăn cách chúng tôi. Im lặng đến đáng sợ. Tôi biết, cả tôi và B. đều không hề mong muốn điều này. Làm sao có thể quay lại những năm tháng xưa cũ, khi nào chưa từng có một lời yêu nào được bày tỏ, thì có lẽ B. sẽ còn ở lại với tôi, những ngày này và còn tiếp theo.Chỉ cần chân thành và vui vẻ, như xưa nhưng cũng thật khó.
4.Những chân thành và lành trong vẫn còn nguyên đây mà thôi.
Cả hai chúng tôi đã im lặng rất lâu. Tôi thấy thời gian lúc ấy dường như đình công, trôi chậm chạp. Và tôi ghét kinh khủng điều ấy! Mọi thứ như chẳng còn tươi vui, sống động nữa. B. tìm cách tránh mặt tôi. Và hai tuần sau đó, mẹ gõ cửa phòng tôi, bảo, có thư của B. gửi sang. Tôi vội vàng đón lấy cánh thư mà B. viết, đôi dòng:
“Cậu biết không? Tình bạn có những ý nghĩa thật là kì, à tớ chưa bao giờ được biết hết. Ví dụ thế này. Có những bí mật của tớ, chỉ bạn thân mới có quyền biết. Ukm, đúng đấy, tớ có mỗi bạn thân là cậu thôi. Cậu có muốn biết bí mật ấy không?
Tớ là gay...
Tớ thích cậu, như thích một người em gái yêu dấu. Tớ đã cố yêu cậu như… nhưng tớ đã không thể. Tớ không muốn đánh lừa cảm giác của chính mình, cũng không muốn làm cậu tổn thương. Tớ đã từng khủng hoảng và chui vào vỏ bọc. Nhưng như thế chỉ càng tệ hơn thôi. Chỉ khi gặp cậu, lắng nghe những câu chuyện của cậu, tớ mới biết mình nên phải làm như thế nào. Cậu là người đầu tiên bên tớ lâu tới vậy… Và cậu đã lớn lên bên tớ, gắn với tớ biết bao kỉ niệm thân thương.
Có lẽ nhiều năm về sau này nữa sẽ trôi qua, tớ vẫn sẽ nhớ mãi về tình bạn của chúng ta. Tớ chưa bao giờ cảm thấy cậu là kẻ phiền hà hay chưa khi nào thấy hối hận vì có một người bạn như cậu cả. Trong tương lai, tớ sẽ giữ mãi tình cảm của tụi mình, nhưng nó sẽ từ từ chuyện thành tình anh – em trong Chúa. Cậu đừng buồn nhiều và an tâm đi nhé! Vì tình yêu có Chúa ở cùng tất cả sẽ đều đẹp và hạnh phúc. Có thể sau cuộc sống trần gian này, hai ta sẽ yêu nhau mãi mãi trong tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha đến muôn đời. Tớ luôn chờ cậu, P. à!”
Tôi đã khóc, nước mắt không thể kìm nén nổi, rơi lã chã. Tôi chạy vội sang nhà B., dù rằng trên người vẫn mặc nguyên bộ pajama(đồ ngủ). Tôi muốn được gặp cậu bạn thân chí cốt lúc này. Dù tôi chưa biết mình sẽ phải nói gì với cậu ấy cả hoặc là sẽ ngồi lặng bên B. mà khóc cũng được, chắc sẽ thanh thản nhiều.
Nhưng rốt cuộc, cửa phòng B. bị khóa. Bác Huy bảo, B. xin phép ra ngoài đi đâu đó mất rồi. Tôi lễ phép chào bác, rồi lủi thủi đi về. Thật lòng, tôi rất muốn gặp B. như để làm sáng rõ mọi chuyện, muốn tất cả mọi thứ được quay về với nhịp độ cũ, như cái ngày chúng tôi còn là bạn bè tri kỉ của nhau, hồi chưa có một lời yêu nào xuất hiện.
Bất chợt, tôi nhớ ra góc nhỏ ngày trước tôi và B. hay kéo nhau tới. Là vòm cây sa kê lá xanh mướt mải, bung xòe trong một góc vườn của công viên mini của nhà xứ.
5. Có nên cần đôi cánh?
Nắng thu vàng rộm, lấp lánh trên đường. Gió dịu dàng. Tôi nghe thoang thoảng đâu đó tiếng ghi-ta vang vọng. Và tôi lao đi như bay. Để gió hong khô những giọt nước mắt còn sót lại trên khóe mi.
Trước mặt tôi vẫn là B. hiền lành với nụ cười răng khểnh. Cậu đang ôm đàn, dựa lưng vào tường và hát. Tôi mìm cười và dang tay về phía cậu:
“You are my best gay friend.” ( Cậu là cậu ban gay tốt nhất của tớ)
B. cười, nụ cười quen thuộc trên môi, cậu bảo tôi ngồi xuống đây này, cùng tớ chơi lại bản nhạc “Captivate us” (Xin hãy quyến rũ con). B. gảy đàn, tôi cất tiếng hát:
“Your face is beautiful
And Your eyes are like the stars
Your gentle hands have healing
There inside the scars
Your loving arms they draw me near
And Your smile it brings me peace
Draw me closer oh my Lord
Draw me closer Lord to Thee.”
(Gương mặt Chúa xinh tươi,
và đôi mắt ngài như những vì sao
bàn tay dịu hiền chúa chữa lành
ngay cả trong những nỗi sợ hãi.
đôi bàn tay yêu thương Chúa kéo con về,
và nụ cười Ngài làm con bình an
xin hãy kéo con gần Chúa hơn)
Chắc có lẽ Ngài ở trên cao sẽ thấu suốt thứ tình cảm lành trong, giản dị mà chúng con dành cho nhau. Đơn giản là tình bạn. Hay như ai đó nói một cách mỹ miều khác là: “Tình bạn là tình yêu không có đôi cánh để bay lên.”
Phải, chúng ta đã được gặp biết nhau trong cuộc đời này đã là một đều kì diệu. Là món quà Người ưu ái ban tặng riêng ta. Là một cậu bạn thân chẳng hạn.
Như tôi và B. đã là một cặp BFF (best friend forever).
Mã số: 14-017
XƯƠNG RỒNG
”Chúa ơi con phải làm gì đây? Con phải làm gi đây?” Đó là câu hỏi mà chị đang lẩm bẩm trong miệng khi ngồi trước cây thánh giá gỗ treo trên tường. Ngoài trời tiếng ốn ào của xe cộ, những âm vang của vài quán bar, tiếng người nói qua lại. Tất cả như đang cố làm nóng lên để xua đi cái lạnh của mùa đông miền Bắc. Thật vậy người ta thích vui tươi nhưng phải kèm theo một sự chịu đựng. Từng làn gió lạnh đang đến với những con người nơi đây nhưng không phải ai cũng sợ lạnh. Với những cặp uyên ương cái lạnh là cơ hội để họ thể hiện sự quan tâm của mình tới người bạn hơn. Nhưng tình yêu là một cái gì đó mà không phải ai cũng may mắn sở hữu nó.Trong căn phòng Hồng ngồi một mình suy nghĩ. Nếu có ai đó nhìn thấy ánh mắt cô lúc này ắt hẳn không khỏi thốt lên:”ánh mắt đẹp mà buồn quá”. Nơi của sổ tâm hồn ấy có cái gì như là niềm tin, như là chờ đợi một điều gì và nếu nhìn sâu hơn hình như nơi ấy chứa đựng cả sự tủi hờn, bất lực. Lúc này chắc chỉ có Thượng Đế mới hiểu được ánh mắt ấy.
