KHÁM PHÁ HUẾ TRONG 24 GIỜ DU NGOẠN

Chùa Thiên Mụ với ngọn tháp Phước Duyên hình bát giác 7 tầng cao trên 20m, Lăng Vua Minh Mạng với 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ đặc sắc. Lăng Vua Khải Định - một toà lâu đài đồ sộ với sự kết hợp hai nền kiến trúc văn hoá Đông - Tây rất tinh xảo. Lăng Vua Tự Đức - nằm giữa một rừng thông bát ngát thơ mộng, viếng Chùa Từ Hiếu (hoặc Chùa Từ Đàm) lễ Phật cầu Phúc-Lộc-Tài. Và mời bạn thưởng thức ca Huế trên dòng Sông Hương - nét văn hoá đặc sắc của xứ Huế...
KHÁM PHÁ HUẾ TRONG 24 GIỜ DU NGOẠN

Nếu có cơ hội khám phá Huế chỉ trong 24 giờ, bạn sẽ đi những chỗ nào, làm gì, thưởng thức cảnh đẹp hay các món ngon ở đâu? Và dưới đây sẽ là cẩm nang lý tưởng cho bạn tại xứ Huế.

Buổi sáng bình yên ở Huế

5h: Rủ nhau chạy xe về biển Thuận An lúc trời còn tờ mờ sáng, vừa tranh thủ nhâm nhi một tách cà phê vừa ngắm mặt trời nhô lên từ mặt biển
  
 
6h: Tranh thủ pose ảnh trong trường Quốc Học - ngôi trường rộng và đẹp nhất Huế. Diện tích trường lên đến hơn 4.000m2 nên cứ chạy bộ hoặc đạp xe mấy vòng quanh trường là đủ để bắt đầu một ngày mới khỏe khoắn.
 
7h: Giờ vào học của các teen học ca sáng. Đột kích trước cổng trường, bạn sẽ có cơ hội chụp được những shot hình lung linh với chủ đề áo dài Huế. Thiếu nữ Huế mặc áo dài trông thật dịu dàng. 
 
8h: Thưởng thức món xôi thịt hon ở góc ngã tư Trương Định – Phạm Hồng Thái. Một phần ăn 20.000 đồng gồm một chén thịt hon nóng hổi và một đĩa xôi, trông nho nhỏ nhưng ăn vào cũng khá ấm bụng. Quán này rất đắt khách, nhanh hết hàng, nếu đến muộn là bạn không có dịp thưởng thức món ăn.
 
9h: Dù là ngày thường hay cuối tuần, ở các quán cà phê cóc ven đường Trương Định vẫn đông dúc. Người Huế có thói quen uống cà phê buổi sáng. 
 

10h: Đi shopping. Ghé chợ ở Huế để nghe giọng Huế lanh lảnh từ các o các mệ bán hàng. Chợ Đông Ba đa dạng và phong phú, đặc biệt là hàng trăm phụ kiện cho các bạn nữ.
Mách nhỏ: Nếu mua áo quần, giày dép ở chợ Đông Ba, bạn nhớ trả giá xuống khoảng một nửa nhé! Còn chợ Bến Ngự tuy ít đồ hơn, nhưng các o bán hàng rất hiền và ít nói thách. 
 
 
Lịch trình cho buổi trưa
11h: Đến Huế tất nhiên không thể không ăn bánh Huế của quán Hàng Me đường Võ Thị Sáu. Có đủ loại: bánh bèo chén, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ướt, ram ít, bánh giò… Quán nổi tiếng là nhờ hương vị đậm đà của nhân tôm và tôm chấy được rắc lên bánh. Chủ quán cũng đặc biệt thân thiện, hiếu khách. Giá cả: khoảng 30.000-40.000 đồng/người là no nê. 
 

12h: Đi ăn yahourt Nguyễn Huệ. Quán chỉ có vài chiếc ghế đẩu, mấy chiếc bàn con con trú dưới bóng cây, vậy mà lúc nào cũng nườm nượp khách. Giá ở đây rất rẻ, chỉ 5.000 đồng/ly được làm sẵn. 
 
13h: Hòa mình vào không khí châu Âu ở Huế tại DMZ, Little Italy, Hùng Vương Inn… Vì Huế là thành phố du lịch nên các quán này lúc nào cũng tấp nập khách nước ngoài. 
 
14h: Cùng Pose hình ở Đại Nội. Sân trước Đại Nội là nơi yêu thích của cả teen lẫn các cụ U70. Giờ này, teen đã bắt đầu rủ nhau ra đá bóng, thả diều, đá cầu, đạp xe đạp. 
 
 
15h: Ăn xế tại quán thịt nướng Huyền Anh nức tiếng trên đường Kim Long. Bún và bánh cuốn ở đây cũng rất ngon. Giá cả: 12.000 đồng/đĩa bánh cuốn, 18.000 đồng/tô bún thịt nướng. 
 
Huế đón hoàng hôn
16h: Hãy thuê một chiếc xích lô đi vòng quanh thành phố! Xích lô đâu đâu cũng có, tập trung nhiều nhất ở trước Đại Nội, ở chợ Đông Ba hoặc dưới chân cầu Tràng Tiền. Ghé mua bịch nước mía để vừa ngắm cảnh vừa giải khát.
 
17h: Lên đồi Vọng Cảnh ngắm hoàng hôn và khám phá Huế từ trên cao. Lúc này, bạn sẽ hiểu vì sao người ta hay ví sông Hương mềm mại như dải lụa bắc ngang thành phố. 
 
