8 căn bệnh mới sinh ra từ thời đại số - Cuộc thi Nhiếp ảnh gia hoang dã 2013

Nhờ có Internet, con người có thể nhanh chóng tiếp cận với tri thức nhân loại, tuy nhiên, mặt trái của nó đã làm cho chúng ta trở nên lười suy nghĩ và tư duy hơn. Theo Giáo sư Rosen, hiệu ứng Google không hẳn là một điều quá tệ, tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định nó sẽ mang lại những kết quả tiêu cực. Ví dụ như, một đứa trẻ không chịu nghe giảng trên lớp bởi mặc định cậu cho rằng tất cả những điều đó đều có thể nhờ các công cụ tìm kiếm tìm ra được.

8 căn bệnh mới sinh ra từ thời đại số

Những triệu chứng chỉ xuất hiện trong kỷ nguyên công nghệ là mặt trái của sự hiện đại và Internet đối với đời sống của con người. 
Công nghệ hiện đại thực sự đã thay đổi cuộc sống của chúng ta bằng cách mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tiện ích và nhanh hơn. Thế nhưng, không có điều gì là hoàn hảo, mặc dù lợi ích đã lấn át đi một số điểm trừ mang lại, công nghệ cũng đã khai sinh ra không ít những “căn bệnh” mà con người có thể đang mắc phải mà không hề hay biết.
 
1. Phantom Ringing Syndrome
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 1
Triệu chứng: Não bạn được kích hoạt cảm nhận rung của điện thoại nhưng trong thực tế điện thoại không hề rung.
 
Đã bao giờ bạn vội vàng thò tay vào túi quần để lấy chiếc điện thoại vì rõ ràng vừa cảm thấy nó rung nhưng khi nhìn vào màn hình thì lại không thấy bất cứ cuộc gọi đến, tin nhắn hay thông báo nào chưa? Nghe thì có vẻ kì lạ nhưng đây lại là một căn bệnh khá phổ biến đối với người dùng điện thoại.
 
Theo Giáo sư Larry Rosen, tác giả cuốn sách iDisorder, 70% người dùng thường xuyên sử dụng điện thoại thừa nhận mình mắc phải triệu chứng kể trên.
 
Giáo sư Larry cũng dự đoán thêm, trong tương lai không xa khi những phụ kiện công nghệ mang mặc xuất hiện trên thị trường đại trà. Hội chứng này sẽ nhanh chóng phát triển thêm nhiều biểu hiện khác. Đơn cử như sau một thời gian dài sử dụng Google Glass, rất có thể người ta sẽ có xu hướng nhìn thấy một thứ mà thực ra thứ đó đang không hề ở trước mắt họ.
 
2. Nomophobia
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 2
Triệu chứng: Cảm thấy bồn chồn khi không được tiếp xúc với các thiết bị di động. (Nomophobia là viết tắt của “No-mobile phobia”).
 
Nomophobia là cảm giác lo lắng tăng lên dần mà một số người mắc phải khi không được ở gần chiếc điện thoại của mình và sự rối loạn này thực sự có thể có những ảnh hưởng tiêu cực khá trầm trọng lên đời sống người mắc phải. Căn bệnh thời đại số kể trên đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm khi ngày càng có nhiều các trung tâm phục hồi mọc lên và phác đồ điều trị được phát triển để xử lý nó.
 
3. Cybersickness
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 3
Triệu chứng: Cảm thấy mất định hướng và choáng váng khi tương tác với một môi trường hay phụ kiện số nhất định.
 
Trong khi, một số người dùng tỏ ra vô cùng thích thú với giao diện phẳng, rực rỡ và hoàn toàn mới của iOS thì không ít người lại cảm thấy khó chịu, chóng mặt, nôn nao khi tương tác với hệ điều hành mới này. Giải thích cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho hay đây là kết quả của các hiệu ứng mới được bổ sung trên iOS 7 như parallax viewing hay hiệu ứng zoom khi mở ứng dụng. Theo đó, đây chính là ví dụ mới nhất của căn bệnh “Cybersickness”.
 
Cụ thể, căn bệnh này lần đầu tiên được đề cập đến vào năm 1990 để miêu tả cảm giác mất định hướng khi một người tiếp xúc với hệ thống mô phỏng thực tế ảo lúc bấy giờ. Sự nôn nao được cho là đến từ cảm giác chóng mặt do sự di chuyển mà não cảm nhận trong khi ta lại đang đứng yên.
 