Hồng là một cô gái khá xinh trong xứ đạo, gia đình cô lại là người đạo đức. Đôi vợ chồng sinh hai con nhưng chẳng may người anh đã chết khi hai tuổi do mắc dịch bệnh sốt ngày đó. Niềm hi vọng của tất cả mọi người trong gia đình đều dành nơi người con gái. Hồng lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và bà con trong xứ đạo. Ngày học cấp ba cô tham gia học lớp đào tạo giáo lý viên của xứ và về sau cô đã trở nên một người giới thiệu Chúa cho bao nhiêu em nhỏ trong xứ. Cha xứ nơi Hồng sinh sống đã từng gửi cô đến những giáo họ xa xôi để dạy giáo lý. Nhiều lúc cô từng nghĩ liệu mình có thể trở thành một bà sơ chăng? Hồng ôm ấp giấc mơ trở thành một tu sĩ từ ngày ấy. Thế rồi như bao người khác học xong lớp mười hai cô bước vào giảng đường đại học. Vốn dĩ là người khá xinh nên cô được nhiều cậu sinh viên vây quanh. Mặc dù vậy Hồng vẫn chưa muốn yêu hay nói đúng hơn cô vẫn giữ trong mình mơ ước khoác trên mình chiếc áo dòng của một nữ tu. Cô vẫn cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ rằng sau này mình sẽ có thể là một nữ tu. Hồng đi học xa nhà nhưng cô vẫn giữ thói quen từ nhỏ là đọc Tin Mừng hằng ngày và đọc kinh tối sáng ngày thường. Các thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng Hồng chưa bao giờ bỏ.Thời gian bốn năm đại học đủ để cho Hồng thử sức cho lòng mến Chúa của mình. Qủa thật tương lai thật khó nói trước. Tưởng đâu ước muốn trở thành một nữ tu vẫn sống trong Hồng. Thật bất ngờ năm thứ tư đại học Hồng quen biết một cậu sinh viên cùng trường nhưng khác chuyên ngành với cô. Cả hai người đều hợp nhau trong cách nói chuyện nên thường trao đổi cho nhau những câu chuyện bài vở và đôi khi là những câu chuyện tầm phào trong cuộc sống. Dần dần Hồng quên mất cái ước muốn khoác trên mình chiếc áo của một nữ tu. Ngày ra trường cô quyết định di làm và vẫn giữ mối quan hệ với cậu sinh viên ngày nào. Sau khi đi làm được một năm Hồng nghe tin bố ở quê đã mất sau một trận ốm dài mà cô không hay biết. Sự hiếu thảo của đứa con gái khiến cô không kìm được nỗi đau này. Cô thương mẹ, cô thương người bố đã hi sinh cả đời cho con gái ăn học. Sau khi bố ra đi cô đã cố thuyết phục người mẹ lên thành phố sống cùng mình. Ngôi nhà ở quê nhờ anh em họ hàng trông coi giúp. Sự ra đi của người cha để lại trong Hồng một cú sốc lớn. Những lúc buồn hay cô đơn cô hay chia sẻ với Nam_cậu sinh viên mà Hồng quen biết thời sinh viên năm cuối. Dường như trái tim cô được sưởi ấm lên bởi những lời động viên chân thành qua giọng nói ấm áp của Nam. Và rồi chuyện gì đến ắt hẳn sẽ đến, Hồng quyết định kết hôn với Nam ở độ tuổi hai mươi lăm. Cô có nhiều lí do để trở thành người bạn đời của Nam vì cô cho rằng Nam là một người tốt, cậu có nghề nghiệp ổn định trong ngành xây dựng. Nhưng điều khiến cô an tâm nhất về Nam đó là cậu có cùng niềm tin vào Chúa với Hồng. Ngày lễ cưới đôi nam nữ được chúc phúc từ hai bên gia đình. Người mẹ Hồng hạnh phúc khi tháy con lấy được tấm chống tử tế. Thời gian đầu những người hàng xóm thường mỉm cười và cũng không ít người ghen tị với hạnh phúc của đôi bạn trẻ khi vão mỗi Chúa nhật hằng tuần người ta nhìn thấy cặp vợ chồng trẻ đều đi lễ cùng nhau. Và rồi tình yêu của những con người đạo đức đã kết trái khi đứa con đầu lòng ra đời sau ngày cưới 2 năm. Vì sự chờ mong quá lớn nên nội ngoại đều vui mừng đón chờ đứa cháu này. Niềm vui nối tiếp niềm vui đến với đôi cặp vợ chồng trẻ. Và Thượng Đế luôn yêu mến những ai người đã tuyển chọn. Một thời gian khá lâu sau Nam bị sốt nặng và ho kéo dài . Anh đã uống các loại thuốc ho thông thường và một vài loại thuốc khác mà không thấy cơn ho chấm dứt. Nam quyết định đi khám bệnh. Tại bệnh viện Nam bàng hoàng và chết lặng khi nhìn thấy phiếu trả kết quả xét nghiệm anh bị dương tính với HIV. Không tin vào sự kết quả này Nam đã đi xét nghiệm ở các nơi khác nhưng kết quả không có gì thay đổi. Đau đớn, sợ hãi. Nhưng không dối người vợ mình. Nam đưa vợ và con đi xét nghiệm. Và kết quả là Hồng đã bị lây nhiễm HIV từ chồng vì mấy năm trước Nam đã từng giúp một người bị tai nạn giao thông mà tay anh lại đang có vết thương hở. Vết máu của người bị tai nạn có dính vào vết thương của anh nhưng do chủ quan nên Nam không vệ sinh sạch sẽ. Những biểu hiện của HIV đã xuất hiện với Nam nhưng do không biết nên anh chỉ uống các thứ thuốc thông dụng. Anh không ngờ được mình lại mắc căn bệnh này và lây sang vợ. Giờ đây các biểu hiện này báo hiệu cho Nam rằng anh sắp bước đến giai đoạn cuối của HIV. Nam thương Hồng và cảm thấy có lỗi với cô. Từ ngày có kết quả xét nghiệm Hồng đã khóc rất nhiều và dần dà cô trở nên ít nói hơn, người ta không thấy một nụ cười nào trên gương mặt hình trái xoan đó nữa. Tất cả niềm hi vọng của cặp vợ chồng trẻ chỉ còn dành cho đứa con trai duy nhất.Thượng Đế vẫn yêu nó hơn hai vợ chồng, Người vẫn muốn đứa trẻ này sống. Ai mà nỡ lòng mang đến bất hạnh cho nó vì chỉ nhìn nó ngủ thôi người ta cũng đã nhìn thấy sự phúc hậu và trong trắng của nó. Hồng thương Nam, Hồng lo cho đứa con trai của Hồng phải mồ côi cha quá sớm.Mỗi lần nhìn thấy Nam ho nhiều, gương mặt anh xanh xao trái tim người vợ như thắt lại. Hồng thương người mẹ đang sống cùng mình. Làm sao không đau cho được khi nhìn thấy đứa con gái đau khổ vì chồng con, tấm lòng người mẹ sẽ chảy bao nhiêu máu vì biết đứa con gái đã mắc căn bệnh khủng khiếp như vậỵ, con gái bà đã chẳng là một con chiên rất ngoan đạo đó sao? Rồi một ngày không xa Nam mãi mãi rời xa gia đình mình.
Từ ngày mất Nam Hồng không chỉ đau khổ vì lo cho con chị, thương mẹ mà có lẽ cô đau khổ hơn tất cả là sự hắt hủi của gia đình nhà chồng. Bố mẹ chồng vì quá thương tiếc con trai nên không chấp nhận câu chuyện Hồng bị nhiễm HIV từ Nam mà ngược lại. Gia đình nhà chồng không chấp nhận Hồng là đứa con dâu nữa cũng như đứa cháu mà họ đã từng rất vui khi nó chào đời. Hồng mang trong mình bản án giết chống.Đau đớn, tủi phận, bất lực Hồng không biết trách ai. Hồng trách mình, trách thân phận, Hồng trách Chúa của Hồng. Hồng muốn la hét thật to nhưng cô lại không la được. Những mâu thuẫn luôn trào trực trong tâm hồn người đàn bà. Mỗi lần định làm một cái gì đó cho vơi đi niềm đau mà không làm được cô lại càng uất ức. Nhiều lần Hồng muốn nói cho mọi người biết cô là nạn nhân chứ không phải là kẻ giết chồng nhưng cô không làm được. Không ít lần cô muốn giãy giụa với bản án mà người ta kết tội cho cô nhưng cô lại không thể làm được, dường như có một cái gì đó ngăn cản bước chân cô lại. những lúc đau đớn cô thường ngồi nhìn thánh giá gỗ trong phòng. Hồng nhìn lên thánh giá và nhìn đến đời mình. Hồng nhớ lại sự im lặng của Chúa khi đứng trước quan Philato. Chúa cũng bị oan như Hồng bây giờ nhưng Chúa đã im lặng. Chúa im lặng không phải vì Chúa nhận mình có lỗi mà để Ngài được chu toàn cái chết vì yêu con người. Hồng cũng đã chọn im lặng như Chúa của Hồng. Liệu Hồng sẽ làm gì được khi đứa con Hồng vẫn cần đến cô. Hồng phải sống những ngày còn lại cho con mình cho dù nó là những ngày ngắn ngủi đi chăng nữa. Hồng im lặng không phải là cô thất bại. Sự im lặng Hồng đã chọn lựa không phải dễ dàng gì và Hồng cần nhìn thánh giá gỗ để thấy hình ảnh cũng như sự im lặng của Chúa để Hồng làm động lực cho mình. Hồng sẽ chọn sự nhẫn nhịn, sự im lặng cho hành trình sống của mình những ngày còn lại.
Ngoài trời đã có những hạt mưa phùn rơi. Cái lạnh đã ngấm vào da thit. Hồng vẫn tiếp tục ngồi trước thánh giá gỗ.Cái lạnh lẽo, trống trải của căn phòng đủ để cho những kỉ niệm quá khứ dội về.
Ánh mắt cô vẫn chăm chăm nhìn cây thánh giá gỗ. Hồng nhớ tới mơ ước trở thành một nữ tu ngày xưa, chị nhớ đến các lớp giáo lý mà chị đã từng dạy, chị nhớ bố và chị nhớ Nam. Chị nhìn người mẹ đang nằm gần đứa con trai chị. Trong chị dội lên lời của vị linh mục trong thánh lễ chiều Chúa nhật hôm nay:”năm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta sống tinh thần tân phúc âm hóa gia đình vì vậy chúng ta hãy ý thức đến đời sống của chúng ta”. Chị cũng nhìn thấy trên bảng tin nhà thờ những trang viết về tông huấn “niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha. Chị nhìn con, chị nhìn mẹ, chị nhìn cuộc đời chị. Rồi chị đứng dậy và mở cánh cửa phòng ra. Ánh mắt cô vẫn chăm chăm nhìn cây thánh giá gỗ. Hồng nhớ tới mơ ước trở thành một nữ tu ngày xưa, chị nhớ đến các lớp giáo lý mà chị đã từng dạy, chị nhớ bố và chị nhớ Nam. Chị nhìn người mẹ đang nằm gần đứa con trai chị. Trong chị dội lên lời của vị linh mục trong thánh lễ chiều Chúa nhật hôm nay:”năm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta sống tinh thần tân phúc âm hóa gia đình vì vậy chúng ta hãy ý thức đến đời sống của chúng ta”. Chị cũng nhìn thấy trên bảng tin nhà thờ những trang viết về tông huấn “niềm vui Tin Mừng” của Đức Thánh Cha. Chị nhìn con, chị nhìn mẹ, chị nhìn cuộc đời chị. Rồi chị đứng dậy đi ra.
Mã số: 14-019
ĐƯỢC HAY MẤT?
Phải… phải… phải…
Phải thế này… phải thế kia… phải thế nọ…
Cái từ “Phải” này nó đơn giản vậy và có mãnh lực không nhỏ đâu đấy nhé! Không phải sao? Tự thân nó chẵng có sức mạnh nào. Nhưng khi người ta lấy quyền lực ở vị thế mình là buộc người khác phải, phải, phải thì chẳng phải vì thế mà nó vô tình lại trở nên mạnh mẽ đấy à?! Nếu tôi là cái từ “Phải” đó thì tôi phải đánh trống ở Phủ Khai Phong của Bao Thanh Thiên mà kêu oan mất thôi!
Qua tuổi ba mươi lẻ hai năm, gần mười lăm năm ở trong nhà tu, con đường của Ngọc nhìn có vẻ phẳng lặng nhiều hơn là gồ ghề đá sỏi. Ngọc như một cái mẫu trong vài đôi mắt của người khác vừa phục vừa tí ti ganh tị.
Ngẫm lại từ ngày đầu bước chân vào đời tu, Ngọc thấy mình thay đổi nhiều. Một định hướng ban đầu không mấy phức tạp. Theo dòng trôi cuộc sống, những hoàn cảnh, những cơ hội, dần dần Ngọc dạn dĩ hơn nhìn chung theo chiều hướng tích cực. Trong Ngọc, lúc nào cũng một động cơ hoàn thiện nên phải cố gắng, cố gắng và cố gắng. Việc cố gắng đó đâu là xấu. Nhịp sống đời tu là việc thực hành một lý tưởng lớn lao như quyết định trọn vẹn cuộc đời nên nó có ảnh hưởng rất lớn đối với Ngọc. Những khởi đầu không đơn giản cho một cô gái tuy là người thành thị nhưng mang nhiều tổn thương chìm lấp và yếu đuối trong cả kỹ năng sống. Cố rồi cố xen lẫn mệt mỏi, chán chường vốn thường thấy của đời tu. Ngọc tự thấy bản thân không có điều gì cho ra hồn. Có chăng chỉ là chút khả năng lặt vặt. Có lẽ được chút chăng lòng nhiệt thành. Ấy thế, cuộc sống vẫn trôi đi. Người xưa có nói nhiệt thành mà thiếu hiểu biết thì chỉ có phá hủy. Người xưa nói không sai. Có ai biết rằng một câu nói kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố thời gian. Bài học hiển nhiên trước mắt là vậy. Nghiệm được bài học ấy, con người cũng phải trả giá bằng thời gian: một là nghiền ngẫm, hai là kinh qua. Cái giá quý hơn vẫn là thấy rằng mình đã học được và chưa khi nào là quá muộn để bắt đầu.