 
18h: Đến Hàn Mặc Tử ăn cơm/bún/cháo hến. Tráng miệng bằng một ly chè bắp ngọt ngào, giá chỉ từ 6.000-12.000 đồng/tô và 5.000 đồng/ly chè.
 
Đêm cầu vồng ở Huế
19h: Bạn đã bao giờ thấy cầu vồng vào ban đêm chưa? Nếu chưa thì ghé qua cầu Tràng Tiền, đây là lúc "cầu vồng" bắt đầu lên đèn và đổi màu liên tục. 
 
 
20h: Bạn có thể ghé vào quán chè Hẻm ở đường Hùng Vương để thưởng thức các loại chè Huế, đặc biệt là chè bột lọc thịt quay. 
 
21h: Ra bờ sông Hương để đi dạo phố đêm Huế ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Đồ lưu niệm, áo quần, trang sức… ở đây siêu rẻ, từ 5.000 đồng là có một món đồ xinh xinh rồi. 5.000 đồng cũng là giá vé lên thuyền rồng đi dạo một vòng sông Hương. 
 
22h: Khi đã đi bộ mỏi chân thì ngồi vỉa hè ăn khoai, ngô, cá nướng dọc đường Lê Lợi. Giá chỉ từ 10.000 đồng. 
 
 
23h: Ở Huế có cà phê bờ hồ, chỉ 6.000 đồng/ly cà phê là bạn  đã có thể "tám" xuyên màn đêm.
 
24h: Đường Nguyễn Huệ vẫn sáng đèn ở các quán hột vịt lộn chua ngọt và các xe nước mía dọc đường.
 
Một ngày mới bắt đầu 
 
1h: Phố đã yên, người đã thưa, nhưng quán bánh mì ở chân cầu Tràng Tiền vẫn sáng đèn và thu hút khách đến nhâm nhi. 
 
2h: Một đĩa nem chả, một đĩa trứng cút luộc cùng một đĩa muối tiêu giản dị, bánh canh Hàn Thuyên xuất hiện từ chục năm nay vẫn là sự lựa chọn của dân Huế về đêm. Giá siêu rẻ: 6.000 đồng/tô. 
 
3h: Trên khắp các con đường, các o, các mệ bắt đầu lục đục nhen lửa nấu nồi bún bò buổi sáng.
 
4h: Bắt đầu một ngày mới bằng việc tập thể dục! Cứ chạy đến cầu Tràng Tiền hoặc sân cột cờ trước mặt Đại Nội, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thật khỏe khoắn.
 

NẤM TRÀM VỀ PHỐ

Những ngày này, nấm rừng đang tràn về thành phố Huế, bởi sau những cơn mưa đầu mùa, nấm tràn khắp rừng. Người dân sống ở vùng rừng núi hái đưa về thành phố tiêu thụ.
Nấm rừng được lấy từ cây tràm gọi là nấm tràm. Hàng năm có hai đợt hái nấm là vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Mỗi đợt nấm tràm ra trong vòng 1 tuần lễ, bởi nấm tràm rất mau lớn nhưng cũng chóng tàn. Năm nay, nấm rừng khá nhiều. Người dân ở các vùng Bình Điền, A Lưới, Nam Đông đã hái nấm và chuyển về thành phố. Tại Huế, nấm rừng tràn cả ra đường. Nấm tràm được bán với giá 20 đến 30.000 đồng/1kg; mỗi ngày họ kiếm được 20 đến 30kg và thu nhập vài ba trăm ngàn/ngày. Nấm tràm sau khi đã gọt bỏ lớp vỏ dính đất dưới chân, bóc lớp vỏ ngoài rồi được đem bán. Nấm tràm chế biến rất nhiều món ăn như nấu cháo, xào, luộc… với hải sản hoặc với các loại thịt rất ngon.

Chùm ảnh: Nấm rừng đổ về phố
Sau những cơn mưa đầu mùa trên nhiều tuyến đường gần các ngôi chợ ở TP Huế nấm tràm được bày bán rất nhiều. 

Nấm đã được gọt bỏ và nấm đang còn nguyên để mọi người tha hồ lựa chọn.

Những cây nấm lấm lem bùn đất được tắm gội sạch sẽ, trông óng mượt bắt mắt. Theo những người sống ở đồi núi nấm tràm là chất tinh túy từ đất, từ cát và từ những thảm lá mục trong rừng được cây nấm hấp thụ, chắt lọc và "dâng hiến" cho con người.

Mặc dù đôi tay đã già nhưng mỗi năm có hai lần hái nấm, đôi tay của mệ Hiền ở xã Bình Điền dẻo dai với việc gọt và bóc phần ngoài cây nấm. 

Cứ chọn thoải mái đi, một năm được hai lần, đây là sản vật núi rừng ban tặng nên nấm non, nấm già cũng ngon, mệ Lan nói với khách.


"Tui không nói thách mô, đừng trả giá, từng ni đúng một kg chị lấy tui bán 20 ngàn đừng bớt nữa".

Hái được nhiều nấm nhưng sử dụng không hết những người dân sống ở vùng miền núi đem về thành phố bán, trong lúc không có chỗ ngồi bán buộc họ phải lấn chiếm lòng lề đường để bán và bị lực lượng an ninh trật tự thu gom. "Chú ơi! đừng lấy của tui, cả ngày ni tui hái được từng nớ đó". 

Theo Net