Ngày Quốc tế trẻ em gái

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu trẻ sơ sinh của những bà mẹ trong độ tuổi từ 15-19 tuổi. Con số này chiếm khoảng 11% tổng số sản phụ toàn cầu. Nguy cơ xấu về sức khỏe, thậm chí tử vong khi lâm bồn đối với sản phụ nhỏ tuổi cao gấp 5 lần so với sản phụ ở tuổi trưởng thành.

Ngày Quốc tế trẻ em gái

Tổ chức Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 11-10 hàng năm là "Ngày quốc tế trẻ em gái".

Từ lời kêu gọi phải bảo đảm trẻ em gái toàn cầu được thụ hưởng sự tiến bộ và công bằng xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 11-10 hàng năm là "Ngày quốc tế trẻ em gái" (International Day of the Girl).
 
hom-nay-la-ngay-quoc-te-tre-em-gai
Trong thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế, có khoảng 88 triệu lao động trẻ em trên thế giới là các bé gái. Các em phải làm việc trong môi trường kém an toàn, nhận đồng lương rẻ mạt và bị đối xử bất bình đẳng giới. 

Các bé gái có ít cơ hội được đi học hơn các bé trai. Giúp các em đến trường là cách tốt nhất để giúp các bé gái tránh xa nguy cơ bị buôn bán, bóc lột lao động và bóc lột tình dục.

Chủ đề "Ngày quốc tế trẻ em gái" năm đầu tiên 2012 là: "
Đấu tranh chống nạn tảo hôn". Hiện có tới 30% thiếu nữ tại các nước đang phát triển lập gia đình khi chưa tròn 18 tuổi, 14% các cô bé lấy chồng dưới tuổi 15.

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu trẻ sơ sinh của những bà mẹ trong độ tuổi từ 15-19 tuổi. Con số này chiếm khoảng 11% tổng số sản phụ toàn cầu. Nguy cơ xấu về sức khỏe, thậm chí tử vong khi lâm bồn đối với sản phụ nhỏ tuổi cao gấp 5 lần so với sản phụ ở tuổi trưởng thành.

Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về ngày này:

hom-nay-la-ngay-quoc-te-tre-em-gai
Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10/2012: Giúp chúng tôi ưu tiên nữ quyền trong ngày đặc biệt này.

hom-nay-la-ngay-quoc-te-tre-em-gai
Tâm niệm rằng có những sinh linh ít quan trọng hơn bình thường là nguồn gốc của mọi sự sai trái trên thế giới.

hom-nay-la-ngay-quoc-te-tre-em-gai
Đầu tư vào giáo dục cho các bé gái không chỉ đúng mà đó còn là việc làm thông minh.
hom-nay-la-ngay-quoc-te-tre-em-gai
(Nguồn tham khảo: Radioaustralia)

Một ứng viên cho giải Nobel Hòa bình ngày hôm nay là bé gái Malala Yousafzai (Pakistan), từng bị Taliban bắn vì dám theo đuổi việc học hành.


Ngày 11.10 được Liên Hiệp Quốc chọn là Ngày Quốc tế trẻ em gái toàn cầu - Ảnh: euronews

Malala Yousafzai năm ngoái đã bị lực lượng Taliban tại Pakistan bắn vào đầu vì dám tuyên bố sự cần thiết của giáo dục đối với trẻ em gái. Cô đã được đưa sang Anh chữa trị, và trở thành tấm gương cho sự đấu tranh vì nữ quyền, vì quyền lợi được học tập và đối xử công bằng của các bé gái trên thế giới.

Năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 11.10 hàng năm làm Ngày Quốc tế vì trẻ em gái. Cũng trong ngày 11.10 năm nay, giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố, và nhiều người tin rằng giải này sẽ trao cho cô gái Malala Yousafzai kiên cường.

Ngày 12.7 năm nay, nhân sinh nhật của mình, Malala Yousafzai đã xuất hiện trước Liên Hiệp Quốc và phát biểu: "Hãy để chúng tôi cầm lấy sách và bút, đó là vũ khí quyền lực nhất của chúng tôi. Mỗi trẻ em, mỗi giáo viên, mỗi cuốn sách và mỗi cây bút đều có thể làm thay đổi thế giới. Giáo dục là giải pháp duy nhất, là số một".


Danh thủ bóng đá David Beckham trao Malala Yousafzai cup Tự hào của nước Anh, do báo Mirror (Anh) tổ chức ngày 8.10 - Ảnh: Philip Coburn/Daily Mirror

Báo Huffington Post dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết cứ 1 trong 4 bé gái trên thế giới là sinh ra trong cảnh nghèo khó, 66 triệu trẻ gái toàn cầu bị thất học (báo cáo của UNESCO), và tỉ lệ trẻ gái tốt nghiệp tiểu học thấp hơn trẻ trai đến 33%.

Ngoài ra, có 1 trên 7 trẻ gái phải lấy chồng khi chưa đủ 15 tuổi, thậm chí nhiều em phải lấy chồng khi mới 8 tuổi. Tệ tảo hôn này đã gây tác hại lớn cho các bé gái, khiến các em bị tâm thần, ảnh hưởng sức khỏe, hứng chịu bạo lực trong gia đình lẫn lạm dụng tình dục.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra con số nhức nhối: Hơn 17 triệu trẻ em phải làm "ô sin", chiếm 30% nhân lực làm việc nhà toàn cầu. Và 83% nhân công làm việc nhà là là phụ nữ và trẻ gái. Các trẻ gái làm việc nhà hơn 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, từ ủi áo quần, giặt giũ, nấu ăn, chăm trẻ... Các em không được đi học, thậm chí còn bị biến thành nô lệ tình dục.


Một lao động trẻ em đang rửa xoong nồi tại một ngôi nhà ở Siliguri, đông bắc Ấn Độ - Ảnh: Reuters


Cô bé Malala Yousafzai phát biểu trước Liên Hiệp Quốc tháng 7.2013: "Hãy để chúng tôi cầm lấy sách và bút, đó là vũ khí quyền lực nhất của chúng tôi" - Ảnh: AFP

Một Ngày quốc tế dành cho trẻ em gái là chưa đủ, mà còn có rất nhiều việc phải làm để bảo đảm tất cả các trẻ em gái đều nhận được cơ hội như nhau về giáo dục, và mỗi em đều phải có quyền tin rằng mình là một phần của thế hệ những người làm thay đổi thế giới.

Theo Huffington Post.