Ngọc đã từng trách móc, đổ lỗi cho quá nhiều nguyên do, trong đó có cả con người và trách cả chính mình. Đến tuổi này, Ngọc thấy mình không nắm trong tay được một mảnh bằng nào cho ra hồn dù là ở mức lẹt đẹt nhất ngoài mức phổ thông. Ngọc thấy âu lo trong nhịp sống xã hội lúc này. Tu thì tu nhưng cũng phải có tí gì với người ta, Ngọc từng tự nhủ như vậy. Con đường học vấn mà Ngọc nghĩ là nó sẽ trở thành niềm vui, là người bạn, là nỗi đam mê sẽ theo mình trong quãng đường sắp tới. Một con đường nghệ thuật, dù mức độ không cao nhưng đối với Ngọc như thế là vui rồi. Ngọc vẫn tự nhủ, mình sẽ cố gắng. Và Ngọc thực sự đã làm thế. Khi bước chân vào chặng đường đó, Ngọc thấy quá nhiều khó khăn đối với mình. Ngọc đi được nữa chặng. Và dần dà cảm thấy niềm đam mê đang tăng. Ngọc vui vì điều ấy còn là động lực cho Ngọc đi tiếp nữa chặng còn lại nhưng sẽ cam go hơn nhiều. Bước vào nữa chặng còn lại, Ngọc rất hăng hái, quyết tâm. Một cú va quẹt nhẹ không gây xây xát chân tay nhưng nó buộc Ngọc phải suy nghĩ là chặng đường này… Rồi cũng đành dang dở. Sức khỏe cơ thể mau chóng đi xuống. Ngọc thấy rõ không thể làm chủ hay điều khiển thể lực theo ý nữa. Nó trở nên thất thường. Tâm hồn Ngọc bắt đầu nhiễm vị cay cú, bất mãn… Từ đó trở đi, cuộc đời Ngọc như một kẻ lê lết. Ngọc trách cả Chúa:
- Con học để phục vụ kia mà! Đâu phải con tự ý đi học! Tại sao vào lúc con đang vui thích và hứng thú để học thì Chúa như người thợ dệt cắt phăng đường chỉ của con. Chúa có biết đường chỉ này là duy nhất con có thể nắm giữ được không? Con có còn gì để mà sống với người khác nữa không? Hay ít là con có thể sống ở nơi đây không như một kẻ vô dụng? Tại sao con không được như thế mà lại phải như thế này…
Ngọc đã hỏi biết bao lần. Nước mắt cứ như chực trào cho khuây khỏa nhưng nỗi uất ức nghèn nghẹn không cho phép nó trào ra. Cứ thế mà Ngọc hận, hận những con người… Đến một khi, Ngọc thấy rõ không còn định hướng được cho hướng đi lúc này. Kinh kệ, nguyện gẫm chẳng còn lôi kéo gì được Ngọc. Mọi lý lẽ đạo đức hay luật lệ lúc này trở nên điều vô nghĩa. Ngọc thấy tất cả chỉ là hình thức đáng kinh tởm vì nó đang siết lấy một con người trở nên kẻ vô hồn.
- Mình vẫn đang sống ư?
- Thì mình đang sống đây.
- Mình đang sống như thế nào?
Ngọc quyết định tạm rời cộng đoàn một thời gian với sự cho phép của bề trên sau khi đã trình bày qua đơn từ và gặp gỡ. Chuyến nghỉ phép còn là để chữa trị sức khỏe vì Ngọc biết không thể không lắng nghe tiếng nói từ chính bản thân nhắc nhở liên lỉ, thậm chí là gào thét. Chữa trị tâm hồn chưa đủ, còn thể xác nữa. Ngọc đã quá mệt mỏi. Lần này, Ngọc chịu nương tay với chính mình. Thời gian nghỉ phép của Ngọc không thể gọi là dài cho lắm. Quy luật cuộc đời luôn cho thấy một điều: sự phá đổ thì nhanh nhưng sự xây dựng lại rất lâu, nếu muốn vững chắc. Yếu tố tốc độ thị trường nó làm tục hóa cả lối suy tư và nếp sống trong cả đời tu. Người tu hành cũng vất vả mà chạy theo nó, có cả người trên, người dưới. Chất sống động đời tu không khéo cũng được thay bằng bộ phận nhỏ nhỏ xinh xinh là chiếc điều khiển, mà điều khiển tâm hồn. Sự hội nhập cuộc sống khiến người tu hành rơi vào ảo vọng biến thành rô-bốt đa năng mà dường như khó hay khó biết. Hay chăng, chính người Ngọc đã đánh mất căn tính đời tu trong đôi mắt người khác…
Viên sỏi được ném vào mặt hồ. Nó lặng lẽ đi thẳng một đường xuống yên vị nơi đáy hồ. Nó là vật có trọng lượng nên chấp nhận chìm xuống trong làn nước nhẹ. Nó sống cuộc đời của nó. Mặc nước, mặc cá, mặc rong, mặc bèo, mặc gió, mặc mưa, mặc tất cả, nó vẫn sống. Nước có thể làm sạch, rong rêu có thể bám bẩn, gió có thể tạo sóng nước đẩy đưa nó đến chỗ khác, nó vẫn sống. Quan trọng là nó biết mình là viên sỏi.
Ngoài lý do sức khỏe, điều gì thôi thúc Ngọc có quyết định hiện nay. Ngọc thấy là lạ với chính quyết định của mình. Ngẫm lại mục đích con đường tu, Ngọc thấy thấm thía. Bằng ấy năm của Ngọc có thể chẳng là gì cả nhưng là một tuổi xuân của đời người. Tuổi ấy đã qua và giờ còn chăng là chút dư âm, giai đoạn giao thời chuẩn bị tuổi khác. Không kéo lại được, không mơ mộng gì tuổi ấy. Nhìn vào đời tu, ai cũng thấy phảng phất lên dáng vẻ của lý tưởng cao vời vợi, của những con người chọn hy sinh so với người sống trong lòng thế gian. Điều mà người tu hành hy sinh là có thực hy sinh đến tận cùng vì mục đích trên hết chính là Thiên Chúa. Hay cuộc đời có quá nhiều điểm nghỉ chân, không khéo là điểm dừng. Như xem lại đoạn phim từ ngày đi tu, Ngọc thấy mình đã trệch. Cuộc sống có nhiều yếu tố như trong chiếc hồ kia, nhưng Ngọc không sống đúng lấy cuộc đời của mình. Ngọc chọn điều gì? Phải chăng Ngọc đã muốn dừng lại ở đó. Rõ là cuộc đời của Ngọc, Ngọc có lấy chọn lựa cho mình. Ngọc có quyền chọn. Hơn nữa là chọn đúng. Ngọc chưa học được điều ấy. Phải theo ý một ai nhưng chắc chưa hẳn đã là ý đúng và còn là ý Chúa. Bài học này Ngọc còn học cho đến khi nào học được. Ai cũng có bài học cho riêng mình. Bài học này, Ngọc học đã khá dài, từ đầu đời tu của mình. Không đủ hiểu biết về chính bản thân, thiếu điều kiện ắt có và đủ, thì chỉ là một sự liều lĩnh. Ngọc không biết giới hạn bản thân, không lường được sức mình. Có trách người khác nhưng không thể không trách mình. Chính mục đích đời tu, khởi điểm ban đầu, có vẻ tuy giáo điều, đã thôi thúc và kéo Ngọc trở lại. Đi trong thời đại đang sống nhưng không có nghĩa là cho phép mình cuốn trôi vào đó. Mình có Chúa được bao phần trong đời rồi? Tương giao giữa mình và Ngài thực đi đến đâu? Bài học này chẳng của riêng ai từ ngày xưa rất xưa. Tuy thế, nó lại riêng tư cho từng cuộc đời vốn dĩ đã khác nhau. Bài học này đáng giá ngần ấy thời gian, đáng giá một tuổi xuân, và có thể sẽ còn đáng giá cả một cuộc đời…
Ai đang sống trong thể xác này. Ai đang sống một cuộc đời đang diễn ra mang tên Ngọc. Ai là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mang tên Ngọc. Một quá khứ đã trôi qua. Ngọc chấp nhận giờ đây mình là kẻ trắng tay trong ánh mắt thế gian để quay lại và lại bắt đầu mục đích của đời tu: tìm lại Chúa trong hành trình tâm linh, cửa hẹp của Tin Mừng. Nén bạc mỗi người có trong tay thật không giống nhau. Chúa có đòi hỏi người có hai nén phải sinh lời bằng người có năm nén không nhỉ? Câu hỏi này tuy ngớ ngẩn nhưng phơi bày thực trạng chua chát của Ngọc: không chấp nhận chính mình, chưa vào đúng quỹ đạo đã chọn. Ai đó đã nói với Ngọc không có tấm bằng nào đáng giá hơn bằng lòng. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi người có một cuộc đời rất riêng của mình. Đối chiếu thử vài cuộc đời đôi ba người sống quanh thì đã nhìn ra sự so le, sự khác biệt. Đã có ai giải thích được điều ấy chăng? Vẫn trong trí khôn vô biên và tài tình của Đấng tạo hóa. Bài học của Ngọc là bài học bình thường và có từ xưa thật xưa. Nhưng có lẽ không bao giờ kết thúc khi mà còn dù chỉ một con người sống trên trái đất này. Tuy nó thường lắm nhưng rất đời để mỗi con người sống trọn vẹn cuộc đời chính mình.