4. Facebook Depression
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 4
Triệu chứng: Sự chán nản với căn nguyên đến từ mạng xã hội Facebook
 
Loài người là một loài sinh vật bậc cao có tính xã hội lớn, do đó, rất nhiều người đã nghĩ rằng tăng giao tiếp trên mạng xã hội sẽ làm con người vui hơn nhưng thực tế thì ngược lại.
 
Một nghiên cứu của trường Đại học Michigan, Hoa Kỳ đã khẳng định rằng sự thất vọng, buồn chán ở người trẻ tỉ lệ thuận trực tiếp với khoảng thời gian họ dành ra lang thang trên Facebook. Trong đó một lí do có thể đến từ việc mọi người thường có xu hướng đăng những điều vui vẻ, hoàn hảo lên Facebook do đó người khác có thể sẽ lầm tưởng rằng tất cả mọi người đều dường như có một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ hơn họ.
 
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nói thêm rằng bạn có thể giải quyết được vấn đề trên bằng cách duy trì cân bằng cuộc sống trên mạng xã hội và cuộc sống ngoài đời thực để hiểu hơn và có cái nhìn đúng hơn về những người bạn của mình.
 
5. Internet Addiction Disorder
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 5
Triệu chứng: Liên tục sử dụng Internet mặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
 
Internet Addiction Disorder (tạm dịch: rối loạn hành vi nghiện Internet) ám chỉ trực tiếp đến thời lượng sử dụng Internet hàng ngày vượt quá mức độ cho phép của một cá nhân. Nói về hậu quả của căn bệnh này, các nhà nghiên cứu cho rằng nó sẽ tác động tiêu cực không ít đến sự tự tin và năng suất làm việc của một người.
 
6. Online Gaming Addiction
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 6
Triệu chứng: Có thói quen chơi game trực tuyến nhiều và không lành mạnh.
 
Theo một nghiên cứu năm 2000 được thực hiện bởi chính phủ Hàn Quốc, 8% dân số nước này thuộc độ tuổi từ 9 đến 39 mắc phải một trong hai căn bệnh hoặc là nghiện Internet hoặc là nghiện chơi game online. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức họ đã phải cắt kết nối Internet cho đối tượng người dùng dưới 16 tuổi từ nửa đêm đến 6 giờ sáng. Trên thực tế thì rất nhiều các nguồn nghiên cứu đều cho rằng nghiện game là một nhánh nhỏ của nghiện Internet và hậu quả của chúng thì tương tự nhau.
 
7. Cyberchondria
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 7
Triệu chứng: Có xu hướng tin rằng mình bị mắc bất cứ thứ bệnh gì đọc được khi online.
 
Cơ thể con người là một tập hợp của những bất ngờ và ngẫn nhiên có thể cho chúng ta các trải nghiệm đau, nhức... mỗi ngày. Hầu hết những cảm giác khó chịu đó đều không có gì quá nghiêm trọng và sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với một số người, mọi chuyện có thể sẽ thành ra rất khác bởi một nguồn kiến thức y học rộng lớn trôi nổi trên Internet.
 
Bạn bị đau đầu và quyết định sẽ tìm thử xem nguyên nhân là gì. Vô tình, một trang web có đề cập đến đau đầu là triệu chứng u não. Bạn giật mình và bắt đầu lo sợ mình đang mắc phải thứ bệnh trầm trọng này? Đây chính là xu hướng của một người mắc phải hội chứng Cyberchondriac thường tưởng tượng. Năm 2008 thậm chí Microsoft đã tiến hành hẳn một nghiên cứu khá dài hơi về ảnh hưởng của việc tự khám bệnh bằng cách tìm kiếm thông tin trên Internet có thể dẫn đến những kết luận tồi tệ ra sao của người dùng.
 
8. Google Effect
 
8 “căn bệnh” công nghệ mới sinh ra từ thời đại số 8
Triệu chứng: Có xu hướng tự động nhớ ít thông tin hơn bởi mặc định tất cả đều có trên Google sau một vài cú click chuột.
 
Nhờ có Internet, con người có thể nhanh chóng tiếp cận với tri thức nhân loại, tuy nhiên, mặt trái của nó đã làm cho chúng ta trở nên lười suy nghĩ và tư duy hơn.
 
