Vì sao con người có nhiều ngôn ngữ ?

Một nghiên cứu mới đây nhất của trường đại học Wake Forest tại Mỹ đã chỉ ra rằng, sự rối loạn trí não từ việc nhắn tin đang khiến cho rất nhiều người mất đi khả năng làm chủ ngôn ngữ.

Vì sao con người có nhiều ngôn ngữ ?

Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi về sự đa dạng trong ngôn ngữ của loài người ? Vì sao lại có sự đa dạng của ngôn ngữ, đặc điểm cuả những loại ngôn ngữ khác nhau … Đó sẽ là chủ đề được đề cập tới trong bài viết này.

vi-sao-con-nguoi-co-nhieu-ngon-ngu-

 

Trong Kinh thánh, phần sách Sáng Thế, nguồn gốc sự đa đạng trong ngôn ngữ của con người được đề cập tới như một sự trừng phạt của Chúa. Lúc đầu loài người đều có chung một ngôn ngữ, nhưng sau khi tất cả cùng liên kết lại để xây dựng một tòa tháp ở Babilon với mục đích tôn vinh bản thân chứ không phải các vị thần. Chính vì lý do này mà cơn thịnh nộ đã giáng xuống, Chúa trừng phạt, làm cho con người phải sử dụng các ngôn ngữ khác nhau để họ không làm ô danh Thiên Chúa một lần nữa. Dù đúng hay không thì điển tích này cũng mang tính sách vở và có phần vô lý vì như chúng ta thấy thì loài người ngày càng liên kết mạnh mẽ và luôn không ngừng học hỏi các thứ tiếng khác nhau. rất khó xác định được xem có tổng cộng bao nhiêu ngôn ngữ trên toàn thế giới, vì nhiều loại ngôn ngữ tồn tại ở một địa phương rất nhỏ, nên rất khó nghiên cứu. Hiện nay có khoảng 6.900 ngôn ngữ riêng biệt tồn tại

vi-sao-con-nguoi-co-nhieu-ngon-ngu-

 Các nhà ngôn ngữ học cho đến hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thông tin về nguồn gốc của ngôn ngữ. Thứ chúng ta có chỉ là các giả thuyết khác nhau. Có lẽ tổ tiên của chúng ta bắt chước những âm thanh nghe được trong môi trường, dùng tay chân biểu hiện ý muốn. Các âm thanh phát ra dần được định hình và quy ước về ý nghĩa và phát sinh ra ngôn ngữ nói. Một lý thuyết nổi bật về sự phát triển của các ngôn ngữ đầu tiên liên quan đến các công cụ và nguồn lực. Giảng dạy người khác làm thế nào để sử dụng các công cụ đòi hỏi một  nguồn từ vựng có ý nghĩa. Việc chia sẻ thực phẩm và nơi trú ẩn cũng vậy. Các nhóm người sống cùng khu vực phát triển ra phương thức để hiểu nhau.
vi-sao-con-nguoi-co-nhieu-ngon-ngu-
 Bí ẩn này có lẽ sẽ vẫn cần tìm hiểu dài lâu nhưng có một điều rõ ràng là môi trường, vùng miền là yếu tố chính ảnh hưởng đến tiếng nói con người. Sự phát triển theo từng nhóm cá thể trong các khu vực riêng sẽ hình thành ngôn ngữ một cách cô lập. Ví dụ điển hình như trong tiếng anh, chỉ có một từ chỉ tuyết. Nhưng trong ngôn ngữ của người Eskimo có những hơn 100 từ khác nhau đại điện cho tuyết bởi cuộc sống của họ xoay quanh môi trường băng tuyết.

vi-sao-con-nguoi-co-nhieu-ngon-ngu-

Khi một nhóm người di cư ra các khu vực khác thì họ sẽ có xu hướng kết hợp những đặc trưng ngôn ngữ vùng miền mới với ngôn ngữ cũ. Cũng đôi khi có sự sát nhập giữa các nhóm người, họ sát nhập luôn về ngôn ngữ. Do đó trên thế giới hiện tại chỉ còn tồn tại một số ngôn ngữ với số người sử dụng ổn định. Có nhiều cách hiểu khác nhau đối với sự giống nhau giữa các ngôn ngữ. Thí dụ như, tiếng Latin được người La Mã sử dụng đã phát triển thành tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Sự giống nhau giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, trong nhiều tình huống, là do cả hai đã kế thừa từ tiếng Latin. Vậy, về nguyên tắc, nếu hai ngôn ngữ có cùng tính chất nào đó thì tính chất này có thể hoặc do có cùng nguồn gốc hoặc do tính chất nào đó thuộc bộ phận ngôn ngữ của con người. Dĩ nhiên, luôn luôn có thể xảy ra một sự ngẫu nhiên dẫn đến sự giống nhau nào đó, như là trường hợp từ 'mucho' trong tiếng Tây Ban Nha và từ 'much' tiếng Anh. Cả hai từ không liên quan nhau chút nào về mặt lịch sử, mặc dù chúng có nghĩa và cách phát âm giống nhau.

vi-sao-con-nguoi-co-nhieu-ngon-ngu-

Do sự trao đổi giữa các nhóm ngôn ngữ trong suốt quá trình lịch sử nên hiện giờ chúng ta đang sống trong một thế giới mà bản thân có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ ở nhiều quốc gia khác nhau . Trong một thế giới hòa nhập, một câu hỏi đặt ra đó là liệu nếu tất cả cùng nói chung 1 ngôn ngữ thì liệu sẽ có lợi hơn? Một số nhóm đã ủng hộ việc thông qua một ngôn ngữ phổ quát. Nhưng điều đó là quá khó để thấy bất kỳ nhóm nào sẵn sàng từ bỏ ngôn ngữ riêng của mình vì sự đặc trưng về ngôn ngữ kéo theo cả đặc trưng về văn hóa từ lịch sử đến hiện tại. Sau tất cả, người Anh sẽ không từ bỏ ngôn ngữ của Shakespeare hay là người Tây Ban Nha sẽ thay đổi những ngôn từ của Cervantes. Việc thất bại trong nỗ lực tạo ra một ngôn ngữ chung là chuyện đương nhiên. Nhưng giả dụ ngay cả khi ngôn ngữ chung được tao ra, chắc gì nó sẽ tồn tại được đúng chuẩn ban đầu sau 100 năm nữa?
 