Cuộc đời Ngọc đang sống là được giao phó cho Ngọc chứ có phải ai khác đâu. Những con người có tương quan với Ngọc cách này cách khác vẫn là những người đi cùng, cộng tác với Ngọc trong kiếp nhân sinh. Sự cộng tác của người khác trong hành trình của Ngọc chỉ như những yếu tố xúc tác để có thể đi đến một kết quả nào đó hoặc không. Bởi đối tượng chủ động phải là Ngọc mới đúng. Vô tình chung tự trói buộc mình vào người khác hay lại chịu sự ràng buộc của người khác trên mình. Không thể nào đặt bản thân tùy thuộc vào người khác để tìm ra định nghĩa cho sự hoàn hảo. Thời gian đang qua đi. Quy luật đó chỉ cho ai thành tâm quan sát một cách thức sống: phải học cách biết buông tay ra sao. Sao lại dại dột nô lệ cuộc đời vào những yếu tố vốn dĩ không vĩnh cửu? Ấy vậy mà…
Trong được có mất, trong mất có được. Hai yếu tố luôn tồn tại trong nhau. Mất gì và được gì? Lời giải đáp cho sự chọn lựa nằm chính ở hiện tại những gì còn lại trong Ngọc lúc này đây. Trước sự chất vấn của lương tâm chính mình, Ngọc không thể không có câu trả lời và chỉ có Ngọc mới làm được công việc ấy. Bởi con người vốn mang trong mình sự tiến triển hướng về Đấng Tối Cao. Tiếng nói ấy luôn cách nào đó vọng vang hay gõ đều trong thinh lặng cõi lòng. Khi Ngọc thấy nhẹ lòng với chuyện đã qua, đến lúc phải đi bằng chính đôi chân của mình, Ngọc có thể nhìn đời, nhìn người mà không cảm thấy bị tổn thương hay phải chất vấn. Vì chính họ cũng sẽ phải trả lời cho cuộc đời mình.
Tưởng chừng như mất nhưng không mất. Xem ra đạt được nhưng không với tới. Điếu mất ở thế gian này vẫn chỉ là tạm bợ, phù du. Điều được có thì vĩnh hằng muôn thưở. Con người chỉ nhìn ra sự đối kháng tinh vi này khi biết được mình đang chọn gì. “Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Đó là điều phải tìm để được với Chúa và sẽ mất với thế gian.
Mã số: 14-020
PHÉP RỬA
[Trích nhật ký bảo vệ sự sống giáo xứ Quảng Ngãi ngày 10 -09- 2013]
Reng – reng – reng,
Tôi cầm máy lên hồi hộp khi thấy Sơ Hương gọi .
Alô dạ con đây sơ .
Thuý Vy giờ con rảnh không con chạy lên bệnh viện tỉnh, có người đang sắp sinh con à, nhưng thai còn nhỏ quá chắc là không sống được, con lên xem giúp sơ vì em này cộng đoàn đang cưu mang mà giờ thai không giữ được. con ghi số điện thoại của chị bạn ấy rồi con liên lạc nhé Thuý Vy.
Dạ con biết rồi,có gì con sẽ gọi cho Sơ.
Vừa cúp máy xong tôi đã không ngần ngại bỏ dở công việc đến thẳng bệnh viện, tôi bấm mấy gọi cho dì của em, lúc gặp dì em trên gương mặt non trẻ ấy đã hiện diện phần nào hoàn cảnh vì sao em có mặt trên đời ...Mẹ em năm nay 20 tuổi, vùa học xong năm nhất đại học, Bà Ngoại em đã bỏ gia đình theo người đàn ông khác khi mẹ em còn rất nhỏ vì thế khi mẹ biết yêu chẳng ai bảo ban khuyên nhủ và vì thế mà em không được gia đình chào đón khi có mặt trên đời .
Em sắp chào đời mà trên tay mẹ trên tay dì không có cho em được chiếc áo, được cái khăn ...Nhưng sáng nay tôi cũng chưa bán được gì, trong túi cũng không có đồng nào, tôi buâng khuâng tôi lo lắng chẳng nghĩ ra được gì, tôi làm liều chạy về nói với cha sở kể hết cho cha nghe, cha liền lấy 500 đưa cho tôi rồi hối thúc tôi lên lo cho em . Tôi mừng đến chảy nước mắt như chính mình được quà, đi mua những thứ cần thiết cho em, tôi vừa vào lại bệnh viện thì cũng là lúc em được sinh ra, bác sĩ thông báo em được 6 lạng ...Bác sĩ gọi tôi vào phân tích,vì em bé chưa đủ tháng nên các cơ quan trong cơ thể em chưa được hình thành đầy đủ vì thế em không thể sống nên người nhà hãy đợi bao giờ tim em ngừng đập rồi mang em về.
Từ đầu đã biết là vậy nhưng sao lòng vẫn buồn quá.
Mười phút, hai mươi phút rồi một tiếng trôi qua...bác sĩ vẫn không gọi, lúc này đây tôi mới thấy mình bình tĩnh trở lại, tôi nhắn tin thông báo cho sơ,cho cha về tình hình của em .
Cha bảo, con cố gắng vào rửa tội cho em, lời nhắc của cha làm tôi giật mình, bài học này tôi vừa được học cách đây mâý hôm trong bài huấn từ của cha: ‘’Bí tích rửa tội là dấu chỉ Chúa Giêsu dùng để ta được tái sinh lại vào đời sống mới trong Chúa Kitô, trở thành con cái Thiên Chúa và con Hội Thánh.’’
Vậy mà tôi lại quên mất, may mà em vẫn còn sống đến giờ nếu không tôi đã vô tình đánh lạc mất em...tôi tự hỏi, lẽ nào một tân tòng như mình mà cũng được thực hành việc này cho người khác sao ?
Lạy Chúa, con có thể làm được sao Chúa ?
Tôi lén nhìn em qua cánh cửa, em vẫn nằm im,máy đo nhịp tim vẫn chạy đều đều...
Tôi loay hoay với nhiều cảm giác,vui hay lo đây, 2 chân cứ ríu lại, việc cao cả này mà mình làm được sao ? Nhưng rồi có gì đó tác động, tôi chạy xuống mua bình sữa nhỏ, xin ít nước tự nhiên đựng vào, như có Chúa Thánh Thần hướng dẫn tôi thấy mình mạnh dạn và thành thục đến lạ lùng, tôi bước vào phòng kính nơi em nằm mặc cho cô y tá xua đuổi.
Tôi nói ; ’’Ai không sinh lại bởi nước và Chúa Thánh Thần thì sẽ không vào được nước trời ’’ vì thế tôi xin cô hãy cho tôi vào để cháu được ‘’ghi vào linh hồn một dấu ấn thiên liêng vĩnh viễn, mà dự phần vào chức tư tế của Chúa Kitô ‘’.
Chị nói sao tôi chưa hiểu
Uừ thì đó là phép bí tích bên Thiên Chúa chúng tôi, ai sắp chết mà được chịu phép thánh tẩy thì sẽ được cứu rỗi và được tha tất cả mọi hình phạt do tội gây ra và được Thiên Chúa đón nhận vào nước trời .
Thì ra là vậy
Vậy thì chị hãy vào mà lo cho cháu đi
Vâng tôi cảm ơn cô.
Thế là tôi được tự do đến bên em, tôi nghiêm trang làm dấu thánh giá, lấy nước nhỏ lên tráng em rồi đọc một cách trịnh trọng ;
Giuse ta rửa con nhân danh Cha và con và Thánh Thần
Ôi, ...em khóc thét lên không biết vì Chúa Thánh Thần ngự trị hay vì tôi làm em giật mình, nhưng hai tay hai chân nhỏ xíu của em cứ quẩy đạp liên hồi như mừng rỡ vì được tái sinh ? ...Ôi Chúa ơi con thấy mình thật hạnh phúc khi được làm việc này cho em.
Thêm một giờ nữa, trưa quá rồi tôi phải về lo cơm nước cho gia đình, tôi gọi cho hai chị trong nhóm bvss của giáo xứ lên thay tôi trong em . hai chị nhìn qua cánh cửa thấy tay em như đang vẫy gọi mình như thể cầu cứu, sự thương cảm trong hai chị trỗi dạy, hai chị vội đi tìm bác sĩ, xin bác sĩ bằng mọi giá hãy cứu lấy em ...nhưng bác sĩ cũng chỉ biết lắc đầu nói, những gì cần làm chúng tôi đã làm hết rồi nhưng vì em bé này thiếu tháng quá nhiều sao sống được, mắt cũng chưa được mở, nội tạng thì chưa hoàn thành hết...nghe sao mà xót thế?
Thời gian trôi qua thêm một giờ rồi lại thêm một giờ..., chúng tôi giờ đây chỉ biết cầu nguyện ... đêm ấy chúng tôi chẳng thể ở cạnh em nhưng tôi biết trong ba chúng tôi chẳng ai chợp mắt được vì hình ảnh đáng thương của em cứ hiện diện trong tâm trí ...
Sáng hôm sau em vẫn vậy, tay chân vẫn đưa lên đưa xuống, vẫn kiểu như cầu cứu mặc dù đã hơn một ngày em chẳng có tí gì vào bụng, đến trưa chị Huyền lên thăm em dường như em đã yếu dần, tay chân không còn cử động nhưng máy vẫn chạy đều đều.
Đến hai giờ chiều tôi lên bác sĩ nói em đã ra đi từ trưa rồi, biết trước là vậy nhưng sao nước mắt cứ muốn rơi, bác sĩ cho phép tôi vào mặc áo cho em, vừa vào tôi thấy em thở dài một cái nhưng tôi cứ ngỡ mình bị hoa mắt, mang bao tay cho em tôi thấy các đầu ngón tay em máu chảy ra các đầu ngón chân cũng vậy, tôi ôm em vào lòng thấy thương sao mà thương, đi được một đoạn em đạp tay tôi rõ mạnh, tôi kêu lên với chị Hiếu đi cùng, chị ơi thằng bé còn sống nó vừa đạp tay em, tôi vừa nói vừa thút thít nước mắt nhỏ xuống em như thể tôi là Mẹ em không bằng ...chị Hiếu lắc đầu, tại em thương nó nên có cảm giác như vậy thôi mà, tôi thấy chị Hiếu nói đúng chắc tại cảm giác tôi không được bình thường, về đến nhà thờ đặt em lên chiếc bàn đã trải sẳn chiếc khăn trắng mà các cô chú trong nhóm đã ở nhà chuẩn bị .
Ôi kìa, miệng em lại mở ra, lại thở dài , em sống lại thật rồi, mọi người ai nấy thấy vậy cũng nước mắt ngắn nước mắt dài thương cho em, một cô trong nhóm thấy thế nên bắt kinh lần chuỗi cầu nguyện cho em . hôm nay thứ tư nên lần hạt 5 sự mừng
Mầu nhiệm thứ nhất ; Đức Chúa Giêsu sống lại, ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn .
Thật không tin vào mắt mình miệng em lại chip chíp như đòi ăn, tôi nói lớn cắt ngang câu kinh, hình như em đói bụng ấy, ai cũng trố mắt nhìn tôi rồi lại nhìn em, tôi vội vã đi lấy bình sữa lấy tí nước còn các cô thì vẫn tiếp tục câu kinh, tôi nhỏ cho em giọt thứ nhất em ực xuống nhẹ nhàng, rồi giọt thứ hai cũng vậy, đợi một tí tôi nhỏ giọt thứ ba em không ực xuống liền như hai giọt đầu mà dưòng như em đang lắng nghe
Mầu nhiệm thứ hai ; Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Em vẫn vậy cứ như đang lắng tai nghe trong thật dễ thương.