 
Theo Giáo sư Rosen, hiệu ứng Google không hẳn là một điều quá tệ, tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định nó sẽ mang lại những kết quả tiêu cực. Ví dụ như, một đứa trẻ không chịu nghe giảng trên lớp bởi mặc định cậu cho rằng tất cả những điều đó đều có thể nhờ các công cụ tìm kiếm tìm ra được.
 

==================================

 Ảnh đẹp từ cuộc thi Nhiếp ảnh gia hoang dã 2013

Cuộc thi Nhiếp ảnh gia hoang dã của năm được sáng lập năm 1964, là một cuộc thi mang tầm quốc tế diễn ra hàng năm và chọn ra những bức ảnh đẹp nhất về thiên nhiên. Được tổ chức bởi Bảo tàng lịch sử thiên nhiên (Natural History Museum) và đài BBC Worldwide, cuộc thi này gồm 18 hạng mục khác nhau, từ chim và động vật có vú đến “Góc nhìn sáng tạo” và “Tự nhiên với màu trắng và đen.” Năm nay, cuộc thi lần thứ 49 đã nhận được hàng chục ngàn tác phẩm tham gia gửi đến từ hàng chục quốc gia khác nhau.

Sau đây là 10 tác phẩm đã giành được chiến thắng tại cuộc thi năm nay.

CÚ TÁT (The Pat): Trong nhiều giờ liền, âm thanh ồn ào từ những màn tán tỉnh và kết đôi là tất cả những gì Joe McDonald cảm thấy khi anh ngồi dưới cái nắng oi ả, trên một chiếc thuyền ở dòng sông Three Brother, thuộc vùng Pantanal, Brazil. Khi con báo đực đi ra khỏi chỗ ẩn nấp và đi về phía dòng sông để uống nước, Joe biết là cơ hội để bấm máy đã tới. Nhưng đó mới chỉ là một sự bắt đầu. Sau khi đã thoả cơn khát, con báo cái nằm trên bờ cát. Sau đó con đực xuất hiện. Sau khi uống nước và “đánh dấu lãnh thổ”, nó tiến về phía con cái, vốn đang nằm một cách đầy khêu gợi. Ít nhất đó là suy nghĩ của cả Joe và con báo đực. Con cái đứng dậy, gầm gừ và bất ngờ tấn công, vồ lấy lưng của con đực khi nó quay đi để tránh các móng vuốt của con cái. Các móng vuốt của nó cụp lại. Cặp đôi này sau đó bỏ đi và để Joe lại với sự kinh ngạc, và một bức ảnh thắng giải. Tác giả: Joe McDonald

BẢN CHẤT CỦA NHỮNG CON VOI (Essence of elephants): Ngay từ những ngày đầu tiên cầm máy ảnh, Greg du Toit đã chụp những con voi châu Phi. “Trong nhiều năm, tôi đã có ước muốn tạo ra những bức ảnh có thể ghi lại được nguồn năng lượng đặc biệt và thể hiện được sự hiểu biết mà tôi nhận được khi đi cùng chúng. Bức ảnh này đã thể hiện được rất gần cái đích.” Bức ảnh này được chụp gần một hố nước ở khu bảo tồn Northern Tuli Game Reserve, Botswana, khi Greg nấp trong một cái công-ten-nơ đặt chìm bên dưới, mang đến cho anh góc nhìn thấp sát mặt đất. Greg đã để tốc độ chụp chậm nhằm thể hiện được sự chuyển động, và đánh đèn flash vào lúc cuối giai đoạn phơi sáng để bắt dính một ít chi tiết. Anh cũng đóng khẩu để có độ sâu trường ảnh lớn, và tất cả những con voi trong khung ảnh đều nét. Tác giả: Greg du Toit.