vi-sao-con-nguoi-co-nhieu-ngon-ngu-

Nhờ ảnh hưởng của Internet, ngôn ngữ đã trở thành một kết hợp của các biểu tượng cảm xúc à từ viết tắt như LOL hay OK. Ngôn ngữ hiện tại là sự chắt lọc của một quá trình lâu dài. Bởi vậy nên sẽ rất khó để khiên cưỡng hướng nó khác đi. Có lẽ rằng chúng ta nên tạm hài lòng với sự đa dạng trong ngôn ngữ của con người, quá trình hòa nhập vẫn sẽ tiếp tục. Nhưng hòa nhập không có nghĩa là hòa tan nên các ngôn ngữ vẫn sẽ phát triển và giữ được đặc trưng riêng của mình.
 
Nhắn tin đang “giết chết” ngôn ngữ của chúng ta
- Nhắn tin khiên cho nhiều người mất đi khả năng làm chủ ngôn ngữ của họ.
- Nhắn tin có thể giúp con người nâng cao khả năng đánh vần và đọc hiểu.
- Dù sao đi nữa, hãy để trẻ em tránh xa điện thoại khi đang học.
 
Một nghiên cứu mới đây nhất của trường đại học Wake Forest tại Mỹ đã chỉ ra rằng, sự rối loạn trí não từ việc nhắn tin đang khiến cho rất nhiều người mất đi khả năng làm chủ ngôn ngữ.
Xuất phát từ việc bất lực trong giải mã thứ ngôn ngữ mới mẻ của thanh thiếu niên hiện nay, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng những ký tự viết tắt trong tin nhắn với mức độ nghèo nàn về mặt ngữ pháp của người dùng. Audrey Pound, một học sinh lớp 8 cho biết:
  
nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta
 
Chắc chắn rằng việc nhắn tin thường xuyên đã hình thành nên một loại ngôn ngữ mới. Sau đây là một đoạn văn được viết bởi một học sinh ở Anh gồm toàn những ký tự vô nghĩa khiến cho giáo viên của cô bé không thể dịch nổi: ”My smmr hols wr CWOT. B4, we used 2go2 NY 2C my bro, his GF & thr 3:- kids FTF. ILNY, it’s a gr8 plc”. Tạm dịch là “Kỳ nghỉ hè của em thật là một sự lãng phí thời gian. Trước đây, em đã từng tới New York để gặp anh trai cùng vợ và ba đứa trẻ của họ. EM thực sự rất yêu New York, đó quả là một nơi tuyệt vời.(!) (My summer holidays were a complete waste of time. Before, we used to go to New York to see my brother, his girlfriend and their three screaming kids face to face. I love New York. It’s a great place).

nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta

Những thí nghiệm được thực hiện bởi Drew Cingel (ĐH Wake Forest) và S. Shyam Sundar (ĐH Penn State) đã cho thấy học sinh nào càng sử dụng nhiều ký tự viết tắt trong nhắn tin thì càng mắc nhiều lỗi trong bài kiểm tra ngữ pháp. Quan trọng nhất, nguyên nhân không phải chỉ nằm ở việc nhắn tin mà là việc sử dụng các ký tự viết tắt (các nhà nghiên cứu gọi đây là là “sự thích nghi”). Họ đã đi đến kết luận: ”Những kết quả thí nghiệm này củng cố thêm cho giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa việc nhắn tin và khả năng ngôn ngữ của thanh thiếu niên ngày nay”.
nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta
 
Tuy nhiên, những người phản đối cũng không nên ăn mừng quá sớm: Nhiều nghiên cứu ngược lại cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng các ký tự viết tắt trong nhắn tin lại có thể giúp nâng cao khả năng đánh vần và đọc hiểu của người dùng. Theo hai nhà nghiên cứu Clare Wood and David Crystal, các trung khu thần kinh nhận thức khi giải mã các ký tự viết tắt kia sẽ vô tình giúp học sinh suy nghĩ nhiều hơn về các thuộc tính khác của ngôn ngữ.
nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta
 
Dù thế nào đi nữa, các bậc phụ huynh và giáo viên vẫn nên ghi nhớ bài học sau đây: "Hãy để điện thoại di động cách xa trẻ em khi chúng làm bài tập làm văn của mình" bởi điều này sẽ giúp chúng cải thiện ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo: Techcrunch
 
Nguồn : genk.vn

Những sự cố hài hước vì mải nhắn tin trên điện thoại

Do quá chú tâm vào việc nhắn tin, nhiều người đã ngã chỏng vó vào đài phun nước, lao đầu vào tường hay suýt bị gấu tấn công....

Video người phụ nữ sử dụng điện thoại và ngã lộn cổ vào vòi phun tại một trung tâm mua sắm đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trên YouTube. (Xem video)
Vì mải nhắn tin, người đàn ông suýt lao vào con gấu dữ xổng chuồng ở California (Mỹ). (Xem video)
Cô gái "vồ ếch" ngay trong chương trình truyền hình trực tiếp. (Xem video)
Chàng trai va đầu vào tường do quá tập trung vào chiếc điện thoại. (Xem video)

Nguyễn Hùng