Mầu nhiệm thứ ba ; Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Vừa hết Mầu nhiệm thứ ba, cũng vừa đúng 3 giờ chiều em ực ực hai cái liên tiếp rồi ngậm miệng lại, giờ thì tôi đã biết em đã vĩnh viễn ra đi.
Một sự thinh lặng bùi ngùi bao trùm cả không gian ...1 tiếng sau chúng tôi liệm rồi đưa em vào chiếc quan tài nhỏ xíu.
Các cô nói hôm nay là thứ tư, là ngày kính của thánh Giuse, tên em lại là Giuse, ...em lại mất lúc 3 giờ chiều, giờ thương xót vô biên của Chúa ...mọi thứ do trùng lập hay do sự sắp xếp của Chúa ? tự nhiên trong tôi lại liên tưởng đến phép rửa, tôi thấy như chính mình được tái sinh trong Đức Kitô, giờ thì những thứ mơ hồ của một người tân tòng như tôi đi tìm kiếm Đức Kitô qua sách vở đã không còn nữa mà thay vào là một đức tin xác tín vững chắc trong Chúa ba ngôi.
Tạ ơn Chúa, tôi cảm ơn em rất nhiều đã cho tôi được trải nghiệm và tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô. Amen.
Mã số: 14-021
PHÉP LẠ…
Từ khi ra tù, ba tôi trở thành một người ít nói hơn. Ba tôi đi tù khi tôi còn rất nhỏ nên cũng không hiểu hết sự đời. Tôi chỉ nghe kể lại rằng, khi đó, nhà nội tôi có một xưởng gỗ và công việc làm ăn cũng khấm khá. Ông hàng xóm lúc ấy mượn nội tôi một số tiền nhưng tới ngày hẹn vẫn chưa có để trả. Chú út của tôi đi nhậu về nghe nói thế liền vác dao qua nhà hàng xóm. Vừa thấy chú tôi, ông hàng xóm bỏ chạy, nhưng rủi thay, ông bị bịnh tim và ngã xuống chết. Thương chú tôi còn nhỏ tuổi, ba tôi đã nhận tội thay và đi tù theo án giết người. Mười ba năm trong tù dường như đã cướp đi tất cả mọi thứ của ba tôi. Tôi lớn lên và cũng không để ý mình có ba. Mỗi năm hai lần má tôi đưa hai chị em tôi thăm ba vào dịp hè và dịp tết. Dù vậy, đối với tôi, có hay không có ba cũng không quan trọng lắm.
Sau khi ba tôi đi tù được vài năm, chú tôi uống rượu nhiều nên bị bịnh gan rồi cũng mất. Vậy là chuyện đi tù thay của ba tôi coi như không có giá gì cho mấy. Gia đình nội tôi cũng sa sút theo. Trong thời gian ba tôi đi tù, má và hai chị em tôi sống ở nhà nội. Suốt ngày, chúng tôi chỉ nghe những tiếng chưởi rủa và các kiểu nói khía cạnh. Phần thì công việc làm ăn sa sút, phần vì chuyện người lớn tụi tôi cũng không biết. Cứ mỗi lần má tôi đưa hai chị em thăm ba. Lần nào cũng vậy, ba khuyên má hãy ráng cố gắng chờ ba về.
Ngày ba tôi về, nhà nội tôi mừng lắm, họp gia đình đông đủ để đón ba tôi, rồi tổ chức tiệc mừng, nhưng chỉ được có đúng một ngày yên ổn. Hôm sau là bắt đầu xảy ra chuyện, nào là tranh cãi về việc phân chia tài sản, nào là kể công chăm sóc chị em tôi. Ba tôi đành phải rũ bỏ tất cả đưa má và hai chị em tôi đi sống ở một nơi khác. Đó là ngôi nhà hiện tại của chúng tôi bây giờ. Ngôi nhà nằm gần nhà thờ. Nhờ vậy, hai chị em tôi có cơ hội tham gia dự tu. Không biết tại sao ba tôi lại chọn địa điểm như thế và cho chị em tôi tham gia. Nghe má kể lại, hình như hồi nhỏ ba tôi có tham giam lớp dự tu của tiểu chủng viện Sao Biển khoảng năm 1965 gì đấy. Dù vậy, tôi cũng không biết có chắc không, vì tất cả những gì về ba đều do má kể lại.
Khi mới ra tù, ba tôi siêng đi nhà thờ lắm. Xong không biết ông bỏ thói quen đó lúc nào, tôi không biết nữa. Từ khi chị tôi đi nhà dòng và tôi tham gia vào lớp dự tu của giáo phận cho tới giờ trót hơn chục năm, tôi không thấy ba tôi đi nhà thờ nữa. Tôi cũng không hỏi, chỉ nghe có lần má kể: “Hồi đấy mới ra tù, ba mày đi nhà thờ thường xuyên. Rồi từ lần ông chứng kiến cảnh thằng cháu cha xứ ỷ thế la ó, quát mắng trong nhà thờ nên không đi nữa”. Hóa ra là vậy, tôi chỉ biết thế.
Sau ba năm tham gia dự tu của giáo phận sống trong Tòa Giám Mục, tôi được chọn vào Đại Chủng Viện. Mỗi năm tôi về nhà hai lần vào dịp hè và tết, nhưng ít khi tôi đưa bạn bè về nhà chơi. Chị tôi cũng thế, không biết tại sao. Có lẽ vì chị em tôi mặc cảm về việc ba tôi không đi nhà thờ. Hầu hết ba mẹ bạn bè tôi ở Tòa Giám Mục và Đại Chủng Viện đều tham gia các hội đoàn của giáo xứ. Còn ba tôi thì… nên tôi mặc cảm. Dù vậy, trong thâm tâm, tôi rất hài lòng về ba. Ba tôi ngày đi làm trên ruộng, chiều về hay ngồi trước hiên nhà hút thuốc, chăm sóc mấy cây cảnh, con chim, con cá và chơi với tụi nhỏ trong xóm, vì nhà tôi neo người. Thỉnh thoảng ba đi uống rượu với mấy ông bạn già trong xóm. Vì má tôi tham gia hội các bà mẹ trong giáo xứ, nên nhiều lần cộng đoàn ghé nhà tôi đọc kinh liên gia, những lần ấy, ba tôi thường đi đâu không biết. Nói chung, chuyện gì liên quan tới “nhà thờ” là má tôi lo hết, ba tôi không đụng tới. Cuộc sống khá bình dị thế thôi. Nó bình dị đến nỗi mà làm cho tôi phải để ý và nó đi vào trong máu thịt tôi lúc nào không hay. Khi ba tôi chưa ra tù thì không quan trọng với tôi, có ba cũng được, không cũng được. Nhưng giờ, sự bình dị ấy nó đã có một vị trí trong trái tim tôi, tôi không muốn mất một lần nữa.
Hè năm ngoái, chị tôi tuyên khấn ở hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Nhân dịp đi tham dự lễ khấn chị tôi, cả nhà tôi theo đề nghị của chị đi viếng Đức Mẹ Tà Pao. Tôi cứ lo không biết ba có chịu đi không, vì ngay cả lễ khấn chị tôi, ba miễn cưỡng lắm mới đồng ý tham dự. Thế rồi, ba cũng đi. Tôi mừng lắm! nhưng tôi lại càng lo vì nghe bao nhiêu chuyện lạ lùng nơi vùng đất này, không biết nó ảnh hưởng thế nào tới niềm tin của ba tôi. Rồi phút giây ấy cũng tới, sau khi dự lễ khấn xong, chúng tôi ghé Đức Mẹ Tà Pao trước khi về lại nhà. Vì chúng tôi ghé Tà Pao đúng dịp ngày mười ba hằng tháng, nên khách hành hương khá đông. Trong lúc đang dâng thánh lễ thì có người la lên: Mặt trời đứng bóng. Thế là ai cũng nhìn, có người nói thấy Đức Mẹ nữa….Tôi hỏi ba có thấy gì không? Ba tôi không nói gì, chỉ lắc đầu nhè nhẹ. Hiện tượng này lặp lại ba hay bốn lần gì đấy. Sau lần cuối, có nhiều người kêu thấy Đức Mẹ hơn. Tôi lại hỏi ba có thấy gì không? Ba tôi nói thấy mất cái ví. Hóa ra kẻ trộm đã canh me lúc mọi người không chú ý đã rút mất cái ví của ba tôi. Chết rồi! Tôi khẽ nghĩ, thế này là tiêu rồi! Tôi không tiếc cái ví với số tiền trong đó cho bằng tiếc vì sợ mất cơ hội cho ba tôi. Ba tôi vẫn không nói gì hết, điều này làm tôi càng lo lắng hơn, và tôi cũng không dám hỏi gì thêm nữa. Sau thánh lễ, chúng tôi tản bộ ra bãi xe. Trên đường, chúng tôi ghé vô quán nước bên đường ngồi nghỉ chân.
- Anh Tuấn, anh đi đâu vô đây? Tiếng một người đàn ông trung niên hét to và chạy tới ôm ba tôi.
- Trời ơi, mày làm gì ở đây hả?
- Gia đình em sống ở đây anh à!
Má và hai chị em tôi vô cùng ngạc nhiên vì chưa bao giờ gặp người đàn ông này, cũng chưa bao giờ nghe ba nhắc tới. Chú tên Tài, nhỏ hơn ba tôi năm tuổi, từng là anh em kết nghĩa với ba tôi trong tù. Mãn hạn tù, chú Tài đưa vợ con tới vùng này sống bằng nghề chạy xe thồ. Sau khi có chút vốn, vợ chồng chú mở quán bán nước cho khách hành hương. Nghe nói trước kia chú Tài là một tay giang hồ thực sự, vô tù ra trại như chuyện ăn cơm bữa. Rồi một lần trốn trại, ba tôi không gặp lại chú Tài nữa cho tới giờ.
- Vợ chồng chú mày làm ăn được không? Ba tôi hỏi.
- Anh vô đây ngồi đã rồi mình nói chuyện sau. Dạ, nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ, tụi em sống hạnh phúc anh à!
Vợ chú Tài kéo ghế mời chúng tôi ngồi. Thím có khuôn mặt hiền và phúc hậu. Ba tôi đưa mắt đảo một vòng cái quán nước, rồi hỏi:
- Mà sao mày lại chọn vùng này để lập nghiệp?