MẮC KẸT (Sticky situation): Tháng Năm, những con nhạn biển bay vào đất liền để sinh sản. Sự có mặt của những con nhạn biển trên hòn đảo nhỏ Cousine, ở Seychelles, trùng với thời điểm loài nhện giăng tơ vàng chân đỏ làm nên những chiếc tổ lớn. Những con nhện cái, có thể lớn tương đương bàn tay người, có thể tạo ra những tổ nhện có đường kính 1,5m để các con đực nhỏ hơn tụ tập. Đây là những kết cấu tơ nhện cực kỳ chắc chắn và cao khoảng 6m so với mặt đất, đủ cao để bắt những con dơi và chim. Những con nhạn biển thường bị mắc kẹt trong những tổ nhện này. Và khi chúng càng vùng vẫy thì những sợi tơ càng dính chặt vào lông chúng, làm cho chúng không thể bay được. Con chim này đã kiệt sức, và đôi cánh mỏng manh của nó đã sải ra hết, có thể thấy hết tất cả lông cánh của nó. Cách duy nhất để thoát khỏi con nhện cái là cắt đôi cánh đi. Và chỉ có con người có thể can thiệt để cứu chú chim này.

CÁI VẠC (The cauldron): Ngày 29/11/2012, Sergey Gorshkov nhận một cú điện thoại mà anh đã mong chờ từ lâu. Plosky Tolbachik - một trong hai ngọn núi lửa ở Tolbachik, miền Trung Kamchatka, nước Nga - đã phun trào. Cách duy nhất để đi lên ngọn núi lửa này là dùng máy bay trực thăng, nhưng nhiệt độ cực lạnh (-40 độ C) đồng nghĩa với việc Sergey phải chờ cho đến khi trời ấm hơn để máy bay có thể cất cánh. Bay hướng về phía ngọn núi lửa, những đám mây bụi, khói và hơi nước dày đặc khiến Sergey không thể thấy được miệng núi lửa. Nhưng những cơn gió mạnh thường xuyên thổi các đám mây bay xa, và anh ấy có thể thấy một dòng nham thạch cao 200m phun ra từ miệng núi lửa và chảy rất nhanh, những dòng dung nham chảy xuống theo sườn núi. Những dòng khí nóng bao vây chiếc máy bay trực thăng, vì thế Sergey phải làm việc rất nhanh. Anh liên tục bấm máy, thay ống kính và đổi góc máy. Biết rằng mình chỉ có một cơ hội duy nhật, và anh hy vọng có thể chụp được bức ảnh tốt nhất thể hiện được những gì mà anh đã thấy. 

Tác giả: Sergey Gorshkov.

NHỮNG ĐỨA CON TRÊN ĐẦU MẸ (Mother’s little headful): Một đêm nọ, Udayan Rao Pawar cắm trại gần một khu vực làm ổ của loài cá sấu Ấn Độ bên bờ sông Chambal - hai nhóm trong số đó, mỗi nhóm với hơn 100 con non mới nở. Trước lúc rạng đông, anh bò ra và nấp sau các tảng đá bên cạnh những chú cá sấu con. “Tôi có thể nghe chúng tạo ra những âm thanh nhỏ. Và rất nhanh sau đó một con cá sấu cái lớn nổi lên trên mặt nước gần bờ, kiểm tra đàn con của nó. Một vài con con bơi về phía nó và leo lên trên đầu nó. Có lẽ là nó khiến cho chúng cảm thấy an toàn.” Tác giả: Udayan Rao Pawar.

ĐƯỜNG BAY (The flight path): Ảnh của Connor Stefanison ảnh hưởng bởi những kỹ năng hoang dã mà anh có được khi thời trai trẻ đi khám phá mọi thứ xung quanh. Con cú cái này sống ở gần nhà anh ở Burnaby, British Columbia. Anh đã vài lần theo dõi nói, làm quen với đường bay của nó cho đến khi anh đủ hiểu nó để chọn góc máy. Connor đã đặt máy ảnh gần một trong những cành cây ưa thích của con cú, nối máy với điều khiển từ xa và 3 chiếc đèn flash rời, có tản sáng và thiết lập ở cường độ thấp, anh đặt một con chuột chết ở phía trước camera và chờ con cú bay tới. “Con cú đã chộp lấy con chuột, bay trở lại cành cây mà nó đậu và bắt đầu gọi bạn nó. Đó là một trong những tiếng gọi ấn tượng nhất trong thế giới hoang dã.” Tác giả: Connor Stefanison

NGƯỜI BẠN LẶN CÙNG (Dive buddy): Những bãi biển trên bán đảo Yucatan, Mexico, gần Cancun là nơi làm tổ đẻ trứng truyền thống của loại rùa xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng khi Cancun bắt đầu phát triển thành một khu nghĩ dưỡng và lặn biển, đã khiến cho khu vực dành cho loài rùa này bị giảm xuống. Ngày nay, đã có nhiều hơn các khu vực rùa làm tổ đẻ trứng được bảo vệ, vì thế đã có nhiều rùa con hơn, giúp tăng số lượng của chúng, ngoài ra còn có các chương trình giúp đỡ người dân địa phương và những chủ sỡ hữu các khu nghỉ dưỡng hiểu được giá trị của thiên nhiên trù phú trong khu vực này. Tác giả; Luis Javier Sandoval.