Chú Tài nhẹ nhàng kéo tay áo lên, chỉ vào hình xăm Đức Mẹ trên cánh tay phải:
- Nhờ cái này nè! Anh còn nhớ không, chính anh xăm cho em đó. Nó không đẹp nhưng rất ý nghĩa. Hồi đấy, cứ mỗi lần xa nhà là vợ em đưa cho em tràng hạt và một tấm hình Đức Mẹ với lời kinh phía sau, nhưng mười lần như chục, em bỏ đâu mất tiêu không nhớ. Mỗi lần vợ hỏi thì em lại ú ớ. Vợ em không nói gì nhưng em biết cô ấy không vui.
Chú Tài nhấp ngụm nước trà xong nói tiếp:
- Năm ấy, anh em mình ở trong trại. Em nhớ đó là dịp lễ Đức Mẹ lên trời, anh nhắc em, tự nhiên em nhớ vợ con quá chừng và đã nhờ anh xăm hình Đức Mẹ trên tay để không bao giờ làm mất nữa. Sau khi trốn trại lần ấy, vợ em khuyên nên ra đầu thú và chịu khó thi hành cho xong án, chứ trốn chui trốn nhũi hoài biết khi nào mới hết khổ. Em nghe có lý, và vì thương vợ con nên đã làm theo. Sau khi mãn hạn tù, em chưa biết làm gì để sống. Nghĩ đi nghĩ lại, cứ bám vào nghề rừng ở Tánh Linh này thì trước sau gì cũng vô trại nữa, thà tìm việc gì đó lương thiện để làm. Đang bí thế thì chính cái hình xăm này gợi lên ý nghĩ về nơi đây lập nghiệp đó anh!
Ba tôi ừ ừ, gật gật…
- Mà gia đình anh thế nào rồi, kể em nghe với.
- Tất cả đây nè! Cô gái lớn hôm qua khấn ở dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết nên mới có dịp ngồi đây và gặp lại mày đó.
- Ôi, tuyệt vời quá! Mà anh chị viếng Đức Mẹ chưa? Hôm nay là ngày mười ba nên nhiều người hành hương lắm.
- Cả nhà mới tham dự thánh lễ trên đồi Đức Mẹ xong. Mà vợ chồng chú mày ở đây lâu rồi có thấy những chuyện lạ lùng như người ta kể không vậy?
- Thật ra tụi em cũng nghe khách hành hương kể nhiều chuyện về Đức Mẹ ở đây, nhưng chính tụi em vẫn chưa thấy. Chắc đức tin tụi em kém quá nên Đức Mẹ không cho thấy đó anh. Nhưng nói chung, có một sự thật là nhiều người đi viếng Đức Mẹ về thì thay đổi cuộc sống tốt hơn, cái này là có à nhen. Chú Tài nói nữa thật nữa đùa như thế.
- Mà anh chị tính khi nào về lại ngoài nhà?
- Anh chị tính ghé Đức Mẹ xong đi liền.
- Thôi, anh chị cứ ở lại nhà em rồi từ từ về cho khỏe, với lại lâu lắm anh em mình biệt tăm mà, giờ gặp lại anh mừng quá!
Thế là chúng tôi quyết định ở lại nhà chú Tài đêm ấy. Tôi biết thêm vợ chồng chú Tài có ba người con đều học rất giỏi. Người lớn nhất chắc bằng tuổi tôi, đang mở công ty du lịch làm ở Thái Lan, còn hai em đang học đại học ở Sài Gòn. Tối hôm đó, chúng tôi ngủ sớm, chỉ có ba và chú Tài ngồi trước hiên nhà uống trà ôn chuyện cũ. Nửa đêm, tôi giật mình và nghe được cuộc đối thoại của hai người, dù có câu được câu mất.
- Anh có nhớ thằng Tư Sẹo không? Hồi đó nó chẳng coi trời đất ra gì. Sau khi ra tù một thời gian, không biết trời xui đất khiến kiểu nào mà nó lấy cô vợ đạo, rồi theo đạo, sống tốt lắm. Nó cũng ở vùng này nhưng không theo nghề buôn bán như vợ chồng em. Nó trồng thanh long bán cho các vựa và quán xá ở xung quanh đây nè. Thỉnh thoảng, em có gặp nó. Bữa nay anh nhìn nó không ra đâu, tướng tá như phú ông chứ không phải ba trợn lóc chóc như xưa.
- Vậy à, đúng là có nhiều chuyện mình không thể ngờ được heng.
- Mà tính ra cũng hay anh à, em ở đây gặp nhiều sự bất ngờ lắm. Khách hành hương vô quán em uống nước rồi tâm sự, có nhiều trường hợp thay đổi cuộc đời kỳ lạ lắm, không biết sao nữa.
Nói xong chú Tài rít một hơi thuốc lào rõ kêu. Sau một khoảng thời gian im lặng thì ba tôi lại đột xuất hỏi:
- Tao hỏi thật, mày có tin là Đức Mẹ thường xuyên hiện ra ở vùng này như người ta đồn không, đại khái như Đức Mẹ hiện ra múa nhảy, hay hiện tượng mặt trời đứng, v.v…?
- Em không biết, nhưng em chưa tận mắt chứng kiến.
- Thật ra, tao nghĩ, có hay không có những chuyện đó cũng không quan trọng, nhưng một điều tao khẳng định với mày là nơi này đã có phép lạ.
Và tôi nghe rất rõ câu nói của ba tôi: “Đúng là phép lạ. Vùng đất khỉ ho cò gáy này mà đã sinh dưỡng biết bao con người. Các tay anh chị, người vô gia cư, kẻ thất nghiệp, người bán hàng rong, ăn mày… cũng tìm được nơi trú ngụ”.
Tôi cố lắng tai nhưng không nghe được gì nữa, chắc tôi mệt quá nên mắt ríu lại lúc nào không hay. Sáng hôm sau rời nhà chú Tài, chúng tôi ra về. Lúc ngồi trên xe, tôi âm thầm đặt vào tay ba tôi tràng chuỗi mân côi. Ba tôi nhẹ nhàng trợt từng hạt chuỗi, mắt nhìn ra cửa xe hướng về phía chân đồi Đức Mẹ. Tôi không biết ba nghĩ gì, nhưng đối với chúng tôi, đó là một phép lạ. Có lẽ đối với ba tôi, chuyện một tay giang hồ tìm về nương nhờ sống hạnh phúc dưới chân đồi Đức Mẹ là một phép lạ. Đối với vợ chồng chú Tài, gặp lại ba tôi và chứng kiến những cảnh đổi đời lột xác ở chốn này là một phép lạ. Và riêng tôi, giờ đây mới hiểu thêm một điều là tại sao người ta đi hành hương Đức Mẹ đông thế, có lẽ với mỗi người theo cách thức riêng của mình nhận ra NƠI ẤY có phép lạ!
Mã số: 14-022
HOA TÍM MÙA VỌNG
Kỷ niệm Mùa Vọng 2013
- Ba ơi! Đẹp quá! Ba ơi! Đẹp quá!
Giọng nói còn ngọng ngịu của đứa em hơn hai tuổi cùng đôi ba tiếng vỗ tay lẹp xẹp khi nó nhìn thấy những ánh đèn màu bật sáng được giăng thành hình cây thông trên mặt kiếng cửa phòng. Đôi mắt vốn đã to giờ thêm tròn xoe chăm chú nhìn. Chiếc miệng cười tươi trên gương mặt bầu bình hồn nhiên con trẻ. Ba nó là cậu út trong gia đình. Từ ngày có có trí khôn, tôi biết cậu là người đã bỏ đạo, theo nhận định kiểu thế gian. Gần ba mươi năm, tôi chưa thấy cậu đến nhà thờ. Có nói đến chuyện đạo hạnh thì cũng bằng thừa đối với cậu dù là dân đạo gốc hẳn hoi. Phận con nít trong nhà nói chuyện đạo lý được với ai. Có một lần đã lâu, tôi hỏi:
- Sao cậu không đi nhà thờ?
- Thôi, tao bỏ đạo lâu rồi!
Tôi còn nhớ như in giọng nói ngày hôm đó, không hề phảng phất thái độ căm ghét mà có lẽ, mặc cảm nhiều hơn. Mẹ tôi là chị hai trong nhà nhưng cũng không khuyên can gì được với người em út này. Bạn bè cậu chung quanh có đạo hay không đều có cả. Những người bạn hàng xóm có đạo vẫn chơi thân với cậu dù cậu chưa đi cùng họ đến nhà thờ buổi Chúa nhật nào. Tới lúc lập gia đình, ở độ tuổi bốn mươi, tôi nghĩ chắc có lẽ cậu nghĩ lại. Nhưng đúng là tôi nghĩ chứ không phải cậu tôi nghĩ. Mợ là người ngoài đạo. Trước đó, tôi cũng tế nhị nhờ mợ nói chuyện xem sao. Vẫn vậy, câu tôi mặc cảm. Sau khi có bé gái đầu lòng hơn một năm tuổi, ông bà ngoại tôi lần lượt qua đời. Tôi mong những biến cố sinh, tử cuộc đời làm cậu tôi suy nghĩ lại. Có lần khi đề cập đến việc cho bé đi học giáo lý, cậu tôi ý kiến:
- Để khi nào con Ty tới mười tám tuổi, nó muốn theo bên nào thì theo.
Nghe vậy, tôi thực sự hết hy vọng gì từ lúc ấy. Chỉ biết mười mấy năm nữa sau mới hẳn hay câu trả lời.
- Trời ạ! Mười mấy năm nữa!
Tôi thở dài.
Cậu mợ tôi có thêm bé thứ hai, một bé trai. Nhìn gia đình cậu êm ấm, tôi mừng cho cậu nhưng vẫn thấy tiếc tiếc. Tôi cũng quên luôn cho đỡ mệt mỏi vì chờ đợi thời gian. Dấu chấm dừng như hiện rõ ràng. Thời gian luôn làm việc không ngơi nghỉ, trôi đi đều đặn mặc ai vui buồn.
Gia đình người hàng xóm sát vách ngày trước với nhà tôi có người thân, là người chủ trong gia đình, ra đi đột ngột. Chỗ ở nhà tôi lúc này không xa mấy so với chỗ cũ. Cậu tôi vẫn đến viếng với tình nghĩa xóm giềng mấy mươi năm nay. Ngày tiễn đưa ông cụ, cậu tôi tự ý tham dự thánh lễ với con gái. Tôi không mấy ngạc nhiên và thật lòng không quan tâm nữa. Có lẽ bản thân mình đã tham dự lễ an tang quen rồi nên nghĩ ai cũng quen như mình. Độ hai hôm sau, tôi đang đong đưa trên võng với tờ báo buổi sáng, tiếng nói của cậu làm tôi rời mắt khỏi hàng chữ đang đọc. Tôi bất ngờ với ý định của cậu là muốn thu xếp việc vào đạo của vợ và hai đứa nhỏ. Bây giờ, tôi lại là người ngạc nhiên. Tôi suýt phạm sai lầm khi cứ theo thói ngạo mạn là sẽ chỉ như mình nghĩ. Tôi muốn cầu toàn mọi sự nên đề nghị cậu cũng phải trở lại. Dù cậu tôi gạt phăng khi tôi đề cập như thế nhưng vẫn giữ quyết định. Thật may mắn vì tôi suýt làm hư bột hư đường. Mợ tôi tự nguyện với việc theo đạo. Mợ chăm chỉ học giáo lý, học kinh và tìm hiểu đạo qua những thắc mắc. Tôi thấy rõ đây là hồng ân Chúa tuôn đổ dạt dào. Mợ tôi rất có thiện chí. Cậu mợ cho con gái nay sáu tuổi theo học giáo lý ở nhà thờ. Sau ngày bắt đầu đi học giáo lý không lâu, mợ rủ cậu tôi cả nhà cùng đi lễ thiếu nhi ngày Chúa nhật. Nhìn chiếc khăn quàng Thiếu Nhi Thánh Thể màu hồng trên vai bé gái, tôi dạt dào hy vọng.
Thiên Chúa đã không bỏ mặc cậu tôi dù cậu tôi có thế nào. Lòng thương xót của Người là vậy đó! Là người nhà, tôi ước mong mình là người giúp được cậu tìm lại cuộc đời Ki-tô hữu. Có điều, cái bệnh ngạo mạn này, Người khéo sửa dạy tôi. Người đã dùng tôi làm công việc người khởi sự nhưng không làm công việc hoàn thành. Tôi phải học biết nhường lại niềm vinh hạnh này cho người khác. Tôi cần học chọn theo ý Chúa muốn chứ không phải công việc của Người. Tôi chỉ cần trọn chặng đường được trao. Tại điểm dừng ấy, sẽ có người tiếp nối lộ trình trong chương trình vốn khôn ngoan và diệu kỳ ngoài suy nghĩ loài người. Thiên Chúa dùng một người vợ ngoại đạo mà thuyết phục cậu tôi trở lại cuộc đời làm con Thiên Chúa và Người lại sinh cho mình những ngươi con mới. Chính tình yêu thương đã giúp cho câu mợ tôi biết lắng nghe, chấp nhận và phục thiện. Sau bao nhiêu năm tưởng chừng nguội lạnh mất rồi, sự sống thiêng liêng chỉ ẩn tàng chứ không chết đang nung chảy dần lớp băng bao bọc. Ai cũng chỉ biết hy vọng vào giờ phút cuối cuộc đời, người bỏ đạo sẽ trở lại. Có thể đó là hy vọng cuối cùng. Nhưng sao không hy vọng cho người bỏ đạo có một cuộc đời bình an, hạnh phúc khi còn đang sống, để sống cho ra sống, sống đáng để mà sống. Thiên Chúa không bỏ cuộc vì yêu thương con người. Người không chịu thua con người dù chút hy vọng còn lại như lịm tắt. Và hơn ai hết, Người biết điều gì, khi nào sẽ tốt nhất cho từng người con của mình. Tôi tin những ai chân thành tìm kiếm sẽ được gặp Người trong sự kiên trì cùng năm tháng. Mỗi biến cố cuộc sống là một tiếng nói yêu thương mà Thiên Chúa dành để cho từng người con của mình trải nghiệm tình yêu đó. Hơn bất kỳ người cha người mẹ trần gian nào, Người nhẫn nại dạy con cái mình học thật chậm rãi nhưng chắc chắc, đến nơi đến chốn. Dù lắm khi con cái không cần đến, Người vẫn ở đấy và chờ đợi… Và hơn nữa, trong tận cõi thâm sâu của tâm hồn con người, nơi ấy, chỉ có Thiên Chúa và đối tượng.
Cậu mợ cho tôi biết có ý định đặt một bàn thờ nho nhỏ cho gia đình mình. Tôi mừng trong lòng, không sao nói hết tình thương của Người vì cây khô đang trổ lá hồi sinh. Tôi chỉ biết xem lại niềm tin của mình để tin tưởng, phó thác nhiều hơn. Không phải là chỉ trong lúc này, vì những việc bây giờ đang diễn ra tốt đẹp mà còn cho cả ngày mai, dẫu ngày mai có thế nào, Thiên Chúa mãi mãi không bỏ rơi đoàn lũ con mình vì giá máu của Đức Ki-tô, Con Chí Ái của Người không đổ ra vô ích. Tôi lo ngại không biết làm thế nào cho chuyện hòa giải giữa Thiên Chúa và cậu. Chưa kịp nhờ mợ thì tình cờ tôi nghe được câu chuyện giữa mẹ tôi và mợ về điều mình đang suy nghĩ. Bất chợt, tôi hiểu ra việc Chúa nhắn nhủ tôi cần ở lại trong sự quan phòng của Người. Lại chút nữa, không khéo tôi làm hỏng bột hỏng đường. Mùa vọng này, hoa tím trổ dù còn ít nhiều thách đố… Tôi học được rằng đừng đánh mất niềm tin.
Vài sợi dây kim tuyến bạc với dây điện trang trí, tôi định hình nét một cây thông trên cửa phòng, một chút sắc màu Noel. Tôi mong mùa Giáng Sinh này, khi kỷ niệm biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa xuống trần, khởi đầu một cuộc sống con người bình thường, gia đình cậu được sinh ra và bắt đầu đời sống mới và khởi đi cùng với Hài Nhi Giêsu. Dù mái tóc điểm bạc, nhiều nếp nhăn trên gương vì lo toan cuộc sống nhưng không làm mất đi nét vui đùa của cậu bên con trẻ. Tôi chợt thấy cậu hồn nhiên giống chúng.
Bai 14-025: Chữ Hiếu
- Khổ quá, khổ quá.
Bà lão vẫn thường hay than thở như thế. Căn phòng chật chội nhuốm màu vàng lờ nhờ của bóng điện. Suốt ngày trong cái không gian o bế đến ngộp thở ấy là tiếng khò khè, gắt gỏng, kêu ca của một bà lão đã ngoài tám mươi tuổi. Đãng trí, mắt kèm nhèm, lại thêm chứng đau lưng của tuổi già, nên bà hay cô đơn lắm. Cứ chiều chiều, bà lại chống gậy lang thang ra công viên, rồi ngồi thẫn thờ ngẫm ngợi vào quá khứ, về mối tình đầu, về những ngày tháng đẹp tươi nhất.
Già rồi nhưng vẫn hay khóc. Bà dễ tủi thân lắm. Trái tim bà vẫn cả tin và dễ tổn thương cho tới tận bây giờ. Mỗi khi bị con cháu trách mắng về tính hay giận, hay quấy là bà lại lủi thủi tìm vào góc phòng, ôm mặt khóc. Bà có muốn thế đâu
Cái tính nhõng nhẽo, hay quấy của bà có từ hồi nhỏ, nhưng được chiều chuộng nhất là cái hồi bà yêu. Thời son trẻ ngập tràn sắc đẹp ấy xoẹt qua đời bà như một ngôi sao băng trong bầu trời đêm quang đãng. Từ ngày nhỏ, bà luôn ao ước được nhìn thấy sao Chổi hai lần trong đời. Bởi sao băng mong manh quá, ngắn ngủi quá, không bõ xem. Bà muốn nhìn thấy sao Chổi một lần nữa, ngôi sao Chổi kì vĩ, đầy hư ảo mà bà đã coi từ hồi bà còn nhỏ.
Tiếng dế kêu đêm thật não nùng và lạc lõng trong công viên. Xa xa phía bờ hồ, thỉnh thoảng có những chiếc ô tô lao vút đi, rồi lại tiếng dế kêu văng vẳng thấu đến từng cánh hoa kẽ lá. Những con dế như thi nhau tấu lên bản nhạc réo rắt. Màn đêm như đè nặng xuống mảnh đất này. Tiếng dế như xé đêm ra từng mảnh, từng sợi. Tiếng dế le lắt, tiếng dế quay quắt, tiếng dế thao thiết xiết bao.
Từ lúc nào, bà luôn coi dế là bạn. Những người bạn tí hon ấy như các nhạc công trình diễn miệt mài không lấy tiền thù lao vậy. Bà vẫn hay lững chững chống gậy vào thăm thú công viên, cốt cũng là để được nghe tiếng dế. Tuổi già cũng không nhiều thú vui. Nhiều cảm giác vẫn khiến bà nhớ về hồi trẻ đẹp. Mỗi lần như thế, bà chạnh buồn. Cô đơn, cô đơn, cô đơn, điều ấy đáng sợ nhưng lại như những hạt bụi luôn vây bủa lấy bà. Nhiều khi bà muốn rũ bỏ cảm giác ấy đi mà không được, bà lại lặng lẽ tìm đến làm bầu bạn với tiếng dế, với bóng đêm, với sao trời. Dần dà rồi cũng quen, bà tự biết chẳng mấy ai thích người già, nên mọi buồn khổ lại tự âm thầm chịu đựng một mình.
Có lần, con trai bà bảo: Mẹ già rồi, đừng ra ngoài nữa, nhỡ cảm gió ra đấy thì làm sao. Bà bảo: Cứ để ta đi lại cho nó khuây khỏa. Nó bảo: thôi mẹ ở nhà cho lành, không thì lại khổ con khổ cháu. Bà im lặng, đóng cửa vào căn phòng kín gió tù túng. Bà bảo cái phòng như cái chuồng nhốt người vậy, khó chịu lắm. Con dâu bà bảo: Mẹ khó tính lắm, ai mà chiều được. Bà kêu: Giê Su Maria, sao già lại nhục thế này, người ta cầu chúc cho nhau sống lâu trăm tuổi làm gì thế không biết.