CÚ VỒ MAY MẮN (Lucky pounce): Đoán trước được các cú vồ - đó là nhiệm vụ khó khăn nhất,” Connor Stefanison cho biết, người đã đến công viên quốc gia Yellowstone ở Wyoming, để tìm kiếm những khoảnh khắc hoang dã trong một vùng đất đặc biệt. Anh đã nhìn thấy chú cáo này trong ngày cuối cùng ở công viên. Nó quá chú tâm vào việc săn mồi nên Connor có nhiều thời gian để rời khỏi xe và nấp sau một tảng đá. Nó loanh quanh ở đồng cỏ, đi tới đi lui, và bắt đầu chúi mũi xuống mặt đất, báo hiệu cho Connor biết khoảnh khắc vàng sắp đến. Khi nó nhảy lên, Connor đã kịp bấm máy. Và khi nó tiếp đất, nó đã bắt được một con chuột. Tác giả: Connor Stefanison.

KHOẢNH KHẮC TUYẾT (Snow moment): Khi chụp ảnh những chú khỉ Nhật Bản nổi tiếng ở khu suối nước nóng Jigokudani, miền Trung nước Nhật, Jasper Doest đã bị mê hoặc bởi những hiệu ứng kỳ quái tạo ra từ những đợt gió lạnh. Thỉnh thoảng, một cơn gió thổi qua luồng hơn nước bốc lên từ những hồ nước nóng. Nếu trời đang có tuyết rơi, thì kết quả sẽ là những hình dạng đầy quyến rũ từ hơi nước và các bông tuyết, chúng sẽ bốc lên và bay quanh những con khỉ đang sưởi ấm ở trong hồ. Nhưng để chụp được những khoảnh khắc này đòi hỏi phải có sự may mắn - đối với Jasper có mặt ở đó khi có gió thổi và có các chú khỉ đang ở trong hồ. Đi có được khoảnh khắc đầy may mắn đó, anh đã phải chờ cả năm trời. Trở lại vào mùa Đông kế tiếp, anh ta quyết định ghi lại khoảnh khắc mà anh đã như bị ám ảnh. Anh đã sử dụng kính lọc phân cực để loại bỏ các ánh xạ từ những giọt nước và tạo ra nền đen tương phản, và sử dụng đèn flash để bắt dính các bông tuyết. 

Tác giả: Jasper Doest.

CHÚ GẤU TRONG NƯỚC (The water bear): Có một sự thật là hầu hết các bức ảnh chụp gấu Bắc cực cho thấy chúng đang ở trên mặt đất hoặc băng mặc dù gấu Bắc cực là loài sống dưới nước khá nhiều. Chúng dành phần lớn thời gian để săn hải cẩu trên băng và có thể bơi hàng giờ liền liên tục. Paul Souders đã dong chiếc thuyền Zodiac của anh đến Vịnh Hudson, Canada vào giữa mùa Hè để tạp nên sự khác biệt. Anh đã chờ 3 ngày trước khi nhắm được một con gấu, nó là con cái, trên một tảng băng cách bờ chừng 50km. “Tôi đã tiến về phía nó chậm, thật chập, và sau đó thả trôi. Nó như là trò mèo vờn chuột vậy.” Khi con gấu lặn xuống mặt nước, anh ta chỉ ngồi chờ. “Chỉ có một thế giới phẳng giữa nước và băng và chú gấu bơi chậm chạp xung quanh tôi. Tôi có thể nghe tiếng thở nhè nhẹ của nó khi nó nhìn tôi từ dưới mặt nước, hoặc bốc lên khi nó trồi lên, tăng thêm sự tò mò. Cảm giác đó thật đặc biệt.” Tác giả: Paul Souders.

Sưu Tầm