Rồi bà lại tự đấm vào phía lưng mình. Những cơn đau lưng kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến bà hay ri rỉ nước mắt. Cơn đau còn như lây vậy, đau lưng rồi đau lên vai,lên gáy, lên đầu, đau tỏa xuống các tay chân. Trông bà lấy bấy, bủn rủn là thế, nhưng sức bà cũng đã cố gắng hết sức để gượng gạo đi rồi. Chứ thực ra bà chỉ muốn nằm bẹp một chỗ thôi, lúc nào cũng cảm thấy trong người bí bách, xương cốt rão ra, chỉ còn chút tàn lực của tuổi già. Đôi lúc bà vẫn tự quở: Sao ta dai chết thế? Bà cũng hay nghĩ về tuổi thơ. Lúc còn nhỏ, bà luôn mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, nhưng càng sống lâu, bà càng thấy đời nhiều khốn nạn hơn. Giờ ai cũng bảo bà lẩm cẩm, dạy con cháu khác người. Bà bảo: Đôi khi trong cuộc sống người tốt sống cạnh người tốt không tốt. Người ta bảo bà dở hơi. Bà lại bảo: Người tốt phải ở gần người xấu sể cảm hóa người xấu, không chẳng bao giờ người xấu có thể hoàn lương được cả. Người ta bảo bà chập mạch. Ai lại cho con cháu đi chơi với đám bạn lêu lổng, hư hỏng đâu. Bà cười mỏm mẻm: Rốt cuộc chẳng ai hiểu được già này.
Lớp trẻ ở đây mấy ai biết bà từng là cô gái hát quan họ đầy quyến rũ, mê hoặc ngày xưa. Làng trên xóm dưới ùn ùn kéo về xem quan họ mỗi khi làng bà tổ chức. Cứ tới lượt bà hát là mọi người như lặng đi, giọng hát mê hồn ấy đã thấm cả vào một thế hệ yêu quan họ trong khu vực này, ấy thế mà…
Bà vẫn đi dạo hàng ngày, dành nhiều thời giờ để suy nghĩ về tuổi trẻ, về những khoảng lãng mạn thời con gái. Cảm giác ấy, cái cảm giác được nhiều người tôn trọng, săn đón, ngưỡng mộ rất sung sướng. Bà mơ màng dựa vào ghế đá ngoảnh ra mặt nước hồ lãng đãng ánh hoàng hôn. Khóe mắt bà đã ri rỉ những ngấn nước mắt lòa nhòa. Anh nắng chiều tàn làm óng ánh lên những giọt nước nhỏ nhoi ấy. Cảm giác cô đơn quấn xoắn lấy bà.
Có lẽ ta sắp bị đuổi ra đường mất. Bà tự nhủ. Con dâu ngày càng hay cáu giận, mắng mỏ, còn con trai thì bận bịu tối ngày, chằng còn quan tâm bà nữa. Hôm trước, con dâu bà bảo: Mẹ sống ở nhà này như người thừa ấy. Có lần khác nó lại bảo: Mẹ bẩn lắm, hôi hơn con khỉ rồi, cả tháng rồi chưa tắm. Thì bà cũng nghe câu được câu chăng, mỗi lần như thế bà im lặng. Tuổi này giờ gắng gượng mà đi được là tốt rồi, mấy ai giữ được cho thân thể luôn thơm tho chứ? Giá như, giá như… cái thời son trẻ của bà đã lùi lại quá xa, sẽ chẳng bao giờ bà có thể quay lại được thời đó. Mỗi lần bà muốn quay lại, con cái lại mắng bà nhõng nhẽo, trẻ con, làm khổ con cháu ai mà chiều được.
Một buổi sáng cuối mùa đông năm ấy, cô con dâu hét toáng lên: Mẹ ra khỏi nhà đi, ỉa đái gì mà tung tóe hết ra phòng thế này, khổ quá. Bà vừa đi vệ sinh vào cái bô, không biết túng tấng thế nào mà cái bô bị úp ngược, bà cứ khều khều những mãi không lật lên được. Cô con dâu nhìn cảnh ấy nên không kìm lại được, lại thốt lên: Bà chết đi thì hơn, sống chỉ làm người khác khổ.
Bà ngờ ngệch vớ lấy cái gậy, thập thùi bước đi, bỗng ngã dúi xuống, mặt bà úp vào cái bô rồi trượt xuống nền đất. Mùi thối sặc sụa như oạc ra từ bể phốt. Quần áo, mặt mũi bà nhoe nhoét phân. Bà nằm như một con mèo già sắp chết. Luống cuống quá, bà lại bò ra cái chỗ vòi nước. Cô con dâu đóng sầm cửa lại, ậm ọe hồi lâu.
Năm hôm sau, người ta thấy một bà cụ già nằm bất động ở cổng ngôi nhà thờ một giáo xứ gần đó, người bà cứng đờ, lạnh toát. Mấy giáo dân đi lễ về, nhìn thấy liền khênh bà về nhà sơ cứu, nhưng dường như đã quá muộn. Con trai, con dâu bà tìm đến, lu loa, gào khản cả tiếng như tranh nhau:
- Ối mẹ ơi! Sao mẹ lại bỏ nhà mà đi.
- Mẹ ơi là mẹ! con là kẻ bất hiếu.
- Mẹ ơi! Sao mẹ lại chết đường chết chợ thế này, sao phút cuối không ở bên chúng con.
- Mẹ ơi! Chúng con hưa sẽ chăm chỉ làm ăn, sẽ vâng nghe lời mẹ lúc còn sống, lo lắng cho mẹ mồ yên mả đẹp.
Những lời có cánh trong đau buồn như vút tận trời xanh. Hàng trăm lời hứa hẹn, khóc nấc của cặp vợ chồng cũng khiến họ hàng khóc nấc theo. Dân làng không ngờ bà lại có con dâu ngoan hiền, thương mẹ đến thế, người con trai có hiếu đến thế…
Chiếc quan tài đã sang ngày thứ hai, phía đầu quan tài vẫn có một mặt để ai vào phúng viếng có thể nhìn thấy mặt bà lần cuối. Người con dâu oặt oẹo, tóc xù ra vì đã khóc ròng suốt từ lúc nhận được tin dữ.
Đám tang bà đông. Cả làng đưa tiễn bà vào nhà thờ để làm lễ đưa chân cầu nguyện cho linh hồn bà sớm được hưởng phúc thiên đàng. Vị linh mục đang oang oang giảng về những đóng góp quan họ trước đây của người quá cố, bỗng đánh rơi kính vì một điềm lạ lùng. Cả nhà thờ nhỏm dậy, nháo nhào chạy xúm vào một chỗ. Bà lão đã ngồi nhỏm dậy, nắp quan tài kênh sang một bên. Người ta đã quên đóng đinh nắp áo quan. Tiếng trẻ con khóc thét vì sợ. Ai cũng ngạc nhiên vì sự việc lạ lùng. Nhiều người tin Chúa đã làm phép lạ ngay giữa nhà thờ. Có kẻ xầm xì: Suýt nữa thì chôn sống bà lão.
Bà ngã ra nền nhà thờ, ngước lên nhìn gian Cung thánh, làm dấu liên hồi, miệng lắp bắp, mặt tái mét.
Cả nhà thờ vòng trong vòng ngoài những người, không còn ai khóc nữa. Quả là một sự lạ cho toàn bộ con chiên của Chúa nơi đây. Bà lão vẫn chưa nói được. Người ta đưa bà ra cấp cứu. Cái tin người chết sống lại nhanh chóng được lan truyền, bà bỗng dưng nổi tiếng, được nhiều người phỏng vấn.
Rồi cũng nhạt dần. Không khí trong gia đình lại trở lại như xưa. Người con dâu vẫn tiếp tục chì chiết mẹ chồng. Người con trai vẫn chơi bời nhậu nhẹt tới khuya khoắt mới về nhà. Có ngày họ chẳng cả nhìn hay hỏi thăm bà lấy một tiếng. Ngày ngày trôi qua trong quạnh vắng, bà rất nhớ tiếng dế, nhớ những kí ức tuổi thơ. Bà đã bị liệt một nửa người. Mấy ngày liền, khi không còn nghe tiếng mẹ gắt gỏng, rên hừ hừ nữa, đôi vợ chồng mới khẽ khàng đẩy cửa vào. Một cảnh tượng đầy ái ngại trong căn phòng đã đập vào mắt đôi vợ chồng đã trung niên. Chẳng là, họ đã trải vải mưa xuống dưới chiếu của bà, và để sẵn đồ ăn, sữa, hoa quả hai ngày nay cho bà cụ. Giờ thì nước tiểu và phân lấm lem xuống chiếu, chảy cả lên mái tóc rối lòa xòa của bà. Mắt bà nhắm nghiền, ruồi tranh nhau bâu lên mặt, khóe mắt bà vẫn có đường nước bé xíu mờ mờ chảy xuống chỗ nước tiểu rỉ loang khắp chiếu. Trong im lặng, đôi vợ chồng ngán ngẩm nhìn nhau. Hai ngày tiếp theo bà cũng không ăn được gì, ai hỏi gì bà cũng không nói được. Họ hàng lại xúm xít xung quanh. Lại hỏi thăm, bàn tán, rồi ra về trong tâm lí nặng nề. đến một ngày cuối tuần, khi tất cả mọi người đang lo lắng nhìn khuôn mặt đã hết thần sắc, quầng mắt đen sì, môi thụt hẳn vào trong của bà, thì người ta đã được nghe câu nói cuối cùng của bà. Sau một loạt câu hỏi không có tín hiệu trả lời:
- Bà uống sữa nhé
- Bà đi tiểu nhé
- Thay quần áo cho bà nhé
…
Rồi đến câu:
- Xức dầu cho bà nhé. Bỗng như có một buộc vào cổ áo kéo bà lên vậy, bà hơi nhích, khẽ rên lên:
- Ừ, tạ ơn Chúa.
Khi mặc áo phép, và chịu phép sức dầu, ăn năn về những việc làm hồi còn sống, bà làm dấu thánh giá, hôn tượng Chúa Giê- Su, rồi thở hắt lên một cái thật mạnh. Bà đã ra đi mãi mãi. Đám tang bà lần này, rất ít tiếng khóc. Con cháu bà cũng chẳng đông, dù đã bao lần khi còn sống bà dặn dò các con cháu bà hãy sinh sôi thật nhiều. Đêm đó, những ngôi sao băng rơi nhiều như để chào đón một linh hồn thánh thiện đã về trời. Tiếng dế trong nghĩa trang cũng ngân lên buồn bã, chỉ vắng ánh sao Chổi mà thôi.
BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho cuộc thi lần thứ hai - 2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn Hóa và Truyền Thông Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gởi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.
5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.
Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
6. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng . doc (word), không nhận bài gởi qua đường bưu điện.
7. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gởi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.
8. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
9. Địa chỉ nhận bài, xin gởi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail. com và gopnhattho@yahoo. com.
10. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
11. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
12. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm
13. Lễ trao giải vào ngày 22-9 mỗi năm.
14. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
15. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www. gpquinhon. org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
16. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.
II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng. :
- một giải nhất: 20. 000. 000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12. 000. 000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8. 000. 000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3. 000. 000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gởi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo. com – Điện thoại: 0935-424-449.
Qui Nhơn, ngày 21-9-2013
(Điều chỉnh ngày 04-10-2013)
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn